CA được nổ súng: Chặt chẽ vẫn lạm quyền
“Mỗi viên đạn được bắn ra khỏi nòng không chỉ có trách nhiệm giải trình mà còn gắn với lương tâm. Nếu người thực thi công vụ cố tình vi phạm thì quy định có chặt chẽ đến mấy cũng vẫn xảy ra lạm quyền”.
Thiếu tướng Trần Văn Vệ (Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát QLHC về TTXH Bộ Công an) nói với PV hôm qua, xung quanh Dự thảo Nghị định quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ, do Bộ Công an chủ trì soạn thảo.
Trong Pháp lệnh quản lý vũ khí, vật liệu nổ đã quy định 7 trường hợp được phép nổ súng, vậy việc xây dựng một quy định khác liệu có cần thiết không, thưa Thiếu tướng?
Theo tôi là rất cần thiết, bởi Pháp lệnh mới quy định một số trường hợp mang tính chất chung, chưa đáp ứng được hết những tình huống dẫn đến nổ súng. Do đó, khi xây dựng Pháp lệnh quản lý vũ khí, chúng tôi cũng đề xuất Bộ Công an và Bộ Quốc phòng cần ban hành các quy định hướng dẫn cụ thể để phục vụ cho công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm. Việc Bộ Công an xây dựng dự thảo Nghị định trên nhằm tạo hành lang pháp lý cho CBCS làm nhiệm vụ độc lập tự bảo vệ tính mạng của mình, người khác và tài sản quốc gia.
Thiếu tướng Trần Văn Vệ (Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát QLHC về TTXH Bộ Công an)
Vì sao khi xây dựng Pháp lệnh không quy định luôn?
Trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm có hàng nghìn tình huống dẫn đến việc lực lượng chức năng phải nổ súng, hoặc có thể nổ súng. Nhưng trên thực tế hiện nay nhiều CBCS có tâm lý “ngại” sử dụng súng, vì khi viên đạn ra khỏi nòng sẽ gắn với trách nhiệm giải trình rất khắt khe nổ súng trong trường hợp không cần thiết sẽ phải chịu kỷ luật hoặc xử lý hình sự nếu gây hậu quả nghiêm trọng.
Video đang HOT
Mặc dù bây giờ mới là dự thảo Nghị định, nhưng khi quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ được ban hành, người thi hành công vụ sẽ xác định rõ hơn trường hợp nào được phép nổ súng.
Về dự thảo Nghị định, có những ý kiến lo ngại sẽ xảy ra tình trạng lạm quyền, vì trên thực tế đã xảy ra việc người thi hành công vụ nổ súng trong trường hợp không cần thiết, như vụ cảnh sát bắn chết con bạc ở Bắc Giang, CSGT bắn thủng đùi người vi phạm giao thông ở Thái Nguyên…
Đúng là thực tế có cán bộ nổ súng vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc nổ súng vào trường hợp không phải tội phạm, song theo tôi đây chỉ là những trường hợp hy hữu.
Tôi ở địa phương lên (Thiếu tướng Trần Văn Vệ nguyên là Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình – PV), từng tham gia chỉ đạo thi hành án tử hình, có cán bộ thi hành án run, bắn trượt… vì thế mới nói, nổ súng bắn người đâu có dễ, nên không lo xảy việc lạm quyền.
Khi quyết định nổ súng vào tội phạm còn phải cân nhắc nhiều điều, ngoài quy định còn là lương tâm con người với nhau… Nếu người thi hành công vụ cố tình vi phạm thì dù có quy định chặt chẽ đến mấy cũng vẫn xảy ra việc lạm quyền. Tôi nghĩ dự thảo Nghị định sẽ được quy định chặt chẽ, đảm bảo không trái Pháp lệnh cũng như không để kẽ hở dẫn đến việc lạm quyền.
