Cả đời làm bà đỡ, bốc thuốc Nam nơi quanh năm sương mù
Ở miền sơn cước xã Co Mạ – nơi quanh năm sương mù giăng kín lối, bà Vừ Thị Ly (hơn 60 tuổi), bản Co Mạ (xã Co Mạ, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La) rất có uy tín với đồng bào nơi đây.
Bởi bà đã có hơn 30 năm hành nghề bà đỡ, bốc thuốc nam chữa bệnh cho người dân nơi đây.
Đến với đồng bào Mông ở bản Co Mạ, hỏi nhà bà Ly ở đâu, từ đứa trẻ lên 3 đến người lớn tuổi không ai là không biết. Nhà chính cùa bà Ly ở bản Co Mạ, nhưng bà và chồng lại thích lên nương, lên rẫy sinh sống để trồng cây thuốc nam, nuôi con lợn, con gà.
Được sự dẫn dắt nhiệt tình của một chàng thanh niên người Mông – là cháu họ của bà Ly, chúng tôi tìm đến nơi ở của bà. Ngôi nhà bà Ly nằm lọt thỏm trong khe núi, 3 bên là núi đá vôi cao sừng sững như những cột chống trời. Bà ly có dáng người đậm, gương mặt phúc hậu, sống mộc mạc, chất phác nên được mọi người rất kính trọng.
Theo bà Ly, những cây cỏ mọc phía sau ngôi nhà của bà toàn là thuốc quý.
Trò chuyện với chúng tôi, bà Ly kể lại cơ duyên đến với nghề bà đỡ, bốc thuốc nam chữa bệnh cho người dân vùng cao: Là con gái cưng trong nhà, trước đây, khi chưa lập gia đình, tôi hay theo chân mẹ đi đỡ đẻ, bốc thuốc chữa bệnh cho bà con. Còn nhớ, thời đó mẹ tôi cũng là một trong những thầy thuốc có uy tín nên cứ cách 3 – 4 ngày lại có người tìm đến nhà mời mẹ tôi đi chữa bệnh. Đi theo mẹ nhiều, dần dà tôi cũng học được cách đỡ đẻ, bốc thuốc từ khi nào không hay – bà Ly nhớ lại.
Video đang HOT
Để tiện cho công việc bốc thuốc chữa bệnh cho bà con, bà Ly thường vào rừng đào cây thuốc về trồng ở gần nhà.
Bà Ly cho biết: Thời ở cái tuổi trăng tròn, ở các xã, bản vùng cao cuộc sống rất khó khăn. Trạm y tế, nữ hộ sinh hầu như không có. Tôi đã tận mắt chứng kiến những cái chết đau thương của nhiều thiếu phụ khi đến thời kỳ sinh nở. Hậu quả là chồng mất vợ, bố mất con, con mất mẹ…
“Một nguyên do nữa là đối với đồng bào Mông, khi đến cữ, các sản phụ thường đẻ tại nhà không có người đỡ đẻ. Một số ca khó đẻ thì gia đình mổ lợn, mổ gà gọi thầy cúng, thầy mo đến làm phép trừ ma dẫn đến việc không đẻ được gây ra nhiều ca tai biến rất đáng tiếc. Điều đó trở thành động lực thôi thúc tôi quyết tâm học đỡ đẻ, bốc thuốc để cứu giúp bà con. Nhất là cứu giúp các chị em, phụ nữ Mông – những người có lối sống khép mình, ngại ngùng” – bà Ly tâm sự.
Cả những cây mọc trên vách đá, tưởng chừng vô tác dụng thì với bà Ly lại là cây dược liệu quý.
Cách thức đỡ đẻ của bà Ly là dùng 2 bàn tay xoa vào bụng sản phụ và cảm nhận xem vị trí của thai nhi thuận lợi không, ngôi ngang, chuyển dạ kéo dài… mà có hướng xử lý kịp thời. Với những ca khó, vượt ngoài khả năng thì bà Ly vận động người nhà đưa sản phụ xuống trạm xã, bệnh viện.
