Ca ghép đầu đầu tiên thế giới sẽ diễn ra trong năm 2017
Ca ghép đầu gây tranh cãi thời gian qua do bác sĩ người Ý thực hiện sẽ diễn ra trong năm 2017 tại Trung Quốc, với kinh phí lên đến 11 triệu USD.
Anh: Ghép thành công gan của người chết cho người sống
Bệnh nhân sắp được ghép đầu Valery Spiridonov. Ảnh: RT
Bác sĩ người Ý Sergio Canavero cùng với các đồng nghiệp Trung Quốc Ren Xiaoping đã lên kế hoạch cụ thể cho ca ghép đầu đầu tiên trên thế giới cho bệnh nhân 30 tuổi người Nga mắc phải căn bệnh nan y hiếm gặp. Ca ghép đầu gây chấn động này dự tính sẽ diễn ra trong tháng 12.2017.
Dự án này lần đầu công bố vào năm 2013 và người đàn ông đồng ý làm tình nguyện viên để tiến hành ca mổ là công dân Nga Valery Spiridonov. Anh mắc phải chứng bệnh hiếm gặp mang tên Werdnig-Hoffmann (bệnh teo cơ tủy sống).
“Ban đầu, ông Canavero đùa rằng đây sẽ là món quà Giáng sinh, nhưng giờ đây điều đó trở thành dự án nghiêm túc. Quan trọng hơn, nó sẽ được thực hiện sau khi có các kết quả xét nghiệm của họ và nhiều thí nghiệm bổ sung được xác nhận”, hãng tin RT của Nga dẫn lời chuyên gia máy tính Valery Spiridonov – người sẽ được ghép đầu trong năm 2017.
Nói về việc hợp tác cùng chuyên gia Trung Quốc, ông Canavero cho rằng điều này vô cùng quan trọng. “Trung Quốc muốn làm được điều này vì họ muốn chiến thắng giải Nobel. Họ muốn nâng tầm khoa học nước nhà, vì vậy đây là cuộc đua không gian mới mẻ” – bác sĩ phẫu thuật người Ý nói.
Ông nói thêm: “Báo chí cho rằng chúng tôi sẽ thực hiện ca phẫu thuật vào năm 2017, nhưng điều này chỉ xảy ra khi mọi khâu đã sẵn sàng”. Tuy nhiên, chuyên gia người Trung Quốc từ chối bình luận về nhà tài trợ thân mình cho cuộc phẫu thuật.
“Thật khó để dự đoán ai sẽ là nhà tài trợ. Chỉ có một hạn chế kỹ thuật: Cơ thể người cho nên cùng một chủng người như người nhận” – bác sĩ Spiridonov nói.
Hiện đang có cuộc tranh cãi về việc sử dụng thân hình tử tù ở Trung Quốc làm nguồn tài trợ chính, do cơ quan chức năng nước này cấm sử dụng nội tạng của họ. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng việc sử dụng cơ thể người tử tù sẽ được thực hiện dưới hình thức “hiến tặng”.
Video đang HOT
Ca phẫu thuật dự định sẽ được thực hiện tại Trường ĐH Y Cáp Nhĩ Tân ở tỉnh Hắc Long Giang, với chi phí có thể lên đến 11 triệu USD và kéo dài tới 36 giờ.
Theo mô tả ban đầu, người hiến tặng và bệnh nhân sẽ bị cắt phần đầu ra khỏi cơ thể cùng lúc bằng một lưỡi dao cực bén. Sau đó, phần đầu của bệnh nhân sẽ được gắn vào cơ thể của người hiến bằng keo sinh học, cùng các mũi khâu. Bệnh nhân sẽ được đưa vào tình trạng hôn mê trong một tháng. Khi anh tỉnh dậy, thuốc chống đào thải loại mạnh sẽ phải được sử dụng để ngăn chặn cơ thể và não từ chối nhau.
Theo H.Nhiên (Người Lao Động/RT)
Ca ghép đầu đầu tiên trên thế giới sẽ thực hiện vào năm 2016?
