Cả gia đình ngư dân chết thảm trên đầm phá trong đêm
Ngày 15/6, tin từ UBND xã Phú Xuân, huyện Phú Vang (tỉnh Thừa Thiên – Huế) xác nhận, vào tối 14/6, gia đình 3 người của anh Trần Hạ (26 tuổi, ngư dân thôn Lê Bình) đã tử vong khi chèo ghe đi đánh bắt thủy sản trong đêm.
Tai nạn quá hy hữu
Ông Võ Văn Cho, Bí thư xã Phú Xuân cho biết vụ việc xảy ra vào khoảng 22h30′ đêm 14/6. Anh Trần Hạ cùng vợ là Nguyễn Thị Huệ (24 tuổi) và con gái Trần Thị Mỹ (5 tuổi) đi từ bờ (khu vực các hộ dân thủy diện tái định cư ở thôn Lê Bình) trên một chiếc ghe nhỏ chèo ra đầm phá Tam Giang đánh bắt thủy sản. Do không may nên ghe chìm, cả 3 người chết đuối.
Sau khi sự việc xảy ra, người dân đã huy động lực lượng dùng thuyền máy ra điểm bị nạn, cách bờ chừng hơn 200 mét, sâu gần 3 mét. Tại đây sau một hồi tìm kiếm vào 2h30′ rạng sáng 15/6 đã tìm thấy chiếc ghe bị chìm. Cách ghe chừng 60 mét hướng vào bờ là thi thể của anh Hạ, tiếp đó chừng 70 mét cùng hướng vào bờ là thi thể của 2 mẹ con chị Huệ, cháu Mỹ đang nằm ôm nhau dưới đáy nước.
Theo ông Cho, “vào thời điểm xảy ra tai nạn đáng thương trên, thời tiết bình thường, không có gió, không có sóng hay lốc xoáy. Ngoài ra, người dân ở thôn Lê Bình trong xã Phú Xuân, nhất là ngư dân như nhà anh Hạ rất đùm bọc, thương yêu nhau nên không thể có chuyện bị ai đó gây ra án mạng. Đây là tai nạn quá hy hữu, chưa bao giờ xảy ra tại xã chúng tôi. Bản thân anh Hạ, chị Huệ là ngư dân chuyên nghiệp, bơi cũng rất tốt”.
Trong sáng 15/6, PV đã về tại nhà của anh Hạ tại thôn Lê Bình. Nạn nhân sống chung với cha mẹ (là hộ dân thủy diện tái định cư) trong căn nhà 5 anh em. Tuy nhiên, phần lớn thời gian, anh Hạ cùng vợ con ở trên một chiếc đò (thuyền) máy với ít áo quần, xăng dầu, gạo. Khi đi đánh bắt thủy sản ban đêm, nhà anh Hạ lên chiếc ghe nhỏ để chèo ra đầm phá cho thuận tiện. Chiếc đò máy cũng là vốn liếng lớn nhất mà vợ chồng anh dành dụm mua khoảng 40 triệu sau khi đám cưới, trong đó còn nợ hơn 20 triệu.
3 quan tài của anh Hạ, chị Huệ, bé Mỹ chết thảm trên đầm phá Tam Giang
Video đang HOT
Người mẹ anh Hạ, bà Trần Thị Võng than khóc thảm thiết bên 3 chiếc quan tài còn chưa có di ảnh bởi lẽ các con, cháu còn quá trẻ. Người thân, hàng xóm qua đông nghịt không khỏi cảm thương trước cái chết thảm của cặp vợ chồng nghèo nhưng siêng năng làm lụng.
Nguyên nhân cái chết vẫn đang còn bí ẩn
Anh Hồ Văn Li, dượng của anh Hạ cho biết, khi ra vớt xác cháu có thấy một cột mốc đường thủy bằng bê tông nằm chìm nghiêng dưới nước, gần đó là đám lưới bị rách. “Chiếc ghe của cháu tui không đụng cọc mà chìm. Tuy nhiên khi bủa lưới ở khu vực đó, do lưới bị mắc vào cột mốc, khi thằng Hạ kéo lưới thì lưới bị căng ra, phải dùng hết lực mà kéo. Có thể lưới bị đứt tạo nên một phản lực giật cho chiếc thuyền lật úp”.
“Sau khi ghe lật, nó bơi tới cứu vợ con. Dìu được một đoạn thì đuối sức và chìm. Vợ nó ôm con bơi cũng không nổi giữa đầm phá tối đen rộng mênh mông nên chìm luôn. Do đó, thi thể của Hạ và vợ con nằm cách xa nhau. Tội nó quá, cả nhà mới gặp đó mà nay đã không còn nữa. Nhà nghèo, xin chính quyền giúp đỡ cho đỡ tội” – anh Li nhận định về nguyên nhân tử vong.
