Cả hệ thống chính trị dốc sức xây dựng nông thôn mới
Thực hiện phong trào “Chung sức xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2016 – 2020″, năm 2016 Ủy ban MTTQ tỉnh Phú Thọ và các tổ chức đoàn thể chính trị – xã hội, các đơn vị trên địa bàn đã tích cực tham gia.
Các tổ chức đoàn thể tỉnh Phú Thọ tích cực tham gia xây dựng NTM
Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh cùng các tổ chức thành viên chủ động xây dựng kế hoạch triển khai, tổ chức tuyên truyền vận động nhân dân tham gia xây dựng NTM, thực hiện các tiêu chí trong bộ tiêu chí NTM gắn với 5 nội dung Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh”.
Trong năm, Qũy “Vì người nghèo tỉnh” đã vận động được trên 42 tỷ đồng hỗ trợ các hộ nghèo. Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh thường xuyên phối hợp với các tổ chức thành viên, các cơ quan, đơn vị đẩy mạnh tuyên truyền vận động nhân dân tích cực thực hiện nếp sống văn hóa, ứng xử văn minh, gìn giữ và phát huy bản sắc dân tộc; tích cực vận động nhân dân tham gia các hoạt động giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường, xây dựng các mô hình cổng nhà sân vườn, đường làng ngõ xóm xanh, sạch, đẹp;…
Các cấp Hội Phụ nữ tỉnh Phú Thọ đã duy trì, nhân rộng các mô hình thực hiện hiệu quả cuộc vận động xây dựng gia đình “5 không, 3 sạch” gắn với chương trình xây dựng NTM như mô hình “5 trong 1″, “10 trong 1″,”Tiết kiệm phế liệu”, “Tuyến phố văn minh”;…
Video đang HOT
Trong năm 2016, có 41.771 chị giúp cho 6.569 phụ nữ nghèo gặp khó khăn trị giá trên 1 tỷ đồng, hỗ trợ trên 6.000 ngày công, 9.097 kg lương thực, 367 con giống; phối hợp tổ chức được 54 lớp tập huấn về kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV; 02 lớp tập huấn tuyên truyền nâng cao kiến thức về kinh tế tập thể và nâng cao năng lực quản lý của Ban quản lý các tổ hợp tác/HTX trên địa bàn toàn tỉnh; tổ chức đào tạo 13 lớp sơ cấp nghề và dạy nghề;…
Các cấp Hội Nông dân tỉnh Phú Thọ đã tổ chức vận động trên 192 nghìn hội viên, nông dân đăng ký xây dựng gia đình văn hóa; phối hợp tổ chức 05 lớp tập huấn về công tác đảm bảo ATGT cho 350 hội viên; 02 lớp tập huấn về Luật Bảo vệ môi trường cho 200 hội viên tại các huyện Yên Lập, Thanh Ba; 03 lớp tập huấn công tác phòng cháy, chữa cháy rừng cho 150 hội viên; vận động, tuyên truyền hội viên, nông dân phối hợp với địa phương làm mới trên 200 km đường bê tông nông thôn, gần 200 km đường nội đồng; khơi thông, sửa chữa trên 560 km kênh mương; sửa chữa gần 100 cầu cống; đào đắp trên 10 nghìn m3 đất đá; đóng góp trên 28 nghìn ngày công; phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội nhận ủy thác cho trên 42 nghìn hộ vay vốn.
Nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân toàn tỉnh quản lý là 24.073 triệu đồng, cho 1.072 dự án vay với 1.002 hộ vay; cấp Hội từ tỉnh đến cơ sở đã phối hợp xây dựng 114 mô hình trình diễn về trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; 115 mô hình kinh tế tập thể; trực tiếp và phối hợp tổ chức 42 lớp đào tạo nghề ngắn hạn cho trên 1 nghìn lao động nông thôn;…
Hội Cựu chiến binh tỉnh Phú Thọ đã phát động phong trào thi đua “Cựu chiến binh xây dựng nông thôn xanh – sạch – đẹp”. Hiến trên 20 nghìn m2 đất; nạo vét, sửa chữa 49,9 km kênh mương nội đồng; đóng góp trên 3 nghìn ngày công; phát quang 8 km hàng rào để xây dựng hạ tầng giao thông; phối hợp tổ chức 14 lớp tập huấn về xây dựng NTM cho 744 lượt hội viên; 60 lớp về khuyến nông, khuyến lâm, nghề nghiệp cho trên 3 nghìn hội viên; 26 lớp về bảo vệ môi trường cho trên 1 nghìn hội viên;…
Ban Thường vụ Tỉnh đoàn TNCSHCM Phú Thọ đã chỉ đạo các cấp bộ Đoàn trong tỉnh đẩy mạnh tổ chức các hoạt động tham gia xây dựng NTM. Năm 2016 đã treo 509 băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền về môi trường, tham gia trồng mới trên 40.000 cây xanh, tổ chức vệ sinh môi trường, đường làng, ngõ xóm, chỉnh trang khuôn viên công sở, nhà máy, xí nghiệp; tổ chức cho hơn 85.000 đoàn viên thanh niên tham gia vệ sinh môi trường, thu gom trên 4,5 tấn rác thải các loại, vê sinh, phat quang gân 60km đương giao thông nông thôn và kênh mương, thủy lợi nội đồng, xóa được 700 điểm xả, thải rác trái phép với tổng số ngày công huy động đạt trên 1.800 ngày công.
Phối hợp tổ chức 08 lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, xây dựng NTM; tập huấn bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý kinh tế cho cán bộ Tổ hợp tác/HTX thanh niên cho 600 đoàn viên, thanh niên; tô chưc tư vân, định hướng nghề nghiêp cho 12.850 thanh niên; vận động thanh niên tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT; đẩy mạnh tuyên truyền giá trị văn hóa hát Xoan, các hoạt chỉnh trang khuân viên các công trình di tích lịch sử, văn hóa tại địa phương; thành lập, duy trì các câu lạc bộ hỗ trợ thanh niên chậm tiến, CLB “Nhịp sống trẻ”, “Thắp sáng niềm tin”; …
Các đơn vị quân đội đóng trên địa bàn và Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Phú Thọ đã tích cực tham gia xây dựng NTM.
Năm 2016 tham gia tu sửa, nâng cấp 60 km đường giao thông liên thôn (với 1.336 ngày công); nạo vét 30 km kênh mương nội đồng (với 800 ngày công); tu sửa, san lấp 02 trường học tại các xã (với 450 ngày công), tặng quà cho các cháu học sinh giỏi 50 suất quà trị giá 25 triệu đồng; tham gia tu sửa, nâng cấp 08 nhà văn hóa khu dân cư (với 450 ngày công); lợp 70 mái nhà cho nhà dân bị tốc mái do mưa bão (với 900 ngày công), phối hợp xây dựng 03 nhà đồng đội; tu sửa, vệ sinh 15 nghĩa trang liệt sỹ (với 250 ngày công); tổ chức khám bệnh, tư vấn sức khỏe và cấp thuốc miễn phí cho 320 lượt người, trị giá trên 20 triệu đồng; tham gia giúp nhân dân thu hoạch 32,5 ha hoa màu;…
Theo Bảo Khang (NNVN)
Sagri góp công xây dựng nông thôn mới
Bằng hình thức giao con giống, thức ăn chăn nuôi, hướng dẫn kỹ thuật và đảm bảo công tác thú y cũng như bao tiêu sản phẩm... Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn TNHH MTV (Sagri) đã có tròn 20 năm cùng bà con nông dân (ND) phát triển ngành chăn nuôi. Đây cũng được xem là hoạt động tích cực, góp phần vào công tác xây dựng nông thôn mới tại các huyện ngoại thành ở TP.HCM.
