Cá dọn bể xổng ra môi trường tác oai tác quái, có con nặng vài kg
Loài cá ngoại lai được du nhập vào Việt Nam với mục đích phục vụ cho thú chơi cá cảnh (vệ sinh bể cá) nhưng không biết bằng cách nào cá dọn bể lại bị xổng ra môi trường tự nhiên rồi phát triển tràn lan, khó kiểm soát.
Chưa thể tính toán hết những hệ lụy mà loài cá ngoại lai này gây ra đối với môi trường song với những người vẫn ngày đêm gắn bó với nghề chài lưới, với khúc sông này, quãng kênh kia để mưu sinh thì chúng đã gây thiệt hại rất lớn.
Một người làm nghề chài lưới tên Yến (SN 1957) có hơn 30 năm gắn bó với sông Thương ( Bắc Giang) chia sẻ với chúng tôi rằng, ông cảm thấy ngán ngẩm, thậm chí là căm ghét lũ cá dọn bể. Sự xuất hiện của chúng khiến cho những người làm nghề sông nước như ông có nguy cơ phải cất thuyền, treo lưới, gác cần câu và thậm chí là có thể treo… niêu.
Một mẻ cá dọn bể được gỡ ra khỏi lưới.
Lẽ thường gặp cá thì dân chài lưới sẽ vui nhưng với loài cá dọn bể, các ngư phủ chẳng hào hứng gì bởi chúng không những ít mang lại giá trị ngoài việc làm sạch bể cá cảnh, cá vướng vào khiến ngư dân mất nhiều thì giờ để gỡ, đã vậy lại còn phải xé lưới mới lôi cổ được chúng ra.
“Loại này dính vài lần là rách tan tay lưới, thử hỏi có ai ưa loài cá ấy”, ông Yến nhăn nhó giãi bày.
Theo ông Yến, trước đây quãng sông này nhiều tôm cá bản địa, còn hiện giờ cứ thưa vắng dần, oái oăm thay hễ cứ thả lưới xuống sông là bị vướng rất nhiều cá dọn bể. Có hôm thả lưới chưa đầy 20 phút đã có hàng chục con cá loại này bị mắc.
Tôi có một buổi chiều cùng ông Yến đi đánh cá dọc sông Thương trên chiếc thuyền nan và trực tiếp thấy những con cá dọn bể to bằng bắp chân người, da dẻ thâm nâu, mình mẩy đầy gai góc và nom chúng thực sự ghê rợn và không mấy thiện cảm.
Video đang HOT
Mẻ lưới vừa vớt lên, cua cá bản địa chẳng thấy đâu mà cá dọn bể thì mắc lưới đến mấy chục con, người ta quẳng chúng lên bờ cả ngày mà chúng vẫn sống.
Ông Yến than thở: “Không biết giờ ở đâu ra lắm lũ cá này thế, dù thả lưới vương, lưới bát quái, quăng chài, thả rọ hay đi câu thì đều chạm mặt nó, nhiều hôm phải bắt cả chục kí cá dọn bể mà phát ngán. Khổ nỗi chỉ nhìn hình dạng chúng là đã ghê rợn, mình cá rất ít thịt, toàn xương, da dẻ xù xì, thô ráp, vây nhọn hoắt như đinh và đương nhiên con người chẳng thể dùng làm thực phẩm. Không may bắt được mớ cá loại này cũng đành gọi cho mấy gia đình trên bờ mang về nấu cho lợn ăn hoặc ủ làm phân để bón cây”.
Vợ chồng ông Yến nhiều năm làm nghề chài lưới trên sông Thương rất ngại khi đánh phải cá dọn bể.
Nếu trước đây, bình quân mỗi ngày ông Yến kiếm được từ 100 – 200 nghìn đồng từ việc đánh bắt cua, cá trên sông nhưng nay khó khăn hơn rất nhiều, có hôm giăng lưới cả tiếng không được gì ngoài cá dọn bể.
