Cả gia đình 8 người Việt ở Nga bị nhiễm Covid-19
Đến sáng ngày 27/3, vợ chồng người Việt bán hàng tại khu chợ Rubak ( Moscow, Nga) đã bị nhiễm Covid-19 hiện được điều trị trong bệnh viện, đồng thời cơ quan y tế tới nhà lấy mẫu xét nghiệm những thành viên gia đình gồm 6 người còn lại đều cho kết quả dương tính.
Tính đến ngày 27/3, Nga đã có 1036 ca nhiễm Covid-19.
Trước tình hình diễn biến phức tạp của bệnh viêm phổi cấp Covid-19 tại LB Nga, Đại sứ quán Việt Nam lưu ý mọi công dân Việt Nam đang có mặt trên lãnh thổ LB Nga nói chung và Moscow nói riêng thông tin khẩn cấp về trường hợp bệnh nhân người Việt đầu tiên dương tính với Covid-19 như sau:
Video đang HOT
Ngày 25/3, hai vợ chồng bệnh nhân Kh & Th bán hàng khô tại khu chợ Rubak (Moscow, LB Nga) có biểu hiện sốt cao được cấp cứu 103 đưa vào bệnh viện. Đến sáng ngày 27/3, theo thông tin xác nhận của người nhà bệnh nhân thì vợ chồng anh Kh và Th đã bị nhiễm Covid-19 hiện được điều trị trong bệnh viện, đồng thời cơ quan y tế tới nhà lấy mẫu xét nghiệm những thành viên gia đình gồm 6 người còn lại. Hiện nay, cơ quan y tế xác định 06 thành viên gia đình cũng dương tính với Covid-19 nhưng thể trạng tốt, không sốt cao nên chỉ yêu cầu tự cách ly tại nhà, không đưa đi bệnh viện.
Đại sứ quán Việt Nam tại LB Nga đề nghị tất những ai thuộc diện tiếp xúc gần hoặc tiếp xúc gián tiếp với bệnh nhân hoặc có mặt tại khu chợ Rubak trong thời gian gần đây nếu có các biểu hiện ốm, sốt, ho khan… cần chủ động liên hệ với Cơ quan Y tế LB Nga (trường hợp cấp cứu gọi ngay số điện thoại 103) để được được hỗ trợ y tế và hướng dẫn theo dõi sức khỏe.
Nga ghi nhận 1036 ca nhiễm Covid-19, thêm 196 ca nhiễm mới trong ngày 27/3 tại 16 tỉnh, thành phố. Đã có tổng cộng 45 người được xuất viện và đã ghi nhận 3 ca tử vong.
Kẻ dọn mâm, người ăn cỗ
Sẽ không sai gì khi cho rằng với việc rút quân đội ra khỏi Syria, Mỹ đã chẳng khác nào dọn mâm cỗ cho Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, chính phủ Syria của tổng thống Bashir al-Assad và Iran ở Syria.
Sau khi Mỹ rút quân đội ra khỏi Syria, Bị vong lục giữa tổng thống Nga Vladimir Putin và tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan sau cuộc gặp nhau của họ ở Sotchi (Nga) ngày 22/10 vừa qua là bước ngoặt quyết định mới trong vấn đề Syria với tác động rất cơ bản và mạnh mẽ tới giải pháp chính trị hoà bình cho Syria và tới trật tự chính trị an ninh ở khu vực Trung Đông, Bắc Phi và vùng Vịnh. Sẽ không sai gì khi cho rằng với việc rút quân đội ra khỏi Syria, Mỹ đã chẳng khác nào dọn mâm cỗ cho Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, chính phủ Syria của tổng thống Bashir al-Assad và Iran ở Syria. Những người bất ngờ có được mâm cỗ này không phải ai cũng được phần đều như ai, nhưng đều có được cỗ bàn để thụ hưởng.
Tất cả bốn bên này đều đã rất nhạy bén về chính trị an ninh khu vực và thực dụng trong mưu tính lợi ích thiết thực trước mắt cũng như chiến lược lâu dài khi tạo dựng tình huống và cục diện mới ở Syria để trước hết Mỹ không còn có cớ và cơ hội đưa quân đội trở lại Syria. Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã "song kiếm hợp bích" để gạt Mỹ cùng các đồng minh của Mỹ ra khỏi cuộc chơi ở Syria và trở thành cặp bài trùng với uy quyền và vai trò quyết định nhất đối với giải pháp chính trị hoà bình cho Syria. Nói theo cách khác, Bị vong lục nói trên là thông điệp của Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, đặc biệt của Nga, là từ nay họ cùng nhau quyết định hết mọi chuyện liên quan đến thực tại và tương lai của Syria và là bằng chứng cho thấy họ bắt đầu chia phần với nhau ở Syria.
