Cá heo biết “gọi nhau bằng tên” như con người
Các nhà khoa học Scotland phát hiện ra rằng cá heo biết sử dụng những âm thanh riêng biệt để gọi tên nhau giống như con người.
Các nhà khoa học vừa phát hiện thêm bằng chứng chứng tỏ cá heo biết gọi nhau bằng “tên” và chúng sử dụng các kiểu huýt để định danh cho nhau.
Một nhóm nghiên cứu đến từ trường Đại học St Andrews ở Scotland phát hiện ra rằng khi cá heo nghe thấy tiếng gọi của chính mình được các nhà nghiên cứu phát ra, chúng liền đáp lại.
Cá heo biết trả lời khi được gọi “tên”
Tiến sỹ Vincent Janik thuộc Nhóm Nghiên cứu Động vật có vú trên biển của trường đại học này cho biết: “Cá heo sống trong môi trường ba chiều ngoài khơi và không có bất cứ vật chuẩn nào, thế nên chúng cần ở cạnh nhau thành từng nhóm.
“Phần lớn thời gian chúng không nhìn thấy nhau, chúng cũng không thể ngửi được mùi trong nước biển, bởi thế chúng cần một hệ thống liên lạc rất hiệu quả”, tiến sỹ Janik cho biết.
Từ lâu người ta đã tin rằng cá heo sử dụng những tiếng huýt riêng biệt để gọi nhau giống như con người chúng ta gọi tên nhau.
Video đang HOT
Các nghiên cứu trước đây cho thấy những tiếng gọi này được cá heo sử dụng thường xuyên, và những con cá heo trong cùng một nhóm có thể học và bắt chước các âm thanh lạ.
Tuy nhiên đây là lần đầu tiên các nhà khoa học phát hiện ra rằng cá heo biết trả lời khi được gọi bằng “tên”.
Để thực hiện nghiên cứu này, các nhà khoa học đã ghi lại âm thanh gọi tên của từng con trong một nhóm cá heo xám hoang dã. Sau đó họ dùng loa bố trí dưới nước để phát lại những tiếng kêu này.
Tiến sỹ Janik giải thích: “Chúng tôi phát những tiếng huýt gọi tên của những con trong nhóm, chúng tôi cũng phát những tiếng huýt khác của chúng và tiếng huýt gọi tên của các loài khác, những loài vật mà chúng chưa từng thấy trước đây.”
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng các cá thể này chỉ đáp lại tiếng gọi của chính mình bằng cách phát ra tiếng huýt trả lời.
Cá heo sống gắn bó với nhau trong nhóm
Nhóm nghiên cứu tin rằng những con cá heo này hành động giống như con người: Khi nghe thấy tên, chúng sẽ trả lời.
Tiến sỹ Janik cho rằng kỹ năng này giúp cho cá heo luôn giữ liên hệ với nhau trong nhóm trong môi trường sống dưới nước.
Các nhà nghiên cứu tin rằng đây là lần đầu tiên hành vi này được ghi nhận ở loài vật, tuy có một số nghiên cứu khác cũng cho rằng vài loài vẹt có thể dùng âm thanh để định danh cho những con vật khác trong nhóm.
Tiến sỹ Janik nói rằng việc hiểu được kỹ năng này phát triển như thế nào ở các nhóm động vật khác có thể cho chúng ta biết rất nhiều thông tin về hình thức tiến hóa của giao tiếp ở con người.
Theo Khampha
Cá heo chết vì khách du lịch mải mê chụp ảnh
Các du khách trẻ ở Trung Quốc mải mê ôm một con cá heo chụp ảnh mà không hề biết nó đang bị thương. Con cá chết sau đó không lâu.
Con cá heo bị thương trôi dạt vào bờ biển thành phố Tam Á, tỉnh Hải Nam. Ảnh: CFP
Những bức ảnh được đăng tải trên mạng cho thấy một nhóm du khách đang bế con cá heo bị dạt vào bờ biển tỉnh Hải Nam ở phía nam Trung Quốc, Shanghai Daily đưa tin.
Một chuyên gia dự đoán con cá heo có thể đã va chạm với một tàu cá trước khi bị mắc cạn. Tuy nhiên, thay vì cố gắng giúp đỡ sinh vật đang bị thương, nhóm du khách trên lại tụ tập nhau lại để chụp ảnh với cá heo và khoe những tấm hình này trên mạng. Con cá thậm chí bị các nam thanh niên nâng hẳn lên khỏi mặt nước để thuận tiện cho việc tạo dáng.
Đến 20h30, các chuyên gia từ một trung tâm động vật mới có mặt để đưa con cá rời khỏi bãi biển. Tuy nhiên, ba tiếng sau đó, cá heo tắt thở do bị xẹp phổi.
Hành động của nhóm du khách trên hiện vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ từ cộng đồng người sử dụng mạng xã hội Sina Weibo.
"Khi mà sự tôn trọng tối thiểu với sự sống đã mất thì tôi cũng chỉ muốn nói rằng, làm sao tôi có thể tự hào về đất nước Trung Quốc nữa đây?", một người viết.
"Kiểu du lịch của người Trung Quốc không phải để thư giãn mà là để khoe khoang bằng cách chụp ảnh và nhận những lời ngợi khen từ bạn bè. Liệu các du khách trên có cảm thấy rằng họ đã không tiêu tiền một cách vô ích?", một người khác nói.
"Những con cá heo là những động vật có vú rất tiến hóa, chúng có IQ không kém con người là bao, nhưng những người trong bức ảnh cư xử còn tồi tệ hơn cả những chú lợn", một người chỉ trích nặng nề.
Các du khách mải mê chụp ảnh với con cá heo bị thương. Ảnh: China Daily
Trung Quốc, nơi mà phong trào ủng hộ quyền động vật đang ngày càng gia tăng, hiện không có bất kỳ điều luật nào để bảo vệ các loài động vật không nằm trong nhóm bị đe dọa.
Theo VNE
Sư tử biển nhảy "điên cuồng" theo nhạc Một con sư tử biển đã chứng minh tình yêu với nhạc disco và khả năng nhún nhảy theo nhịp điệu sôi động của các bài bát. Con sư tử biển Ronan trình diễn khả năng lắc lư đầu theo nhịp điệu nhạc. Trước kia, các chuyên gia tin rằng chỉ có con người và các động vật có khả năng bắt chước...