Không chỉ trên sông, ngòi, tôi gặp một số dân chuyên đi câu giải trí và những người nuôi thả cá trong hồ, ao đều cho biết cá dọn bể đã xâm nhập vào đó và sinh sôi rất nhanh. Anh Vũ Minh Hồng cũng là dân chài lưới lâu năm trên sông Thương cũng bất ngờ khi thấy có quá nhiều cá dọn bể ở khắp hồ, ao, sông, ngòi.
“Bình thường khi được nuôi trong bể, giống cá ấy có kích thước và trọng lượng rất khiêm tốn nhưng khi xổng ra môi trường tự nhiên lại to lớn bất thường, có con nặng vài kí”, anh Hồng kể.
Tương tự, anh Ngô Minh Khánh ở huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) có mấy mẫu hồ thả cá, dù đã tuyển chọn giống rất kỹ, be bờ, đắp vùng cẩn thận nhưng không hiểu sao đợt thu hoạch cá cuối năm ngoái của gia đình anh lại xuất hiện tới vài chục kí cá dọn bể. Anh Khánh bảo: Nếu không có biện pháp kiểm soát đối với loài cá ngoại lai này thì lâu dài chúng sẽ trở thành thảm họa lớn và khó lường hết những tác hại đối với môi trường.
Cá dọn bể hay còn gọi cá lau kính có nguồn gốc từ Nam Mỹ, chúng là loài ăn tạp, thích nghi rộng, cơ thể nhiều xương, vây cực sắc nhọn và cứng như đinh. Ở môi trường tự nhiên, chúng không chỉ tranh cướp thức ăn mà còn có thể hút nhớt (chất nhầy) trên mình của các loài cá khác.
Cá dọn bể sinh sản nhanh, con người chẳng ai buồn bắt nên càng tạo cơ hội để chúng sinh trưởng, tồn tại và “tác oai tác quái” ở chốn “thủy cung”. Cũng cần đặt ra giả thiết vì cá dọn bể lây lan đến chóng mặt nên thời gian gần đây các sông ngòi, ao hồ thưa vắng dần cá tự nhiên bản địa?
Việt Nam đã từng đối mặt với những hậu quả lớn từ một số sinh vật ngoại lai gây ra như rùa tai đỏ, ốc bươu vàng, mới đây là tôm hùm đất và giờ cá dọn bể lại tạo ra những mối lo ngại không kém cho môi trường. Giải bài toán này thực sự không hề dễ dàng và câu trả lời đang chờ ngành chức năng.
Theo Đông Khánh (Nông nghiệp Việt Nam)
Công an vào cuộc điều tra, làm việc với chủ tiệm spa nâng mũi khiến cô gái bị mù vĩnh viễn
Lãnh đạo UBND huyện Hiệp Hoà, Bắc Giang cho biết hiện công an đang vào cuộc điều tra làm việc với chủ tiệm Spa sau sự việc nâng mũi khiến một cô gái bị mù vĩnh viễn một mắt.
Mới đây, chị Hoàng T. L. (SN 1993, trú tại huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) phản ánh, sau khi thực hiện nâng mũi tại cơ sở thẩm mỹ của Chu Thị Huyền (với tên là Chu Huyền) địa chỉ tại Đức Thắng, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang, thì chị L. đã bị mù bên mắt phải. Vụ việc trên khiến dư luận vô cùng xôn xao.
Ngày 11/10, lãnh đạo UBND huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang xác nhận vụ việc trên xảy ra từ tháng 6 năm nay, nhưng mới đây báo chí mới phản ánh, hiện cơ quan công an đang làm việc với chủ cơ sở làm đẹp này.
Cùng ngày chủ cơ sở làm đẹp nói trên cho biết, hiện chị đang làm việc với cơ quan công an để xử lý vụ việc, không muốn thông tin gì thêm.
