Cá đực “chuyển giới”, đẻ được trứng chỉ vì ngấm thuốc tránh thai của con người
Ít nhất một phần năm số lượng cá đực ở nước Anh đã trở nên “ phi giới tính” và chúng mang cả những đặc tính vật lý của cả cá đực và cá cái vì ảnh hưởng thuốc tránh thai của con người.
Theo một số nghiên cứu gây sốc gần đây của Đại học Exeter, nhiều người còn quẳng cả thuốc ngừa thai vào bồn cầu. Có vẻ như do được sử dụng nhiều, và đôi khi bị cuốn trôi vào “ thế giới ngầm” cùng với các hóa chất khác, ít nhất một phần năm số lượng cá đực ở nước Anh đã trở nên “phi giới tính” và chúng mang cả những đặc tính vật lý của cả cá đực và cá cái.
Loài cá nước ngọt được chọn làm mẫu thử nghiệm trong nghiên cứu bị nữ hóa – Ảnh: Shutterstock
Các thí nghiệm tại 50 địa điểm khắp nước Anh do Giáo sư Charles Tyler của Đại học Exeter (đồng thời là một nhà nghiên cứu độc tố sinh thái hàng đầu) tiến hành, đã xác nhận sự gia tăng bất thường của cá nước ngọt “phi giới tính”. Điều gây tò mò hơn cả, một số con thậm chí… đẻ trứng!
Những con cá khác đã giảm một lượng lớn thể tích tinh dịch và trở nên ít hung hăng và cạnh tranh hơn khi tìm bạn tình. Do đó, chúng không có khả năng sinh sản và đẻ trứng.
Điều đáng lưu ý, những con cá con này nhạy cảm hơn với những chất hoá học gây ảnh hưởng so với những con cá con không bị ô nhiễm khác.
Nhóm nghiên cứu cho rằng nguyên nhân khiến đa số cá vược tự chuyển giới nằm ở những chất thải độc hại chảy thẳng vào nguồn nước, gồm thuốc tránh thai, thuốc trừ sâu, hormon trong phân gia súc và các sản phẩm nhiễm hoá chất khác.
85% cá vược miệng nhỏ ở vùng đông bắc nước Mỹ bị thay đổi giới tính
Viên thuốc ngừa thai có chứa làm lượng hooc-môn nữ estrogen và progesterone. Mặc dù không nói rõ ràng nhưng có thể đã xảy ra tình trạng quá tải hàm lượng của những chất này trong nước tiểu của người sử dụng chúng, hoặc bị quẳng vào bồn dưới dạng thuốc viên. Đó chính là điều đã đang thúc đẩy “sự nữ hoá” trong những con cá đực nước ngọt. Có ít nhất 200 hợp chất có nguồn gốc từ nước thải mang những tác động tương tự về mặt sinh lý, bao gồm các sản phẩm đi kèm của nước tẩy rửa, mỹ phẩm và chất nhựa dẻo.
Luke Iwaniwicz, nhà sinh học tại USGS, tác giả chính của nghiên cứu đăng trên tạp chí An toàn và Độc học Môi trường, cho rằng hiện tượng này là một dấu hiệu đáng báo động về môi trường.
Các thuốc tránh thai hiện nay thường có nhiều hooc-môn nữ.
Để giải thích về cách mà nhóm nghiên cứu của Giáo sư Charles Tyler biết được nguyên căn vì sao những sản phẩm này lại ảnh hưởng bất thường đến loài cá, Tyler thêm vào: “ Dùng những con cá đặc biệt đã bị biến đổi gen cho phép chúng tôi nhìn thấy những phản ứng đối với những hoá chất này trong cơ thể cá theo thời gian thực. Điển hình như việc chúng tôi chỉ ra rằng hàm lượng oestrogens tìm thấy trong chất dẻo ảnh hưởng đến van tim.”
Thuốc chống suy nhược cũng làm thay đổi nhất định những hành vi của loài cá một cách bất ngờ. Những loại thuốc này “ làm giảm thiểu bản tính nhút nhát tự nhiên của một số loài cá, bao gồm cả cách chúng phản ứng với động vật ăn thịt.”
Video đang HOT
Giáo sư Tyler chia sẻ với The Independent: “ Nếu bạn nhìn vào những gì đã xâm nhập vào gan hoặc tuyến sinh dục cá, thì sẽ thấy phân tích hóa chất chứa trong nó là một bản thiết kế chi tiết về những gì đã chúng ta cho ra trong nhà vệ sinh. Chúng ta bắt đầu không chỉ tạo ra những ảnh hưởng đối với giới tính mà còn ảnh hưởng đến các quá trình sinh lý khác của cá”.
Theo Nguồn tổng hợp
Những trường học 'bất bình thường' trên thế giới
Trường học không bảng, phấn. Đồng phục nam nữ như nhau. Học sinh thích gì học nấy và không phải thi... Những ngôi trường 'bất thường' lại khiến bao người ngưỡng mộ.
Trường học dưới gầm cầu
Ảnh: AP/East News
Không bàn ghế, lớp này cách lớp kia bằng... chân cột cầu, học sinh phải "chiến đấu" với tiếng ồn để nghe giảng bài... Đó là ngôi trường đặc biệt bên dưới gầm một cây cầu tàu điện ở Delhi (Ấn Độ).
