Cá đối cồi trên sông Bàn Thạch: Thượng phẩm, không phải ai cũng được thưởng thức
Ở làng Bàn Thạch, cá đối cồi tháng bảy, tháng tám đã trở thành một khúc hòa tấu dân dã, ngon và lạ miệng. Cũng vị ngọt, béo bùi pha chút cay cay nhưng sao cứ mơn man trong lòng tưởng như không bao giờ chán.
Cá đối cồi nấu cháo. Văn Hoàng
Không chỉ nổi tiếng với nghề chiếu truyền thống, làng Bàn Thạch (xã Duy Vinh, H.Duy Xuyên, Quảng Nam) còn có thiên nhiên hữu tình. Mùa này, trên sông Bàn Thạch, bên cạnh các loại cá quen thuộc như cá hồng, cá mú, cá diếc, cá ngạnh… còn xuất hiện nhiều cá đối cồi hơn thời điểm khác.
“Anh về Bàn Thạch em trải chiếu cho anh nằm
Tình sâu nghĩa nặng mấy con trăng rằm không phai”
Cá đối có lẽ không hề xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên, cá đối cồi thì không phải ai cũng được thưởng thức qua. Cá đối cồi câu ở sông Bàn Thạch thường nặng chừng gần 1 kg, hiện giá hơn 250.000 đồng/kg. Cá đối cồi tuy được giá là vậy nhưng mỗi khi đi thả lưới, quăng chài hay câu, ngư dân thường giữ lại cho gia đình hoặc biếu người thân vì nó thuộc diện thượng phẩm.
Video đang HOT
Trong thực đơn thường ngày của cư dân bên sông Bàn Thạch, cá đối cồi được chế biến thành nhiều món ngon. Trước tiên là cá hấp. Cá vừa bắt được mang về bỏ vây, bỏ ruột, đánh sạch vảy để ráo và ướp gia vị cho thấm; thêm bún, nấm, củ hành, tương, ớt, gừng, thịt lợn bằm lên mình cá trước khi đem hấp cách thủy. Hoặc đơn giản thì chỉ cho cá vào nồi hấp với hành lá. Hấp xong, mở nắp nồi, thêm vài cọng ngò, lát ớt. Sau đó, chỉ việc cuốn từng miếng cá đối cồi trắng nõn với xà lách, húng cây, cải bẹ xanh… chấm nước mắm chua cay.
Không thể không kể đến món cá đối cồi kho già lửa với dưa cải muối. Cho cá đã ướp gia vị vào nồi nấu nhỏ lửa cho thấm rồi bỏ dưa cải muối vào kho, có thể thêm một lớp thịt lợn ba chỉ. Điểm thu hút nhất của món này chính là vị ngọt rất riêng của từng thớ thịt cá trắng ngần xen chút hăng hăng của dưa cải không thể lẫn đi đâu được, ăn với cơm vừa thơm vừa béo.
Đặc biệt, cá đối cồi xuất hiện với món cháo đậm đà ngon không gì bằng trong các bữa ăn đổi vị hay đãi khách thăm nhà. Cá rửa sạch, xẻ bụng, bỏ ruột, nhớ không bỏ cục “cồi” (dạ dày). Nếu cá to có thể cắt thành từng khúc dài. Mang cá ướp cùng vài thìa nước mắm, một muỗng hạt nêm, một ít tiêu xay, một muỗng ớt bột, vài thìa nước màu và một thìa đường trong khoảng 20 phút. Gạo để nấu cháo nên kết hợp cả gạo tẻ và nếp. Trong khi chờ cá thấm gia vị, gạo ngon đem rang cho hơi vàng trước khi đổ nước vào nấu cháo sẽ giúp cháo không quánh đặc. Cá đã thấm gia vị cho vào nồi cháo đang sôi. Năm bảy phút sau tắt bếp. Thịt cá trắng, ngọt, bùi, chấm với nước mắm ớt, ăn hoài không ngấy. Hành lá băm nhỏ vừa để trang trí tô cháo vừa giúp ngon miệng hơn, rắc thêm một chút tiêu, ớt bột trước khi ăn để có cảm giác cay nồng
Theo thanhnien.vn
Cá diếp hầm ngải cứu vừa ngon lại chữa đau đầu cực nhanh
Mùa lạnh này có bát cơm nóng ăn với món cá diếc hầm ngải cứu thơm bùi cứ gọi là nhất.
Nguyên liệu
- Cá diếc 0,5 kg (khoảng 20.000 đ)
- Rau ngải cứu: 1-2 mớ
- Tóp mỡ
- Vỏ quýt, gừng thái lát
Cách làm:
- Cá diếc làm sạch ướp gia vị, mắm, hạt tiêu khoảng 30-45 phút cho ngấm.
- Ngải cứu rửa sạch rồi trải một lớp dưới đáy nồi rồi lớp cá kèm vỏ quýt, lát gừng và lớp ngải cứu trên cùng.
- Cho cá vào nồi hầm và đổ nước sâm sấp mặt cá. Hầm 20 phút sẽ nhừ cả xương sau đó chuyển qua bếp từ hoặc bếp ga để đun cho cạn bớt nước đến khi cá săn lại.
Chỉ với 30 phút vào bếp, bạn đã có một món ăn mặn cùng cơm tuyệt đỉnh, ngon - bổ và cực rẻ. Vị bùi của cá hòa cùng ngải cứu mềm thơm không hề đắng giúp chữa đau đầu, bổ máu hiệu quả.
Chúc bạn thành công!
Theo emdep
Món ngon Bình Thuận: Cá đối mùa biển động Nhân nói thêm về con cá đối, ông Năm Rừng cho biết: Cá đối thịt ngọt, hiền... ngon nhất là muối sư chiên vàng. Để muối sư, cần làm sạch mang cá, sau đó giã nhỏ hành củ, ớt, thêm chút bột ngọt, muối vừa phải... rồi cho tất cả vào thau đựng cá, trộn đều, để một thời gian cho thấm gia...