ValerySpiridonov nói rằng anh sẵn sàng đặt niềm tin vào bác sĩ phẫu thuật gây tranh cãi, tiến sĩ Sergio Canavero, khi ông này tuyên bố: có thể cắt đầu một người bị khuyết tật và ghép đầu vào một cơ thể khỏe mạnh khác.
Chàng thanh niên Spiridonov, 30 tuổi bị mắc chứng bệnh di truyền hiếm gặp - hội chứng teo cơ Werdnig-Hoffman ngay từ lúc sinh ra, khiến các phần cơ trên cơ thể của anh teo nhỏ lại và không thể di chuyển bằng chân.
Anh chàng kỹ sư máy tính đã nuôi hy vọng vào việc có thể có một cơ thể khỏe mạnh trước khi chết, nhờ những gợi ý từ tiến sĩ Canavero. "Vâng tôi rất sợ nhưng tôi không có nhiều sự lựa chọn. Nếu tôi không thử cơ hội này thì số phận của tôi sẽ rất đau buồn. Mỗi năm cơ thể của tôi lại càng trở nên tồi tệ hơn bao giờ hết".
"Sự tưởng tượng hoàn hảo"
Dù chưa gặp mặt bác sĩ Canavero lần nào nhưng Spiridonov và ông thường xuyên trao đổi qua Skype. Bác sĩ người Ý nói rằng ông nhận được rất nhiều email và lời đề nghị thực hiện thủ tục phẫu thuật nguy hiểm này, nhưng ông khẳng định bệnh nhân đầu tiên sẽ là những người bị bệnh teo cơ.
Nhiều nhà khoa học chỉ trích ý tưởng của tiến sĩ Canavero (ảnh)
Mặc dù việc cấy ghép đầu đã được thực hiện trên một con khỉ cách đây 45 năm và gần đây là trên chuột ở Trung Quốc nhưng nhiều nhà khoa học vẫn gọi kế hoạch của tiến sĩ Canavero là "sự tưởng tượng hoàn hảo", thậm chí nhiều người thẳng thắn phản đối nó.
Tiến sĩ Hunt Batjer, chủ tịch mới đắc cử của Hiệp hội các bác sĩ phẫu thuật thần kinh Mỹ, nói với CNN rằng: "Tôi không muốn điều này thực hiện với bất cứ ai. Tôi sẽ không cho phép ai làm điều này, nó còn kinh khủng hơn một cái chết".
Tuy vậy nhưng tiến sĩ Canavero vẫn tiếp tục nuôi ý tưởng, ông đặt tên cho thủ tục phẫu thuật cắt ghép đầu của mình là "heaven" và nhấn mạnh tất cả các kỹ thuật cần thiết để tồn tại sau khi cấy ghép một đầu người vào một cơ thể khác.
Với chi phí lên đến khoảng 7,5 triệu USD, trong cuộc phẫu thuật kéo dài 36 tiếng, các bác sĩ sẽ dùng một lưỡi dao cực sắc để cắt đầu từ bệnh nhân teo cơ và gắn sang cơ thể khỏe mạnh của một người bệnh chết não, bằng một thứ "keo polyethylene glycol " mà bác sĩ Canavera gọi là "ma thuật".
Sau đó họ sẽ nối hai đầu tủy sống lại với nhau, các cơ bắp và mạch máu khác cũng được nối lại để bắt đầu một sự sống mới. Bệnh nhân sẽ rơi vào trạng thái hôn mê trong 4 tuần, trước khi tỉnh dậy, có thể đi lại, nói chuyện và suy nghĩ như một người bình thường.
Sau những mô tả về quá trình phẫu thuật này, nhiều chuyên gia trong ngành đã chỉ trích tiến sĩ Canavero đang đơn giản hóa những khó khăn trong việc gắn lại một chuỗi tủy sống. Tuy nhiên, ông Canavera cũng tự tin khẳng định ông có thể cắt ghép thành công trường hợp này. Và nếu thành công thực sự, quá trình tiên phong của ông có thể đem lại hy vọng mới cho hàng ngàn người khuyết tật khác.
Năm 2016 sẽ trở thành tiên phong?
