Ca F0 tăng mạnh: Cha mẹ con cái bị nhiễm, bác sĩ chỉ cách cần gì xử trí thế nào?
Sau Tết Nguyên đán 2022, ca nhiễm Covid-19 tăng mạnh với nhiều ca mắc trong cộng đồng. Hôm nay, cả nước có đến 55.871 ca nhiễm.
Nhiều gia đình cha mẹ, con cái cả nhà trở thành F0 tự cách ly, tự chăm sóc, điều trị, cùng nhau đối mặt Covid-19.
Dịch Covid-19 đang có những diễn biến phức tạp khi số ca nhiễm tăng mạnh trở lại, đặc biệt ở các tỉnh thành phía Bắc. Ngày 21.2, cả nước ghi nhận thêm 46.880 ca mắc Covid-19 mới, riêng Hà Nội có 5.477 ca mắc Covid-19. Hôm nay, số ca lên 55.000, riêng với Hà Nội có gần 7000 ca. Với tình hình đó, nhiều gia đình thành F0 đã chăm sóc lẫn nhau, tự điều trị tại nhà.
Sinh hoạt bình thường vì cả nhà F0
Cả nhà anh Cao Bá Xuân (22 tuổi, ở TP.Phủ Lý, Hà Nam) đều bị mắc Covid-19 gồm anh, bố mẹ và hai đứa em. Thay vì sợ hãi, lo lắng như trước đây, anh Xuân cùng mọi người tự cách ly tại nhà, cố gắng ăn uống với hi vọng ít ngày sẽ âm tính trở lại.
Que test nhanh, anh Xuân phát hiện 2 vạch kèm triệu chứng mệt, sốt,… Ảnh NVCC
Anh Xuân cho biết, hôm 16.2, đang đi làm, anh cảm thấy rất mệt, xuất hiện những triệu chứng nóng ran đầu và người. Ít tiếng sau, khi về nhà, anh lên cơn sốt. Lúc đó, anh chỉ nghĩ bị sốt rét bình thường nên nằm nghỉ. Sáng hôm sau dù thấy cơ thể hoàn toàn bình thường nhưng anh cũng đi mua que test nhanh Covid-19 về test thử và có kết quả dương tính.
“Lúc biết dính Covid-19, tôi đã ở phòng riêng, nhường không gian sinh hoạt chung và cách ly tất cả mọi người. Đồ ăn, thuốc men đã có mẹ chăm sóc, cần gì mẹ sẽ để cách cửa phòng và tự tôi ra lấy. Ngày đầu, mọi người trong gia đình sức khỏe hoàn toàn bình thường, đến khoảng 2 -3 ngày sau mới thấy có triệu chứng. Người thì sốt, người thì đau đầu với đau nhức người. Test nhanh đều cho kết quả hai vạch, gia đình tôi bị mắc Covid-19 cả nhà”, anh Xuân nói.
Nhiều người trở thành F0 được người nhà tiếp tế đồ ăn. Ảnh LT
Cũng theo anh Xuân, vì cả nhà đều dương tính nên mọi người sinh hoạt trong nhà vẫn bình thường. Nhà anh tự cách ly, không ra ngoài và không để người khác vào nhà. Vì trước giờ mẹ là người nấu ăn cho cả nhà nên những ngày cách ly, mẹ cũng cố gắng đảm nhận công việc này. Công việc của gia đình hoãn lại cho đến khi mọi người khỏe lại.
“Cả nhà tôi tự chữa tại nhà, may mắn chỉ mắc những triệu chứng nhẹ. Mọi người đều bổ sung thêm vitamin C, uống nước cam, mỗi ngày đều xông mũi và họng 2 – 3 lần. Tôi thỉnh thoảng cũng hơi ngạt mũi và khó thở nhẹ nhưng đến giờ vạch dương tính đã mờ rồi”, anh Xuân cho biết.
Video đang HOT
Ngoài điều trị, cả nhà anh Xuân cũng tích cực vận động nhẹ nhàng, giữ tinh thần lạc quan. Hiện tại, tình hình sức khỏe của anh và mọi người trong nhà đã tốt dần lên.
Tủ lạnh tích trữ đồ ăn khi cả nhà mắc F0. Ảnh LT
“Nhà tôi không ai nặng nề hay nghĩ gì nhiều cả, việc điều trị cũng dễ dàng hơn. Mọi người nghĩ ai cũng tiêm vắc-xin rồi nên bị cũng như cảm cúm bình thường, chỉ sợ biến chứng để lại sau này ảnh hưởng chút thôi”, anh Xuân cho hay.
Cách ly bên ngoài, bình tĩnh điều trị
Chị Phạm Thu Phượng (ở Q.Hà Đông, Hà Nội) cùng chị gái ở chung phòng trọ để tiện đi làm, tiện sinh hoạt. Sau Tết, chị đi làm trở lại nhưng công ty liên tiếp ghi nhận ca mắc Covid-19.