Khống chế đối tượng vi phạm có hành vi chống đối cảnh sát
Thiếu tướng nói có cả nghìn tình huống dẫn đến việc nổ súng, vậy phải chăng việc nổ súng phụ thuộc chính vào ý thức, nhận thức của CBCS tại hiện trường?
Đúng, nhưng phải có hướng dẫn cho CBCS biết tình huống nào nổ súng là đúng luật, để dám làm và được làm. Như đối tượng đe dọa trực tiếp tính mạng của mình mà không còn biện pháp chống trả nào khác thì được nổ súng. Ví dụ trường hợp báo Tiền Phong nêu, có một nhóm đối tượng lao thẳng ô tô vào một Đội phó Cảnh sát hình sự quận Hai Bà Trưng, dùng dao tấn công các cán bộ còn lại… Trong trường hợp này, cảnh sát được phép nổ súng trực tiếp vào đối tượng để bảo vệ tính mạng của mình và những người khác.
Theo thống kê của cơ quan chức năng, hiện nay lực lượng bị chống đối nhiều nhất là CSGT, vậy lực lượng này sẽ có quyền hạn tới đâu trong việc nổ súng?
Bất kể là lực lượng nào cũng phải tuân thủ các quy định của pháp luật, nếu trường hợp đối tượng tấn công không gây nguy hiểm cho tính mạng CBCS hoặc người khác thì không được bắn.
Cảm ơn Thiếu tướng!
Bắn hay không, phải quy định cụ thể
“Cần có những quy định cụ thể, như ngăn chặn đối tượng giết người, cướp của bỏ chạy thì nên cho phép công an có thể bắn ngay. Đây là những đối tượng đặc biệt nguy hiểm, không thể vừa đuổi theo vừa hô, vừa bắn chỉ thiên, như thế tội phạm có thể chạy thoát và tiếp tục gây nguy hiểm cho người khác. Còn những trường hợp vi phạm hành chính (như vi phạm giao thông) thì không thể cho phép dùng súng. Thậm chí người vi phạm giao thông bỏ chạy cũng không nên truy đuổi, bởi có thể gây nguy hiểm cho người khác”.
(Ông Vũ Quốc Việt, nguyên Vụ trưởng Pháp luật Hình sự – Hành chính, Bộ Tư pháp)
Theo 24h
Những việc công an phải làm trước khi nổ súng
Chỉ áp dụng các biện pháp ngăn chặn khẩn cấp, các biện pháp cưỡng chế cần thiết sau khi đã áp dụng các biện pháp vận động, thuyết phục người có hành vi chống người thi hành công vụ nhưng không có hiệu quả.
7 biện pháp ngăn chặn hành vi chống người thi hành công vụ
Trước khi lực lượng chức năng phải dùng đến biện pháp mạnh cuối cùng để trấn áp đối tượng chống người thi hành công vụ: nổ súng trực tiếp vào người và phương tiện vi phạm, lực lượng chức năng phải áp dụng 7 biện pháp ngăn chặn hành vi chống người thi hành công vụ theo Điều 16 Nghị định Quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ. Cụ thể:
Thứ nhất, giải thích cho người có hành vi vi phạm biết rõ là họ đã vi phạm pháp luật và yêu cầu chấm dứt ngay hành vi vi phạm đó. Yêu cầu người vi phạm xuất trình giấy tờ tùy thân để kiểm tra.
Thứ hai, cưỡng chế người có hành vi vi phạm pháp luật buộc phải chấm dứt hành vi vi phạm, chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của người thi hành công vụ;
Thứ ba, bắt giữ người có hành vi chống người thi hành công vụ; khám người, phương tiện vi phạm; tước bỏ, vô hiệu hóa vũ khí, công cụ hỗ trợ, vật liệu nổ hoặc hung khí (nếu có). Trình tự, thủ tục bắt giữ, khám xét người có hành vi chống người thi hành công vụ, khám phương tiện vi phạm được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
Thứ tư, trường hợp tụ tập đám đông chống người thi hành công vụ thì tiến hành các biện pháp nhằm giải tán đám đông; ngăn chặn, bao vây, khống chế, cô lập đối tượng cầm đầu, tổ chức, xúi giục.