Trở lại với chàng kỹ sư máy tính người Nga Spiridonov, anh nói rằng mỗi ngày qua đi anh đều phải chịu đựng những cơn đau đớn "Tôi hầu như không thể kiểm soát được cơ thể, tôi cần giúp đỡ mỗi giờ mỗi phút. Cơ bắp của tôi dừng phát triển từ lâu khiến bộ xương bị biến dạng".
Với nỗi tuyệt vọng càng ngày càng lớn về cơ thể của mình, Spiridonov hy vọng cuộc phẫu thuật của anh sẽ sớm được thực hiện vào năm tới. "Tôi hiểu những rủi ro có thể có. Nó rất lớn. Thậm chí tôi không thể tưởng tượng được những gì sẽ xảy ra. Nhưng tôi vẫn không thay đổi ý kiến của mình".
Spiridonov sẽ là người tiên phong cho cuộc phẫu thuật này?
Chàng thanh niên cho biết anh đã tìm hiểu, đọc các sách báo khoa học về phẫu thuật thần kinh và liên lạc cho bác sĩ Canavera trong 2 năm qua, hơn nữa gia đình anh cũng hoàn toàn ủng hộ quyết định khi là người đầu tiên trải qua phẫu thuật như vậy.
Mặc dù khuyết tật nặng nhưng Spiridonov có một cuộc sống đầy đủ và tốt nghiệp đại học với tấm bằng về khoa học máy tính. Cha mất trong một tai nạn giao thông, mẹ đang làm việc cho một trung tâm phục hồi chức năng trẻ em, bản thân Spiridonov cũng là người hòa đồng, thường xuyên tham gia các hoạt động xã hội. Tuy nhiên lý do đó không phải là điều khiến anh mạo hiểm để đánh đổi lấy một cơ thể hoàn hảo hơn. "Tôi làm điều này không vì mong muốn có một cuộc sống tốt đẹp hơn mà tôi nghĩ rằng khoa học được phát triển bằng những người sẵn sàng chấp nhận rủi ro".
Spiridonov không bao giờ thảo luận về khả năng thất bại với tiến sĩ Canavero. Anh cũng nói rằng không có sự khác biệt giữa đạo đức khi ghép một đầu vào cho một cơ thể khỏe mạnh vì những cơ thể đó được hiến từ những người bị tai nạn giao thông hoặc các tù nhân bị kết án tử hình.
Chàng thanh niên người Nga cũng hé lộ anh và tiến sĩ Canavera đã lên kế hoạch cấy ghép đầu cho một ngày gần đây nhất, có thể là vào năm 2016.
Cấy ghép đầu khỉ
Trước đó, năm 1970, tiến sĩ Robert White đã cấy ghép đầu của một con khỉ vào cơ thể của một con khác tại Đại học Y khoa Case Western Reserve. Con khỉ đã chết sau đó 8 ngày vì cơ thể từ chối đầu. Con khỉ không thể tự thở được và cũng không thể di chuyển vì tủy sống không hoạt động.
Hình ảnh minh họa việc cắt ghép đầu người và nối tủy sống
Tiến sĩ Hunt Batjer cho biết nghiên cứu của ông White đã cung cấp bằng chứng xác thực về việc cấy ghép đầu người không thể thành công. "Đây là một tài liệu tham khảo 45 tuổi về một động vật linh trưởng chứng tỏ tủy sống không thể hồi phục chức năng".
Tiến sĩ Sergio Canavero không đưa ra bình luận nào về ý kiến của ông Batjer, tuy nhiên không biết liệu rằng ca phẫu thuật ghép đầu người đầu tiên trên thế giới có được thực hiện vào năm 2016 tới đây hay không?
Theo Theo Anninhthudo / Trí Thức Trẻ
Những ca ghép bộ phận cơ thể hy hữu trên thế giới Ghép đầu người, một thủ thuật có lẽ chỉ xảy ra trong các bộ phim viễn tưởng - đang được cho là có thể trở thành hiện thực vào năm 2017. Trên thực tế, với những tiến bộ trong công nghệ y học, nhiều phẫu thuật trước đây không thể nghĩ tới đang trở thành hiện thực trong những năm gần đây. Một...