Ngày 13.2, chị thấy đau họng và đau đầu, đồng thời que test Covid-19 xuất hiện hai vạch. Chị báo y tế phường và tự cách ly trong phòng. Thời điểm đó, chị gái dù không có triệu chứng nhưng cũng tự test và có kết quả tương tự, hai người tiện chăm sóc nhau.
Dù chán ăn nhưng chị Phượng vẫn cố gắng ăn cháo để uống thuốc. Ảnh NVCC
“Tôi đi làm tiếp xúc với nhiều người, trước và sau Tết có đi ăn với nhau nữa mà công ty nhiều người mắc nên không tránh được. Chị gái tôi cũng dính nên hai chị em tự nấu ăn, tự lo cho nhau”, chị Phượng nói.
Cả hai đều xuất hiện triệu chứng nhẹ như đau đầu, đau họng, không mất vị giác nên không quá lo. Họ uống thêm C sủi, xông hơi, ăn nhiều hoa quả. Dù chán ăn, nhưng hai chị em đều cố gắng ăn cháo để uống thuốc.
“Thời gian này tôi và chị tạm gác công việc, nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ. Giờ dịch bệnh đi đâu cũng nhiều, phòng tránh để không mắc là tốt nhất nhưng nếu không may lỡ mắc cũng vui vẻ điều trị, bình tĩnh rồi bệnh cũng khỏi”, chị Phượng cho biết.
Con chị Thảo biết kết quả dương tính trong ngày sinh nhật. Ảnh NVCC
Chị Trần Phương Thảo (38 tuổi, ở Q.Cầu Giấy) có con trai học lớp 10 mắc Covid-19. Nhà có 2 tầng nên con trai cách ly riêng trong phòng trên tầng 2, cả nhà sinh hoạt bình thường dưới tầng 1. Hôm phát hiện dương tính đúng ngày sinh nhật con trai nên chị đặt bánh tặng con để an ủi, động viên
“Tôi, chồng và đứa con sau âm tính nhưng vẫn tự cách ly, không tiếp xúc với ai. Con trai lớn ở trong phòng tự uống thuốc, tắm rửa. Sinh nhật cũng tự hát, tự thổi nến, cắt bánh một mình. Đến bữa ăn tôi đưa đồ ăn lên đặt trước cửa, con đợi một lúc rồi ra lấy. Cả nhà không ra ngoài nhưng có các dì đưa đồ tiếp tế đến nên cũng không lo gì nhiều”, chị Thảo nói.
Theo hướng dẫn và giải đáp thường xuyên trên trang cá nhân BS Trương Hữu Khanh (BV Nhi đồng 1 TP.HCM) cho biết khi F0 điều trị tại nhà cần có những dụng cụ quan trọng như: cặp nhiệt độ, dụng cụ đo nồng độ oxi trong máu, máy đo huyết áp cho người lớn tuổi,…
Những loại thuốc F0 cần có như: thuốc hạ sốt paracetamol, thuốc giảm đau đầu ibuprofen, thuốc ho thảo dược, vitamin C,…. Thuốc kháng sinh, kháng viêm, chống đông sử dụng cần phải có sự hướng dẫn của bác sĩ.
Chị mua bánh để con tự đón sinh nhật cho đỡ tủi thân. Ảnh NVCC
“Khi F0 điều trị tại nhà phải hiểu bản thân là nguồn lây, bất cứ lúc nào nếu sơ sẩy có thể lây cho F1. Cho nên F0 không ngủ chung, không ăn chung, không sinh hoạt chung, không nghỉ ngơi chung với người chưa phải là F0. Vì nguồn lây F0 vẫn còn tới khi nào họ âm tính, thậm chí sau khi âm tính phải cách ly một khoảng thời gian tương đối nên nhiệm vụ F1 là lắng nghe cơ thể, nếu có triệu chứng phải xét nghiệm. F1 giữ khoảng cách, nếu tiếp tế cũng nên qua cái bàn, ai cũng đeo khẩu trang, che giọt bắn, rửa tay”.
F0 tại nhà Hà Nội được xác định khỏi bệnh khi cách ly, điều trị đủ 10 ngày
Bộ Y tế quy định, đối với F0 cách ly, điều trị tại nhà ở Hà Nội nếu có kết quả âm tính sẽ được xác định khỏi bệnh khi thời gian cách ly, điều trị đủ 10 ngày.
Bộ Y tế vừa có văn bản gửi Sở Y tế Hà Nội về vấn đề xác định người mắc Covid-19 và các điều kiện để F0 khỏi bệnh, có thể được ra viện.
Trước đó, Bộ Y tế nhận được công văn, ngày 5/12, của Sở Y tế Hà Nội đề nghị cho ý kiến về việc sử dụng kết quả xét nghiệm test nhanh để xác định người nhiễm SARS-CoV-2 và xác định tình trạng khỏi bệnh, cho ra viện.