Nói về bà Ly, chị Thào Thị Ly trú tại bản Co Mạ, chia sẻ: Bà Ly là ân nhân cứu mạng của gia đình tôi đấy. Nếu không có bà Ly, chắc giờ 2 mẹ con tôi đã sang thế giới bên kia rồi.
Bà Ly xoa bụng giúp đứa cháu trong nhà để giải phóng phần khí lạnh dư thừa.
“Lúc chuyển dạ chuẩn bị sinh đứa cháu này, bụng tôi đau quằn quại kèm theo các cơn co thắt. Lúc đó chồng đang học dưới Hà Nội nên tôi chẳng biết kêu ai. Cơn đau mỗi lúc một tăng, kéo dài cả một ngày trời mà không đẻ được do thai nhi nằm ở vị trí không thuận. Tôi cứ nghĩ mình sẽ không qua khỏi. May mẹ chồng tôi nhanh trí gọi bà Ly đến, rồi bà dùng tay xoa nhẹ lên bụng, được vài phút sau mẹ tròn con vuông ngay. Bà Ly đỡ đẻ mát tay thật”- chị Ly chỉ tay vào đứa con gái hơn 3 tuổi của mình và nói.
Khi chúng tôi ngỏ ý hỏi, hơn 30 năm hành nghề bà đỡ, bà đã giúp đỡ bao nhiêu ca rồi, bà Ly cười và bảo: “Con số chính xác thì không nhớ lắm nhưng chắc hơn trăm ca gì đấy. Còn nhưng ca khó đẻ, tôi không đủ sức thì kịp thời vận động gia đình chuyển xuống bệnh viện lớn để các y bác sĩ cứu giúp”.
Mỗi khi đỡ đẻ thành công cho các sản phụ, bà Ly chỉ lấy một con gà trống, giấy bản, bó hương, vải đỏ để làm lý cho ông bà tổ tiên, những người đã truyền dạy bí kíp đỡ đẻ cho bà. Ngoài kỹ năng đỡ đẻ, bà Ly còn có uy tín khi biết dùng thuốc nam để chữa bệnh thủy đậu, mụn nhọt, xương khớp, sưng chân tay cho nhiều người dân trong vùng…
Theo Danviet
Mưa đá kéo dài 50 phút ở Mù Cang Chải
Sau gần 1 tháng không có mưa, chiều nay, địa bàn huyện Mù Cang Chải bất ngờ đón trận mưa đá kéo dài gần 50 phút.
Khoảng hơn 16h chiều 16.2, tại Ngã ba Kim (xã Púng Luông) và một số khu vực trên địa bàn huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái đã xảy ra mưa đá khá lớn trong thời gian dài.
Mưa đá kéo dài gần 50 phút ở Mù Cang Chải chiều nay.
Theo người dân địa phương, trận mưa kéo dài khoảng 50 phút. Mưa lớn kèm theo những viên đá to bằng đầu ngón tay cái đã làm hư hại một số diện tích rau màu của người dân. Hiện chưa có những thống kê thiệt hại cụ thể.
Được biết gần một tháng nay, trên địa bàn huyện Mù Cang Chải không có mưa. Thời điểm này là đầu xuân, bà con đang xuống giống nhiều loại cây trồng nên cơn mưa có tác dụng lớn sau một thời gian khô hạn. Tuy nhiên mặt khác cũng sẽ gây hại cho hoa màu, trong đó có những vườn mận đang vào thời kỳ đơm hoa kết trái.
Theo Đinh Tuấn (VOV)
Bí ẩn tục dán lông gà vào bàn thờ của người Mông Tối 30 Tết, sau khi gọi hồn đón năm mới, đồng bào Mông ở bản Hua Ty (xã Co Mạ, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La) dùng 4 túm lông gà chấm vào tiết gà dán lên bàn thờ để gọi thần linh, tổ tiên mang lại may mắn, sức khỏe, hạnh phúc, thành công trong năm mới. Đối với người dân tộc...