Ca ghép đồng thời phổi – gan đầu tiên tại Trung Quốc
Bác sĩ tại Bệnh viện Liên kết Thứ hai, Trường Đại học Y Chiết Giang, hoàn thành ca phẫu thuật ghép đồng thời phổi – gan đầu tiên của Trung Quốc.
Ảnh minh họa
Bệnh nhân là một người đàn ông khoảng 40 tuổi, nhận hai lá phổi và gan từ một người phụ nữ hiến tặng. Anh này được chẩn đoán mắc bệnh xơ phổi và xơ gan giai đoạn cuối. Bệnh viện Liên kết Thứ hai mô tả đây là một trong những ca phẫu thuật ghép tạng khó khăn nhất từng thực hiện. Kíp mổ đã cứu sống bệnh nhân “ở những hơi thở cuối cùng”.
Các bác sĩ thay thế hai lá phổi của bệnh nhân trước khi tiến hành ghép gan. Đây là thử thách lớn đối với cả đội ngũ lẫn lá phổi mới ghép. Bệnh nhân được cai máy thở hôm 28/2, sau khi các chức năng đã hoạt động bình thường.
Các ca ghép đồng thời hai hoặc ba tạng vẫn còn tương đối hiếm trên thế giới. Kể từ năm 1994 đến nay, chỉ có 67 trường hợp ghép phổi – gan thành công. Bệnh nhân thường được chỉ định ghép khi mắc xơ nang. Tỷ lệ sống sót sau phẫu thuật trong hơn một năm không can thiệp thêm là 77,9%, thấp hơn khoảng 10% so với những người ghép phổi độc lập.
Tại Việt Nam, năm 2019, bác sĩ tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã thực hiện ca ghép đồng thời gan – thận cho một người bị suy gan, thận. Người bệnh 59 tuổi, quốc tịch Lào, điều trị đái tháo đường và cao huyết áp trong nhiều năm. Tháng 4/2019, người này phát hiện suy thận mạn kèm xơ gan và được chỉ định phẫu thuật.
Video đang HOT
Ngày 17/12, nam thanh niên 19 tuổi ở Bắc Giang chết não, gia đình xin hiến tạng con. Các bác sĩ tiến hành ghép hai tạng thận, gan cho bệnh nhân Lào. Sau 12 tiếng phẫu thuật, thận hoạt động ngay, bệnh nhân không còn phải lọc máu sau mổ. Đến nay sau 5 ngày ghép gan, ghép thận, tình trạng bệnh nhân kiểm soát tốt.
Một người tặng toàn bộ nội tạng và 2 cánh tay hồi sinh 6 bệnh nhân
Từ nguồn tạng hiến tặng của người cho chết não, 6 người khác đã hồi sinh một cuộc đời mới, trong đó có nam thanh niên mới 18 tuổi.
GS Mai Hồng Bàng, Giám đốc Bệnh viện Trung ương quân đội 108 cho biết, bệnh viện vừa thực hiện thành công ca lấy và ghép đa mô tạng từ người cho chết não.
12 bàn mổ hoạt động đồng thời với sự tham gia của hơn 150 y bác sĩ, thực hiện cùng lúc việc lấy, phẫu tích tạng và triển khai 5 ca ghép, bao gồm: Ghép 2 phổi cho một bệnh xơ phổi; ghép gan cho trường hợp suy gan cấp trên nền xơ gan do viêm gan B, ghép 2 thận cho 2 bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối, ghép 2 cẳng tay cho nam thanh niên 18 tuổi.
Toàn cảnh ca lấy và ghép tạng với hơn 150 y, b ác sĩ tham gia tại Bệnh viện Trung ương quân đội 108 vào ngày 16/9 vừa qua
Riêng trái tim được chuyển đến Bệnh viện Việt Đức để cứu một bệnh nhân bị suy tim nặng, đang thoi thóp từng giờ.
GS Bàng chia sẻ, tính từ lúc gia đình bệnh nhân đồng ý hiến tặng tạng, các y bác sĩ chỉ có 24 giờ để chuẩn bị, sau đó lấy và ghép tạng hơn 10 giờ liên tiếp.
Phức tạp nhất là ca ghép 2 lá phổi cho nam bệnh nhân 54 tuổi, bị xơ phổi nguyên phát 2 năm nay. Đây là bệnh lý gây xơ hóa phế nang và mô kẽ của phổi, theo thời gian sẽ gây thiếu oxy nghiêm trọng. Ghép phổi là cơ hội duy nhất để dành lại sự sống cho người bệnh nhưng cũng là thách thức rất lớn đối với các thầy thuốc.
Bệnh nhân ghép phổi khoẻ mạnh ngày xuất viện
Ghép phổi được đánh giá là một kỹ thuật khó nhất trong lĩnh vực ghép tạng kể cả với những nước có nền y học tiên tiến trên thế giới hiện nay.
Hơn 1 tháng sau ghép, bệnh nhân ghép phổi được xuất viện khoẻ mạnh. Đây cũng là ca ca ghép phổi thứ 6 thành công tại Việt Nam.
Đặc biệt, trong ca lấy, ghép đa mô tạng lần này, một nam thanh niên 18 tuổi may mắn được ghép 2 cánh tay. Cách đây 3 năm, khi em chưa đầy 15 tuổi, em không may gặp tai nạn chất nổ hóa học khi làm thí nghiệm khiến hai cẳng tay dập nát không thể bảo tồn, phải cắt cụt.
Cuộc sống của em kể từ đó gặp nhiều khó khăn, giấc mơ ngồi trên ghế nhà trường của cậu học sinh này cũng không còn.
Rất may mắn khi em đã được hiến tặng đôi cẳng bàn tay. Ca ghép thành công ngoài mong đợi, vết ghép đã liền sẹo, tưới máu tốt, nam thanh niên hiện đang tập vật lý trị liệu và sẽ tiếp tục đi học trở lại trong thời gian tới.
Hình ảnh trước và sau ghép phổi của nam thanh niên 18 tuổi
Đây là ca ghép chi thể thứ hai được thực hiện tại bệnh viện, sau thành công của ca ghép chi thể đầu tiên trên thế giới lấy từ người cho sống được thực hiện vào đầu năm nay.
1 bệnh nhân ghép gan và 2 bệnh nhân ghép thận cũng đã hồi phục rất tốt, lần lượt được xuất viện 3 tuần sau ghép.
Từ nguồn tạng và phần chi thể hiến tặng, 6 bệnh nhân khác đã có cuộc sống mới, diện mạo mới. Tất cả đều gửi lời tri ân sâu sắc tới nghĩa cử cao đẹp của người hiến và gia đình, tự hứa sẽ trân quý phần thi hài và tri ân lại cuộc đời.
Sau tai nạn giao thông, chàng trai Kon Tum hiến tạng cứu 4 người Từ Kon Tum, gia đình quyết tâm vượt hơn 1.300 km chuyển Phong đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức với hy vọng "còn nước còn tát". Dù được các y bác sĩ hết lòng cứu chữa nhưng phép màu đã không đến với Phong. Gạt đi những đau thương, mất mát, gia đình em đã quyết định hiến tạng cứu sống những...