Sau khi nâng mũi bằng biện pháp tiêm Filler tại cơ sở thẩm mỹ của chị Chu Thị Huyền địa chỉ tại Đức Thắng, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang, chị Hoàng T. L. đã bị mù mắt phải. Ảnh Báo Giao Thông
Theo thông tin tìm hiểu, vào tháng 6/2019 chị Hoàng T. L. được bạn giới thiệu đi làm đẹp tại cơ sở thẩm mỹ Chu Thị Huyền. Người bạn chị L. giới thiệu tiêm Filler nâng mũi tại đây và có ý nhờ làm giúp cho chị L. nên chị này đã đồng ý.
Chiều cùng ngày, chị L. đã đến cơ sở làm đẹp nói trên để nâng mũi. Tại đây, sau khi được chị Huyền bôi thuốc tê vào mũi, chị L. đã được chị Huyền tiêm 1,5cc chất lỏng vào vùng đầu mũi và giữa mũi gần 2 đôi mắt.
Theo thông tin trên báo Giao Thông, khoảng 20 phút sau, chị Huyền yêu cầu chị L. nhắm mắt và tiếp tục tiêm thêm chất lỏng. Đến đây, chị L. không thể mở mắt và không đứng dậy được vì choáng. Thấy mắt phải không nhìn thấy gì, chị L, muốn đi bệnh viện nhưng chủ cơ sở làm đẹp trấn an không phải đi, tiếp tục tiêm filler nâng mũi. Sau đó chị L. tiếp tục có biểu hiện đau đầu, choáng váng, buồn nôn nhiều hơn. Lúc này, chị Huyền vẫn không chịu đưa chị L. tới bệnh viện, mà cùng chồng đưa chị L. đến một thẩm mỹ viện khác tại Hà Nội.
Tại thẩm mỹ viện này, chị L. được tiêm 2 mũi vào bắp đùi, tuy nhiên tình trạng nôn mửa, choáng váng và mất thị lực vẫn không có chuyển biến tích cực. Đến khoảng 20h khi sức khỏe của chị L. yếu, Huyền mới đưa chị L. vào Bệnh viện Bạch Mai.
Về phần mình, chị Chu Thị Huyền, chủ cơ sở thẩm mỹ Chu Huyền xác nhận có sự việc chị L. bị mù mắt do tiêm Filler nâng mũi tại cơ sở thẩm mỹ của mình. Địa điểm tiêm Filler cho chị L. được Huyền xác nhận là tại nhà bố đẻ Huyền ở xã Đức Thắng, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.
"Đợt đó tôi có mua thuốc về tiêm cho V. (bạn của L.), hôm đó V. điện cho tôi và nhờ tôi tiêm cho L. Trong quá trình tiêm thì L. lại nói chuyện, chính vì thế khi tôi đang cho thuốc vào thì L. hơi vùng dậy, thế là kim tiêm nó mới lên mặt, sau đó gây tắc mạch.
Khi thấy như vậy, tôi đã xử lý chống sốc rồi sau đó đưa L. đến bác sỹ thẩm mỹ ở Hà Nội, rồi đưa L. sang Bệnh viện Bạch Mai. Tôi đã thuê dì của mình để chăm sóc L. tại đó", chị Huyền trả lời trên báo Giao Thông.
Sau khi xảy ra sự cố khi tiêm Filler nâng mũi khiến chị L. hỏng mắt, phía chị Huyền có cam kết sẽ tiếp tục đưa chị L. điều trị bằng các biện pháp khác để chị L. phục hồi, cũng như cam kết sẽ chịu trách nhiệm về công việc, tương lai của chị L.
Định Nguyễn
Theo saostar
Bắc Giang: Ẩn họa sông ngòi tràn lan loài cá da nhám, đen xì, có con to như bắp chân Sau vấn nạn sử dụng kích điện, thuốc trừ sâu hủy hoại môi sinh khiến lượng cá tôm tự nhiên giảm hẳn, giờ ngư dân lại thêm mối lo khó tránh dẫn đến tình cảnh cất thuyền, treo lưới, gác cần câu vì loài cá dọn bể. Mỗi ngày, vào lúc 8 giờ sáng và 4 giờ chiều, ông Dương Văn Cần ở...