Cả gia đình 3 người mắc cùng lúc mắc ung thư không rõ lý do, bác sĩ nói thực phẩm này trên mâm cơm nhà họ chính là “thủ phạm”
Tiểu Bạch không ngờ những món ăn yêu thích của mình lại là nguyên nhân chính khiến cả gia đình mắc ung thư.
Ngày 15/3, trang tin tức Aboluowang của Trung Quốc đã đưa tin về gia đình có 3 thành viên đều mắc chung một loại ung thư.
Người vợ trong gia đình này tên Tiểu Bạch. Chị là một người phụ nữ hạnh phúc trong mắt mọi người. Không chỉ tình cảm vợ chồng rất hạnh phúc mà chị còn được kính nể vì nuôi dạy con trai rất tốt. Thế nhưng, cuộc sống yên bình của chị đã bị phá vỡ bởi những tờ giấy xét nghiệm.
Theo kết quả khám từ bệnh viện, cả 3 người trong gia đình chị Tiểu Bạch đều mắc bệnh ung thư dạ dày, trong đó chị là người phát hiện ra bệnh đầu tiên. Đầu tháng này, chị phát hiện có máu trong phân, liên tục đau bụng dữ dội nên đã đến bệnh viện khám và được chẩn đoán ung thư dạ dày.
Nhận thấy Tiểu Bạch mắc bệnh không phải vì tiền sử gia đình mà có thể do thói quen sống, bác sĩ khuyên các thành viên trong gia đình chị cũng nên đi kiểm tra. Kết quả cho thấy chồng và con chị cũng đã mắc căn bệnh này. Nhận tin sét đánh, cả gia đình họ vô cùng đau lòng, tự hỏi bản thân đã làm gì sai?
Theo kết quả khám từ bệnh viện, cả 3 người trong gia đình chị Tiểu Bạch đều mắc bệnh ung thư dạ dày, trong đó chị là người phát hiện ra bệnh đầu tiên.
Sau khi tìm hiểu, bác sĩ phát hiện gia đình Tiểu Bạch thường xuyên ăn rau muối và thịt muối. Tiểu Bạch cho biết dù bị dạ dày nhưng vẫn thường xuyên sử dụng những món này vì chúng ngon lành và có giá rẻ.
Theo bác sĩ, món ăn nhiều muối có thể gây tổn thương trực tiếp đến niêm mạc dạ dày. Đặc biệt, một số sản phẩm như thịt muối, cà muối, dưa muối có thể chứa hàm lượng nitrite cao, khi đi vào cơ thể chuyển hóa thành nitrosamine và cuối cùng gây ra bệnh ung thư dạ dày.
Món ăn nhiều muối có thể gây tổn thương trực tiếp đến niêm mạc dạ dày.
Ngoài ra, để ngăn ngừa ung thư, mâm cơm nên tránh 3 loại thực phẩm sau
1. Xì dầu kém chất lượng
Xì dầu được sản xuất với nguyên liệu chính là đậu nành, rất lành mạnh. Tuy nhiên, loại xì dầu không rõ nguồn gốc, kém chất lượng, được sản xuất tại các cơ sở tự phát không có công nghệ chế biến đảm bảo an toàn có thể bị pha trộn nhiều tạp chất bao gồm cả Methylimidazole (4-MEI) – một chất gây ung thư.
Video đang HOT
Methylimidazole là một hợp chất được hình thành trong quá trình sản xuất chất tạo màu caramel (màu nâu đường). Hội đồng Người tiêu dùng Hồng Kông trước đây cũng đã phát hiện ra 11 loại nước tương bán trôi nổi trên thị trường có chứa thành phần gây ung thư này.
Đồng thời, xì dầu cũng là một loại thực phẩm có hàm lượng muối quá cao, ăn quá nhiều sẽ khiến muối tích tụ nhiều trong cơ thể, có hại cho dạ dày.
