Cả gia đình đều mắc Covid-19, bé 3 tuổi vẫn ngoan ngoãn trong khu cách ly
Mặc dù cả bố mẹ và anh chị đều đang đi điều trị vì có kết quả dương tính SARS-CoV-2, bé N.V.M. (3 tuổi) vẫn ngoan ngoãn, tự ăn, tự chơi và không quấy khóc.
Những ngày vừa qua, thông tin về bé N.V.M (3 tuổi, trú tại thôn Tân Trúc, xã Tiên Sơn) là F1 duy nhất trong một gia đình có bố mẹ và anh chị đều là F0, thu hút sự quan tâm của đông đảo cư dân mạng.
Bé M. theo chú đi lấy mẫu xét nghiệm nhưng vẫn rất ngoan.
Tối ngày 28/5, trao đổi với PV Dân trí , ông Hoàng Văn Bình, Trưởng Khu cách ly 16, Tiểu đoàn 16 của Trường Sĩ quan Chính trị (thôn Thượng Lát, xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang), cho biết:
“Hiện tại trong khu cách ly có trường hợp của cháu N.V.M. (3 tuổi) là F1 trong một gia đình có bố mẹ và anh chị đều là F0 (trú tại thôn Tân Trúc, xã Tiên Sơn) đang được theo dõi sức khỏe. Cháu có chú ruột cũng là F1 được cách ly cùng phòng chăm sóc nên cháu rất ngoan và nghe lời”.
Được biết bé M. đã có 2 lần xét nghiệm âm tính, hiện vẫn đang chờ kết quả của lần lấy mẫu trong ngày 28/5. Trước đó cả bố, mẹ, chị gái và anh trai của cháu bé có kết quả dương tính sau khi xét nghiệm sàng lọc. Hiện các thành viên trong gia đình cháu đều đang được đi điều trị.
Cháu bé đang nhận được sự quan tâm từ cộng đồng.
“Một số thông tin chia sẻ trên mạng xã hội là cháu bé phải cách ly tập trung một mình không ai chăm sóc là không chính xác. Hiện cháu M. đang được cách ly cùng phòng với chú họ. Trường hợp của cháu rất đặc biệt, nhận được sự quan tâm của báo chí và cộng đồng mạng. Tại đây chúng tôi cũng tạo điều kiện hết sức về cơ sở vật chất cho cháu để đảm bảo sức khỏe”, ông Bình thông tin.
Video đang HOT
Theo chia sẻ từ anh R. (người đang cách ly cùng bé M.), mặc dù cháu còn bé, nói còn chưa sõi và chưa hiểu dịch bệnh nguy hiểm thế nào nhưng cũng rất nghe lời các chú và ngoan ngoãn, tự ăn, tự chơi. Những lúc phải đi cùng các chú lấy mẫu xét nghiệm cháu M. cũng không khóc. Biết cháu cũng nhớ bố mẹ nên các anh thường xuyên nô đùa cho cháu đỡ tủi thân.
Dù phải xa gia đình nhưng cháu bé vẫn rất ngoan ngoãn và tự ăn cơm.
Ông Hoàng Văn Bình cho biết thêm, hiện nay vì tình hình dịch bệnh tại Bắc Giang đang rất căng thẳng, nên việc cử một cán bộ y tế túc trực chăm sóc cho cháu M. là rất khó khăn.
Rất may cháu M. cũng được các chú trong phòng quan tâm hết sức từ việc ăn uống, ngủ nghỉ, tắm rửa. Ngoài ra cháu cũng đã nhận được sự ủng hộ của bà con và các nhà hảo tâm.
Tối 28-5, TP.HCM có 25 ca trong 173 ca mắc COVID-19 cả nước
Bản tin tối 28-5 của Bộ Y tế cho biết có 173 ca mắc COVID-19 trong nước, riêng Bắc Giang 123 ca, Bắc Ninh 20 ca, TP.HCM 25 ca, Hà Nội 3 ca, Lạng Sơn 2 ca.
Cán bộ quân y Viện Quân y 110 lấy mẫu xét nghiệm cho công nhân Công ty Vina Solar ở Khu công nghiệp Vân Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. (Ảnh: TTXVN
CA BỆNH BN6423-BN6447 ghi nhận tại TP.HCM có 21 ca liên quan đến Hội Thánh Truyền giáo Phục Hưng, 4 ca đang điều tra dịch tễ. Kết quả xét nghiệm ngày 27 và 28-5 cho thấy dương tính với virus SARS-CoV-2.
CA BỆNH BN6448-BN6570 ghi nhận tại tỉnh Bắc Giang trong khu cách ly và khu vực đã được phong tỏa, liên quan đến công nhân làm tại các khu công nghiệp. Kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.
Dự báo số ca dương tính với SARS-CoV-2 tại Bắc Giang trong những ngày tới có thể sẽ vẫn tiếp tục tăng, ngày 28-5, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đã giao ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh Bộ Y tế khảo sát thêm các địa điểm khác để đặt các bệnh viện dã chiến mới.