Tại các xã An Phú, An Nhơn Tây (huyện Củ Chi, TP.HCM), mô hình hỗ trợ bà con ND phát triển đàn bò của Sagri nhiều năm qua được bà con nơi đây tích cực hưởng ứng, góp phần phát triển đàn bò tại địa phương, đặc biệt là các hộ có thanh niên có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã.
Gần đây nhất, Sagri phát triển mô hình nuôi dê sữa, hứa hẹn mang lại thu nhập cao và cung cấp thêm nguồn sữa dê có giá trị cho người tiêu dùng. Ảnh: T.H
Ban đầu, đoàn Tổng công ty đề xuất hỗ trợ bà con ND với hình thức đơn vị thành viên trực thuộc tổng công ty (Công ty TNHH MTV Bò sữa TP.HCM) hỗ trợ 100% về vốn, mức hỗ trợ vốn dưới 34 triệu đồng/hộ để đầu tư mua bò giống về chăn nuôi.
Đối với bò tơ lấy thịt, sau khi bà con ND bỏ công chăm sóc, nuôi lớn, Sagri bao thu sản phẩm theo giá thị trường. Cũng có những hộ trong lúc "kẹt tiền" cần bán gấp vẫn có thể bán bò ra bên ngoài cho thương lái. Bà con ND hưởng phần lợi nhuận và trả lại vốn ban đầu cho doanh nghiệp.
Trong khi đó, nhằm phát triển đàn bò cho bà con ND, Sagri cũng có mô hình cấp mỗi hộ 1 con bò cái. Bò được công ty phối tinh phân lập giới tính miễn phí, đảm bảo sinh bê cái với tỷ lệ 90%. Sau khi chăm sóc, nuôi dưỡng, bò cái đẻ, ND sẽ được sở hữu toàn bộ con bò con để phát triển tiếp tục phát triển đàn bò của mình. Bò mẹ được Sagri thu về để chuyển cho hộ dân khác. Trường hợp đẻ bò đực, công ty sẽ tiếp tục hỗ trợ ND phối tinh lại cho bò mẹ đến khi đẻ ra bò cái.
Ngoài ra, trong quá trình chăn nuôi bà con ND được hỗ trợ giống cỏ trồng làm thức ăn cho bò. Các bác sĩ thú y, kỹ sư trẻ, kỹ thuật viên trẻ cũng hỗ trợ thường xuyên về công tác thú y, tư vấn về kỹ thuật chăn nuôi, vệ sinh phòng dịch, theo dõi, hỗ trợ ND trong quá trình chăn nuôi bò nhằm đạt hiệu quả cao nhất...
Ông Hồ Văn Ngon - Phó Tổng Giám đốc Sagri cho biết, mô hình hỗ trợ phát triển chăn nuôi này được Sagri thực hiện từ năm 2013 đến nay, với kết quả đã hỗ trợ cho 30 hộ dân, cấp 60 con bò với kinh phí hỗ trợ 1,2 tỷ đồng. Qua đó, giúp bà con ND làm lợi ước 460 triệu đồng.
Ngoài phát triển đàn bò, nhiều hộ ND trong vùng cũng được Sagri hỗ trợ chăn nuôi lợn, tăng thu nhập. Tại xã Phạm Văn Cội (Củ Chi), gia đình ông Nguyễn Nam Hải được Sagri giao nuôi 50 con lợn thịt. Cứ mỗi lứa lợn trong vòng ba tháng rưỡi, gia đình ông thu về khoảng 14 triệu đồng. Đây là khoản thu nhập thường xuyên, không nhỏ tại vùng đất khốc liệt trong chiến tranh và hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế.
Theo Danviet
Dân vận khéo để hoàn thiện giao thông nông thôn Năm 2016, xã Trung Hưng, huyện Cờ Đỏ đăng ký xây dựng 4 mô hình "Dân vận khéo" trên lĩnh vực xây dựng cầu đường giao thông. Đến nay, các mô hình đã hoàn thành, góp phần nâng chất tiêu chí giao thông trong thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Để thực hiện các công...