2. Thịt nướng
Thịt xiên nướng là thực phẩm thường có mặt trong mâm cơm vì có hương vị rất ngon. Tuy nhiên, loại thịt thơm phức này có thể chứa benzopyrene. Theo định nghĩa của WHO, benzopyrene có thể gọi tắt là BaP, nó là một hydrocarbon thơm đa vòng sản sinh trong quá trình nướng thực phẩm. Benzopyrene trong khói sẽ bám vào bề mặt thực phẩm. Nếu bạn ăn thịt nướng trong thời gian dài, chất benzopyrene sẽ tích tụ trong cơ thể và gây ra các bệnh ung thư như ung thư dạ dày và ung thư đường ruột.
3. Các loại hải sản khô/muối bảo quản không đúng cách
Các loại sản phẩm hải sản khô như tôm khô, tép khô, cá khô, sò khô, ốc khô… không chỉ giàu nitrit mà còn rất giàu đạm. Nếu được bảo quản không đúng cách có thể sản sinh ra các chất phân giải protein, làm tăng nitrosamine và cuối cùng tăng nguy cơ mắc bệnh dạ dày, ung thư dạ dày nếu ăn phải…
Làm thế nào để phát hiện sớm ung thư dạ dày?
Các bác sĩ cho biết, bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn đầu sẽ không có biểu hiện bệnh quá nặng, thường dễ nhầm lẫn với các bệnh khác nên dễ bị bỏ qua. Tuy nhiên, nếu phát hiện kịp thời thì tỷ lệ chữa bệnh sẽ khá cao.
Bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn đầu sẽ có dấu hiệu gì?
1. Đầy bụng, trào ngược dạ dày
Nhiều người sẽ bất ngờ khi biết dấu hiệu chán ăn, đầy bụng lại có thể cảnh báo bệnh ung thư dạ dày. Thực tế, một khi dạ dày xuất hiện khối u thì sẽ gặp một số khó khăn về tiêu hóa và khó tiêu, bạn đừng bỏ qua những vấn đề nhỏ này mà hãy cảnh giác.
2. Buồn nôn
Theo tờ Ibtimes của Mỹ cho biết, thường xuyên ợ hoặc ợ nóng sau bữa ăn chính là một dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày. Ngoài ợ nóng, các dấu hiệu như rát họng, đau ngực… cũng cho thấy dạ dày của bạn đang mắc bệnh.
3. Giảm cân
Cân nặng liên tục giảm là do khả năng tiêu hóa và hấp thụ thức ăn của cơ thể có vấn đề. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp giảm cân có thể là do ung thư.
Tiến sĩ Ioana Bonta, bác sĩ chuyên khoa ung thư tại Trung tâm điều trị ung thư Hoa Kỳ cho biết triệu chứng giảm cân không giải thích được chính là một triệu chứng rõ ràng của nhiều bệnh ung thư. Nếu bạn ăn uống đầy đủ mà vẫn giảm 10 pound trở lên (tương đương 4,5kg) thì cần nhanh chóng đi gặp bác sĩ. Vị tiến sĩ cho biết, giảm cân không rõ lý do có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư tuyến tụy, ung thư dạ dày, thực quản, phổi, ung thư máu…
Cô gái cả ngày chỉ ăn bữa tối, nấc từ 3-5 phút/lần, bác sĩ khuyên sau 2 ngày nấc liên tục thì nên đi khám
Cô gái cho rằng mình còn trẻ và vóc dáng thon gọn nên xem nhẹ thói quen ăn uống không khoa học.
Bác sĩ Giang Khôn Tuấn, khoa ngoại, bệnh viện Min-Sheng General Hospital, mới đây chia sẻ về trường hợp một bệnh nhân nữ (20 tuổi) sống tại Đài Loan.
Do tính chất công việc bận rộn, cộng thêm việc đang có vóc dáng thon gọn nên cô gái thường ăn uống không theo quy luật. Buổi sáng, cô không ăn mà chỉ thưởng thức một tách cà phê đen thay cho bữa sáng. Vào buổi chiều, cảm giác đói cồn cào nên cô gái chỉ lót dạ bằng các món tráng miệng văn phòng hoặc đồ ăn nhẹ. Đến bữa tối, cô gái sẽ ăn một bữa hoành tráng và no căng bụng.