Chiều 28-5, ông Nguyễn Trọng Khoa - Phó Cục trưởng Cục Khám chữa bệnh, Bộ Y tế đã tới khảo sát Trường Cao đẳng nghề Công nghệ Việt - Hàn; Trung tâm điều dưỡng người có công và Trung tâm việc làm Bắc Giang.
Đêm 27-5, ngay sau khi đi vào hoạt động, bệnh viện dã chiến đặt tại Nhà thi đấu thể thao tỉnh Bắc Giang đã tiếp đón 537 bệnh nhân / 628 giường mà bệnh viện này có.
Hà Nội tiếp tục kêu gọi dân không ra đường nếu không cần thiết
Ngày 28-5, chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh vừa ra công văn hỏa tốc về việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ cấp bách trong công tác phòng chống dịch COVID-19.
Công văn nêu rõ, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 ở Hà Nội đang diễn biến phức tạp, vì vậy các sở, ban ngành, đoàn thể, các cơ quan trực thuộc thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã... và nhân dân phải xem nhiệm vụ chống dịch COVID-19 là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu trong bối cảnh hiện tại.
Ngoài ra, ông Chu Ngọc Anh cũng yêu cầu toàn thể nhân dân thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch COVID-19, tuyệt đối không được chủ quan, lơ là.
"Tuyên truyền, vận động người dân không ra khỏi nhà khi không có việc cần thiết và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch: Bắt buộc đeo khẩu trang khi ra ngoài, không tụ tập đông người, thực hiện khai báo y tế theo đúng quy định. Khi có dấu hiệu ho, sốt, khó thở... phải liên hệ ngay y tế", công văn nhấn mạnh.
Đối với các khu chung cư, ký túc xá sinh viên, hộ gia đình, trụ sở làm việc, các phương tiện giao thông, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích, chợ đầu mối, chợ dân sinh, khu công nghiệp, nhà máy... chủ tịch thành phố Hà Nội yêu cầu phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch COVID-19.
Ngoài ra, ông Chu Ngọc Anh yêu cầu phải hạn chế tổ chức các cuộc họp, hội nghị đông người chưa cần thiết, khuyến khích họp trực tuyến và sử dụng các thiết bị công nghệ thông tin.
Tính tới trưa 28-5, trên địa bàn Hà Nội ghi nhân 352 ca mắc COVID-19, tính từ ngày 29-4, là một trong 3 địa phương có lượng ca nhiễm cao nhất cả nước.
Campuchia gắng ngăn dịch lây lan ở các nhà máy
Rào chắn phong tỏa một khu dân cư ở thủ đô Phnom Penh của Campuchia - Ảnh: REUTERS
Để ngăn chặn tình trạng lây nhiễm COVID-19 đang ở mức báo động ở công nhân may mặc, chính quyền thủ đô Phnom Penh quyết định có biện pháp mạnh đối với các nhà máy không tuân thủ thực hiện các biện pháp phòng chống dịch tại chỗ, vốn được coi là điều kiện cho phép các cơ sở này nối lại hoạt động.
Trả lời báo Khmer Times , Đô trưởng Phnom Penh Khuong Sreng nói rằng bất kỳ nhà máy nào vi phạm các điều kiện do Ủy ban Cố vấn Lao động (LAC) sẽ bị phạt đóng cửa tạm thời đến 3 ngày. Khi các nhà chức trách cho mở cửa các công ty và nhà máy, một số chủ nhà máy đã cho phép tất cả công nhân quay lại làm việc và điều này đi ngược với các quy định của Bộ Lao động.
Trước đó, LAC khuyến nghị chính phủ về việc các nhà máy và doanh nghiệp chỉ nên sử dụng quay vòng 50% lao động hai tuần/lần và những lao động quay lại làm việc phải được tiêm ít nhất một mũi vắc xin ngừa COVID-19 và phải có giấy chứng nhận đã xét nghiệm sàng lọc COVID-19.
Do lây nhiễm COVID-19 tăng lên trong công nhân may mặc ở Phnom Penh, ông Khuong Sreng cũng quyết định đưa thêm hai làng vào "Khu vực Vàng đậm" (khu vực có mức độ lây nhiễm COVID-19 ở mức trung bình) vì số ca nhiễm mới tại đây đang tăng lên.
Tỉnh trưởng tỉnh Svay Rieng, Men Vibol, cho biết hơn 1.000 công nhân nhà máy tại đặc khu kinh tế Tay Seng đã được lấy mẫu xét nghiệm và 60 người có kết quả dương tính với COVID-19.
Cùng ngày, chính quyền tỉnh Kampong Cham thông báo về 35 ca mắc mới COVID-19 và tất cả đều là công nhân nhà máy.
Hơn 500 bệnh nhân COVID-19 được chuyển đến Bệnh viện dã chiến số 2 Bắc Giang Đêm 27-5, Bệnh viện dã chiến số 2 Bắc Giang tiếp nhận hơn 500 ca mắc COVID-19 chuyển từ Bệnh viện Tâm thần Bắc Giang và huyện Việt Yên. Đây là các ca được ghi nhận trong những ngày qua. Bên trong Bệnh viện dã chiến số 2 Bắc Giang - Ảnh: QUANG ĐOÀN Bệnh viện dã chiến số 2 Bắc Giang được...