Thứ năm, đưa người có hành vi chống người thi hành công vụ về trụ sở cơ quan Công an, trụ sở cơ quan có thẩm quyền xử lý hoặc trụ sở Ủy ban nhân dân nơi gần nhất để giải quyết. Trong trường hợp người có hành vi vi phạm cố tình chống đối, không chấp hành yêu cầu của người thi hành công vụ thì được sử dụng công cụ hỗ trợ, phương tiện được trang bị để buộc người vi phạm phải chấp hành.
Thứ sáu, lập biên bản về hành vi chống người thi hành công vụ để làm căn cứ cho việc xử lý theo quy định của pháp luật;
Thứ bảy, quyết định theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định tạm giữ người, phương tiện vi phạm theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, tinh thần của Nghị định cho thấy, việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn khẩn cấp, các biện pháp cưỡng chế cần thiết chỉ là việc chẳng đặng đừng của lực lượng chức năng bởi trước khi áp dụng đến những biện pháp mạnh này, lực lượng chức năng buộc phải áp dụng các biện pháp vận động, thuyết phục người có hành vi chống người thi hành công vụ.
Vụ dùng gậy sắt tấn công cảnh sát giao thông ở Lạng Sơn năm 2012 gây xôn xao dư luận. Ảnh: Internet
Theo quy định này, nguyên tắc phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi chống người thi hành công vụ gồm: Tuân thủ quy định của pháp luật; tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; Lấy phòng ngừa là chính; chủ động phát hiện, ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm khắc mọi hành vi chống người thi hành công vụ.
Thận trọng, chủ động, linh hoạt trong ngăn chặn, xử lý các hành vi chống người thi hành công vụ; bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ; hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do hành vi chống người thi hành công vụ gây ra.
Bảo đảm các yêu cầu về chính trị, pháp luật, nghiệp vụ. Chỉ áp dụng các biện pháp ngăn chặn khẩn cấp, các biện pháp cưỡng chế cần thiết sau khi đã áp dụng các biện pháp vận động, thuyết phục người có hành vi chống người thi hành công vụ nhưng không có hiệu quả.
Trách nhiệm kiểm tra, xử lý vi phạm, tiêu cực đối với người thi hành công vụ
Các cơ quan, tổ chức quản lý người thi hành công vụ có trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác, phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi tham nhũng, tiêu cực và các hành vi vi phạm pháp luật khác trong lực lượng thực thi công vụ. Thường xuyên kiểm tra, chấn chỉnh việc thực thi nhiệm vụ và chấp hành pháp luật của người thi hành công vụ, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm minh mọi hành vi vi phạm pháp luật của người thi hành công vụ.
Bên cạnh đó, theo quy định tại Nghị định, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm xây dựng và thực hiện chương trình huấn luyện, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp, phương pháp vận động, thuyết phục, kỹ năng sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị chuyên dụng và kỹ năng phòng vệ chính đáng, xử lý tình huống khi có hành vi chống người thi hành công vụ cho phù hợp với đối tượng, địa bàn, lĩnh vực thuộc quyền quản lý. Xây dựng đội ngũ cán bộ thi hành công vụ trong sạch, vững mạnh, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong thực hiện chức năng, chức trách; rèn luyện lễ tiết, tác phong, thái độ đúng mực của người thi hành công vụ trong khi thực thi nhiệm vụ.
Theo 24h
Công an được nổ súng: Dễ dẫn đến lạm quyền? Nhiều chuyên gia pháp luật cho rằng, dự thảo Nghị định quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ do Bộ Công an soạn thảo có nhiều nội dung chưa rõ, dễ dẫn đến lạm quyền. Viện lý do "tình hình chống người thi hành công vụ ngày càng phức tạp",...