Về vấn đề này, Bộ Y tế nhận định, Sở Y tế Hà Nội cần căn cứ cấp độ dịch, khả năng đáp ứng và Hướng dẫn tạm thời về quản lý người nhiễm Covid-19 tại nhà (ban hành ngày 21/8) và Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị Covid-19 (ban hành ngày 6/10) để xác định ca bệnh.
Điều trị F0 tại bệnh viện ở Hà Nội.
Cụ thể, người được xác định mắc Covid-19 là trường hợp bệnh nghi ngờ hoặc bất cứ người nào có xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật RT-PCR.
Người được xác định mắc Covid-19 là trường hợp bệnh nghi ngờ có kết quả xét nghiệm test nhanh virus SARS-CoV-2 dương tính (test nhanh do Bộ Y tế cấp phép và do nhân viên y tế thực hiện hoặc người nghi nhiễm thực hiện dưới sự giám sát của nhân viên y tế).
Ngoài ra, người được xác định mắc Covid-19 còn là những người không có triệu chứng, có yếu tố dịch tễ hoặc tiếp xúc gần với trường hợp bệnh nghi ngờ hoặc xác định Covid-19 trong khoảng 14 ngày và có kết quả xét nghiệm test nhanh virus SARS-CoV-2 dương tính với 2 loại test nhanh khác nhau. Test nhanh này do Bộ Y tế cấp phép và do nhân viên y tế thực hiện. Trong trường hợp chỉ có kết quả dương tính với 1 loại test nhanh, người dân cần phải có xét nghiệm RT-PCR để khẳng định.
Điều kiện xác định tình trạng F0 khỏi bệnh, ra viện
Về đề xuất sử dụng kết quả xét nghiệm test nhanh để xác định tình trạng khỏi bệnh và cho ra viện, Bộ Y tế quy định, đối với F0 không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ đủ điều kiện cách ly, điều trị tại nhà theo quy định sẽ được dỡ bỏ cách ly, điều trị tại nhà khi thời gian cách ly, điều trị đủ 10 ngày.
Kết quả xét nghiệm test nhanh âm tính do nhân viên y tế thực hiện hoặc người bệnh tự thực hiện dưới sự giám sát của nhân viên y tế (test nhanh do Bộ Y tế cấp phép). Ban Chỉ đạo phòng chống dịch hoặc Trạm Y tế nơi quản lý F0 chịu trách nhiệm xác nhận khỏi bệnh cho người bệnh.
Đối với F0 điều trị các các cơ sở thu dung, điều trị, người bệnh Covid-19 đơn thuần phải có các triệu chứng lâm sàng hết trước ngày ra viện từ 3 ngày trở lên. Người bệnh có kết quả xét nghiệm RT-PCR âm tính với SARS-CoV-2 hoặc nồng độ virus thấp (Ct 30) hoặc test nhanh âm tính vào trước ngày ra viện (test nhanh do Bộ Y tế cấp phép).
Người bệnh sau khi ra viện cần ở tại nhà và tự theo dõi trong 7 ngày, đo thân nhiệt 2 lần/ngày. Nếu thân nhiệt cao hơn 38 độ C ở hai lần đo liên tiếp hoặc có bất kỳ dấu hiệu lâm sàng bất thường nào, người bệnh cần báo cho y tế cơ sở để thăm khám và xử trí kịp thời. Đồng thời, phải tuân thủ thông điệp 5K.
Với trường hợp F0 có bệnh nền hoặc bệnh kèm theo, để được xác định khỏi bệnh, các triệu chứng lâm sàng của bệnh Covid-19 phải hết trước ngày ra viện từ 3 ngày trở lên.
Người bệnh cần có kết quả xét nghiệm RT-PCR âm tính với SARS-CoV-2 hoặc nồng độ virus thấp (Ct 30) hoặc test nhanh âm tính vào trước ngày ra viện (test nhanh do Bộ Y tế cấp phép).
Người bệnh được chuyển sang khoa điều trị bệnh kèm theo hoặc khoa điều trị bệnh nền (nếu cần) tại buồng riêng của khoa đó để tiếp tục điều trị và được sàng lọc, theo dõi theo quy định đối với người bệnh nội trú, đo thân nhiệt 2 lần/ngày. Bộ Y tế lưu ý, các trường hợp này cũng phải tuân thủ thông điệp 5K.
Đã có 17 tỉnh, thành phố tiêm vaccine phòng COVID-19 cho đối tượng 12-17 tuổi Đến nay, đã có 17 tỉnh, thành phố đang triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho đối tượng từ 12- 17 tuổi và đã tiêm được 1.519.686 liều. Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ. Ảnh: TTXVN Có 16,6% dân số từ 12 -17 tuổi đã được tiêm Tại Hội nghị trực tuyến với các địa phương để kiểm điểm tiến độ triển khai...