Cứ theo 10 điểm trong Bị vong lục này thì Nga được lợi nhiều nhất, Thổ Nhĩ Kỳ và chính phủ Syria cùng được nhưng ít hơn và phải chịu nhượng bộ, Iran cũng có phần, YPG bị thiệt nhiều nhất và Mỹ cũng các đồng minh như EU, Nato, Ả rập Xê út, Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất và Israel không được gì.
Ở Sochi, ông Putin và ông Erdogan thoả thuận Thổ Nhĩ Kỳ ngừng chiến ở Syria, được quyền kiểm soát vùng lãnh thổ vừa kiểm soát được nhờ những hoạt động quân sự vừa qua, không được như mục tiêu theo đuổi nhưng cũng là vùng lãnh thổ rộng 32 km dài 150 km dọc biên giới giữa nước này và Syria. YPG phải rút hết ra khỏi phạm vi hành lang an ninh rộng 30 km và dài suốt tuyến biên giới này. Ở phần còn lại của tuyến biên giới và trong phạm vi rộng 10 km, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và Nga sẽ tuần tra chung, nhưng biên giới Syria sẽ do quân đội chính phủ Syria kiểm soát. Ông Putin tái vận hành thoả thuận Adana năm 1998 giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Syria cho phép quân đội Thổ Nhĩ Kỳ có thể truy sát đảng PKK và lực lượng YPG ở Syria trong những trường hợp nhất định trên lãnh thổ Syria. Như vậy, trên thực tế ông Putin đã đáp ứng gần như mọi yêu cầu của ông Erdogan về hành lang an ninh, tuần tra chung, chấm dứt chiến sự, vô hiệu hoá YPG... Bi hài kịch cho Mỹ là Mỹ cũng có thoả thuận như thế với Thổ Nhĩ Kỳ nhưng không được triển khai thực hiện. Ông Putin làm vậy còn nhằm mục đích mở đường cho Thổ Nhĩ Kỳ và chính phủ Syria đàm phán trực tiếp với nhau và để cho Iran có vai trò vì thoả thuận Adana là kết quả ngoại giao trung gian hoà giải của Iran. Ông Putin buộc ông Erdogan phải lywu ý đến lợi ích và "phần" của Iran trong tương lai chính trị của Syria.
Nhượng bộ quan trọng và quyết định nhất của ông Erdogan là cam kết tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Syria, đồng nghĩa với việc công nhận trên thực tế chính thể của ông Assad ở Syria, là chỉ thực hiện được một phần chứ không phải tất cả mục tiêu đề ra với hành lang an ninh và là cam kết thúc đẩy hoạt động của hội đồng soạn thảo hiến pháp cho Syria.
Chính phủ Syria và ông Assad buộc phải để cho Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát một vùng lãnh thổ nhất định nhưng lại giành được quyền kiểm soát vùng lãnh thổ còn lại của người Cuốc, tức là cả hai đều chấp nhận bỏ mục đích tối đa để vớt vát được tối đa. Chính phủ Syria trên thực tế vừa kiểm soát được biên giới, quản lý được gần hết lãnh thổ đất nước lại vừa ràng buộc YPG vào hợp tác và kiềm chế của mình. Tất cả những điều này đều là lợi thế vô cùng giá trị cho phía chính phủ Syria trong tiến trình hoà bình, hoà giải và hoà hợp dân tộc.
Mâm cỗ mới hiện tại ở Syria là hình hài ban đầu của Syria thời hậu chiến tranh và nội chiến. Nhưng ngay từ bây giờ thôi, nó cũng đã có tác động rất mạnh mẽ và sâu sắc tới trật tự chính trị an ninh ở khắp khu vực này.
Theo kinhtedothi
'Học thuyết Trump' nhìn qua vấn đề Syria Tuyên bố mới nhất về Syria của Tổng thống Mỹ Donald Trump là minh chứng rõ nhất về học thuyết mà ông áp dụng trong chính sách đối ngoại. Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu về vấn đề Syria tại Nhà Trắng ở Washington DC., ngày 23/10. Ảnh: AFP/TTXVN Theo tờ Vox, việc Tổng thống Trump thay đổi triết lý can thiệp...