Ngôi trường do người dân tốt bụng lập ra nhằm dạy học miễn phí cho những trẻ em là con của người nhập cư và người lao động có thu nhập thấp.
Đồng phục học sinh "phi giới tính"
Ảnh: Japan Times
Thông thường, đồng phục học sinh tại các nước chia làm hai loại khác biệt cho nam và nữ. Nhưng một số trường tại Nhật Bản cung cấp cả những bộ đồng phục dành cho cả hai giới. Có nghĩa là dù học sinh đó là nam hay nữ thì cũng có thể mặc được loại đồng phục này mà không có bất kỳ sự kỳ thị nào.
Ngoài ra, tại nơi thường xuất hiện những trận động đất như Tokyo, học sinh phải đội một loại mũ bảo hộ đặc biệt khi đến trường.
Trường học trên thuyền
Ảnh: Desigboom
Khoảng 70% diện tích Bangladesh thấp hơn 1m so với mực nước biển nên thường xuất hiện những trận ngập lụt vào bất kỳ thời gian nào trong năm.
Để đảm bảo tình hình học tập của học sinh, người dân nước này đã sáng tạo nên những lớp học và trường học nổi trên thuyền, bè. Những ngôi trường nổi này thường được cung cấp năng lượng từ các tấm pin mặt trời.
Cứ đủ 4 tuổi là đi học
Ảnh: Depositphotos
Khác với phần lớn trường học trên thế giới thường tổ chức nhận học sinh vào đầu năm học (tháng 9), trẻ em ở Hà Lan bắt đầu đi học khi vừa qua sinh nhật lần 4. Mục đích để cân bằng trình độ tư duy, nhận thức và sức khỏe của học sinh trong lớp.
Điều đó có nghĩa là bất cứ thời điểm nào trong năm cũng có những lớp học mới.
Học sinh không bắt buộc phải đi giày, dép
Ảnh: Pixabay
Ở một số quốc gia thuộc Châu Đại Dương như Úc và New Zealand, học sinh không bắt buộc phải đi giày ở trường.
Thông thường học sinh được yêu cầu mang giày dép khi đi học nhưng không bắt buộc phải mang chúng trong giờ học. Điều này cũng phổ biến ở một số công sở, thư viện, bảo tàng hay khu mua sắm.
Trường học chẳng khác nào công sở
Ảnh: Carpe Diem Preparatory Academy
Nếu lớp học trong suy nghĩ của bạn là những dày bàn ghế thẳng, tất cả học sinh ngồi hướng về phía bục giảng thì có thể sẽ bất ngờ nếu đến thăm trường Carpe Diem ở Ohio (Mỹ).
Ngôi trường này sắp xếp phòng học chẳng khác nào một công sở thường thấy, với những dãy bàn làm việc phân chia theo ô riêng, trước mặt học sinh là máy tính.
Mục đích là "giúp học sinh làm quen dần" với xu hướng phát triển công việc trong tương lai.
Trường mẫu giáo ngoài trời
Ảnh: Tawingo College
Không hề giữ trẻ em trong những căn phòng chật chội với bốn bức tường vẽ cảnh rừng cây giả tạo. Một số quốc gia như Anh, Mỹ, Czech xây dựng hẳn những ngôi trường mẫu giáo ngoài trời. Mục đích là để trẻ em cảm nhận rõ nét nhất vẻ đẹp thiên nhiên.
Đến trường bằng máy bay trực thăng
Ảnh: GoMad Nomad
Tộc người Nenets sống ở những vùng xa xôi của Bắc Cực. Khi con cái họ lớn sẽ được chuyển đến các trường nội trú do nhà nước quản lý tại thành phố lớn.
Phương tiện di chuyển của những học sinh này không phải xe buýt quen thuộc mà là máy bay trực thăng. Mỗi năm 2 lần, những chiếc máy bay này sẽ đưa học sinh đến trường vào đầu năm và đưa trở về làng vào cuối năm học.
Trường học trong mơ: không bài kiểm tra, không bài tập về nhà
Ảnh: Time Out
Tất cả học sinh trên thế giới có thể sẽ ghen tị với học sinh ở trường Brooklyn Free School (Mỹ). Với phương châm là giáo dục cho công bằng xã hội, ngôi trường này để học sinh "tự do" theo đúng nghĩa, tự do đến lớp, tự do lựa chọn bài học và tự do thể hiện sự dân chủ.
Trường Brooklyn Free School không có bài kiểm tra, không đặt điểm số hoặc bài tập về nhà. Học sinh thậm chí có thể tham gia vào việc quản lý trường nếu có số phiếu bầu cao.
MINH HẢI (Tổng hợp)
Theo tuoitre
'Áo mưa bức tử tinh trùng', cần chăng? Dùng chất diệt tinh trùng (phổ biến là Nonoxynol-9, gọi tắt là N-9) là biện pháp tránh thai "thảm sát" không chừa cửa sinh cho đoàn hùng binh của các ông. "Ba con sâu" chỉ có tác dụng lùa tinh binh vào rọ. Tôi vừa lập gia đình, vì bị bệnh nên tôi không dùng thuốc ngừa thai. Chồng tôi phải dùng "ba...