Ảnh minh họa
Cô gái cho rằng mình còn trẻ và vóc dáng thon gọn nên xem nhẹ thói quen ăn uống không khoa học, mãi đến một hôm, cô gái bắt đầu xuất hiện triệu chứng nấc từ 3-5 phút/lần.
Điều đáng nói, cô gái chỉ mua thuốc dạ dày uống và không đến bệnh viện khám. Sau đó, tình trạng trở nên nghiêm trọng vào mỗi lần nói chuyện hoặc hội họp khi cô cảm nhận dịch dạ dày trào ngược lên thực quản và miệng có vị chua.
Sau khi đến bệnh viện khám, bệnh nhân được chẩn đoán là loét dạ dày do trào ngược dạ dày thực quản. Sau cùng, bệnh nhân quyết nộp đơn nghỉ việc do công việc áp lực và thay đổi thói quen ăn uống thì tình trạng sức khỏe mới dần hồi phục.
Ảnh minh họa
Tại sao có người bị nấc? Bác sĩ Phạm Tuyền Sơn, khoa Tiêu hóa - Gan mật, giải thích hãy tưởng tượng nếu không khí bị thổi vào túi ni lông thì nó sẽ phồng lên, trường hợp này tương tự như tình huống của con người, giả sử khi bạn nuốt khí vào dạ dày thì sẽ xảy ra hiện tượng nấc.
Bác sĩ Phạm chỉ ra, thói quen ăn quá no, ăn thực phẩm khó tiêu, nằm ngay sau khi ăn, căng thẳng, lo lắng và phẫn nộ đều gây ra hiện tượng nấc và thậm chí là các vấn đề về dạ dày.
Bác sĩ Giang thông tin thêm, nấc xảy ra do sự co thắt không tự chủ và ngắt quãng của cơ hoành và cơ liên sườn, trong đó kích thích dây thần kinh phế vị của cơ hoành và dây thần kinh phế vị phụ trách cơ liên sườn cũng sẽ gây ra nấc.
Bác sĩ Giang cũng cảnh báo một số bệnh như u não, ung thư thực quản, trào ngược dạ dày thực quản, ung thư dạ dày, viêm phổi, viêm màng phổi, tiểu đường và viêm đường tiết niệu sẽ có hiện tượng nấc không ngừng. Bác sĩ khuyến cáo nếu bạn cảm nhận tình trạng nấc kéo dài hơn 2 ngày thì nên đến bệnh viện kiểm tra.
Trào ngược dạ dày thực quản hay Gastroesophageal Reflux Disease (GERD) là tình trạng dịch dạ dày (bao gồm thức ăn, men tiêu hóa, hơi...) trào ngược lên thực quản.
Trong điều kiện sinh lý bình thường, mỗi khi chúng ta ăn uống, thức ăn đưa từ miệng xuống thực quản, cơ vòng thực quản dưới mở ra cho phép thức ăn xuống dưới dạ dày, sau đó tự động đóng kín lại để ngăn không cho thức ăn và dịch vị trào ngược trở lại. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi dịch dạ dày trào ngược lên gây tổn thương các cơ quan thực quản, thanh quản, miệng,..
Dấu hiệu trào ngược dạ dày:
_ Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua.
_ Buồn nôn, nôn.
_ Đau tức ngực thượng vị.
_ Khó nuốt
_ Khản giọng và ho
_ Miệng tiết nhiều nước bọt
Vì sao trào ngược dạ dày thực quản lại gây ho? Trong các nguyên nhân gây ho mạn tính, cần nghi ngờ khả năng là do axit dạ dày trào vào thực quản trong bệnh cảnh của trào ngược dạ dày thực quản. Ảnh minh họa Tôi bị bệnh dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản. Ngoài ra tôi còn bị ho quanh năm suốt tháng, chữa mãi không đỡ. Lần đi khám...