Riêng ông Võ Văn Cho, Bí thư Đảng ủy xã Phú Xuân cho rằng có thể khu vực bủa lưới của ghe anh Hạ gặp phải cọc đường thủy chìm ở dưới. Do ghe đụng cọc nên dẫn tới nghiêng và chìm ghe trong đêm. Xung quanh không có ai để cầu cứu nên cả nhà anh Hạ đã kiệt sức, đuối nước và tử vong.
“Sắp tới xã sẽ đi khảo sát để xem còn bao nhiêu cọc đường thủy đang gãy, chìm dưới đầm phá. Từ đó có kế hoạch đề nghị huyện thay thế hay nhổ sớm. Vì điều này ảnh hưởng đến sự an nguy không những cho ngư dân xã Phú Xuân mà còn các xã khác lân cận đường ranh giới phân thủy với địa phương” – ông Cho nói.
Hiện UBND xã Phú Xuân đã tới thăm hỏi gia đình nạn nhân, và đang trình báo lên huyện Phú Vang có phương án hỗ trợ đặc biệt đến gia đình anh Hạ. Cơ quan công an điều tra huyện Phú Vang cũng đang tiến hành làm rõ nguyên nhân vụ việc.
Mẹ anh Hạ khóc lóc thảm thiết khi cả nhà con bị chết
Ba anh Hạ thất thần, không nói nên lời trước bàn thờ vừa dựng tạm cho con trong sáng 15/6
Chiếc đò máy là tài sản lớn nhất của gia đình nhỏ này.
Đại Dương
Theo Dantri
3 lãnh đạo xã dùng bằng giả bị phát hiện
Ngày 23/4, tin từ Huyện ủy Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, huyện này vừa phát hiện, kết luận 3 cán bộ chủ chốt cấp xã ở địa phương đã sử dụng bằng tốt nghiệp THPT giả.
Theo đó, 3 cán bộ sử dụng bẳng tốt nghiệp THPT giả là ông Lê Ngọc Kiên, Phó chủ tịch UBND xã Phú Thượng; ông Đào Hữu Truyền, Bí thư Đảng ủy UBND xã Phú Mỹ; ông Hoàng Công Phương, Phó chủ tịch HĐND xã Phú Mỹ.
Về trường hợp của ông Kiên, vào ngày 7/4, Sở GD-ĐT tỉnh Thừa Thiên - Huế có văn bản xác minh gửi Công an huyện Phú Vang, khẳng định bằng tốt nghiệp THPT của ông Lê Ngọc Kiên được cấp năm 2014 là không hợp pháp. Qua kiểm tra, ông Kiên không tham dự thi tốt nghiệp THPT khóa ngày 2/6/2014 tại tỉnh Thừa Thiên - Huế. Bằng tốt nghiệp THPT của ông Kiên sử dụng không phải do Sở này cấp.
Trước đó, ông Kiên đã từng bị kỷ luật cảnh cáo về mặt Đảng và mặt chính quyền vào năm 2013 do sử dụng bằng tốt nghiệp THPT giả. Sau khi bị kỷ luật trước tập thể, xã đã tạo điều kiện cho ông Kiên đi học 1 năm để thi tốt nghiệp, nhưng ông Kiên lại tiếp tục vi phạm, tìm cách để có bằng giả.
Trường hợp của Bí thư Đào Hữu Truyền, tấm bằng tốt nghiệp THPT năm 1998 của ông được được xác nhận là giả. Ông Truyền thừa nhận tại kỳ thi tốt nghiệp THPT năm đó ông dự thi tại hội đồng thi huyện Phú Vang nhưng bị trượt do thiếu điểm. Về trường hợp của ông Hoàng Công Phương, tấm bằng tốt nghiệp THPT của cán bộ này cũng được Sở GD-ĐT tỉnh xác định là bằng giả.
Có đến 2 cán bộ chủ chốt ở xã Phú Mỹ dùng bằng giả bị phát hiện
Hiện, Huyện ủy Phú Vang đang chuẩn bị có hình thức xử lý kỷ luật đối với 3 cán bộ chủ chốt cấp xã trên.
Đại Dương
Theo Dantri
Dân hoang mang vì côn trùng "lạ" xuất hiện dày đặc Ngày 9/6, đại diện UBND xã Đức Bình Tây, huyện Sông Hinh (Phú Yên) cho biết, địa bàn xã đang xuất hiện một loài côn trùng "lạ", cánh cứng, màu đen, kích thước bằng một nửa hạt đậu xanh gây xáo trộn cuộc sống người dân. Hiện địa phương đã gửi mẫu côn trùng đến cơ quan chức năng để xác định. Loài...