Cá độ mùa World Cup: Càng gỡ càng… thua đau (Kỳ 2)
World Cup cũng là mùa thế giới ngầm cá độ bóng đá hoạt động sôi động. Nhiều con bạc thua độ đến mức sổ đỏ, ô tô, xe máy… nối đuôi nhau vào hiệu cầm đồ.ỳ 1)
Hiệu cầm đồ “được mùa“
Không phải con nghiện cá độ bóng đá nào cũng đủ tiềm lực tài chính để theo độ suốt mùa World Cup. Nhiều người phải mang tài sản như ô tô, xe máy, điện thoại… đi cầm cố ngay từ những trận đầu tiên.
Mùa World Cup cũng là mùa “hốt bạc” của những người làm nghề cầm đồ, cho vay nặng lãi. Dọc các con phố nổi tiếng chuyên kinh doanh dịch vụ cầm đồ trên địa bàn Hà Nội, điện sáng thâu đêm, khách ra vào liên tục. Có tận mắt chứng kiến những người làm dịch vụ cầm đồ, cho vay nặng lãi hoạt động trong mùa World Cup mới thấy được sự khốc liệt của trò cá độ bóng đá.
“Nhiều khi đêm hôm có người mang điện thoại, xe máy cùi đến cầm cố, chán chẳng buồn nhận. Dịp này, tôi phải thuê thêm địa điểm để giữ xe cầm cố, nhất là ô tô, xe máy. Tiền vốn cũng luôn sẵn để phục vụ con bạc dù họ có nhu cầm cầm cố những tài sản có giá trị như thế nào đi nữa”, anh H., chủ một hệ thống cầm đồ trên địa bàn Hà Nội, cho biết.
Thường thì những người có thói quen cầm cố tài sản hay tìm đến những địa điểm tin cậy, vừa đảm bảo tài sản cầm cố của mình an toàn, vừa có mức lãi chấp nhận được.
World Cup là mùa kiếm bội tiền của những người làm dịch vụ cầm đồ, cho vay nặng lãi.
“Tôi có khách quen ở ngoại thành Hà Nội đã nhiều mùa bóng cầm cố tài sản. Gia đình người này chắc cũng có điều kiện. Sau hai ngày khai mạc World Cup đã thấy anh ta lái ô tô đến cầm cố. Lần đầu tiên chỉ cầm giấy tờ xe lấy vài chục triệu, nhưng đến hết vòng bảng, số tiền cầm cố chiếc ô tô đã lên tới 300 triệu. Nếu không gỡ được, dễ qua World Cup mất đứt cái xe ô tô”, anh H. chia sẻ.
Chủ một hiệu cầm đồ khác ở thị trấn ngoại thành Hà Nội cho biết: “Từ đầu mùa đến giờ có một chiếc xe máy SH cắm vào rồi lấy ra ở chỗ tôi đến gần chục lần. Mỗi lần cắm vào, số tiền lại tăng lên một ít. Những ngày này các con bạc quay tiền như chong chóng. Thua độ không có tiền trả thì phải cắm xe vào hiệu, tối gỡ gạt được thì lấy ra, rồi hôm sau thua lại cắm vào”.
Nhiều gia đình cuối mùa bóng phải cắm cả sổ đỏ vào ngân hàng trả nợ tiền chơi các độ. Rồi ô tô, xe máy, điện thoại cũng theo đó mà đi.
Một tin nhắn chốt kèo của dân cá độ bóng đá với nhà cái.
“Hôm Argentina thua đội gì đó 0-3 ấy, tôi đang ngủ trưa thì có điện thoại của một người lạ, trao đổi nhanh thì cậu này muốn cầm sổ đỏ lấy 300 triệu đồng. Vì người này xin được số điện thoại của tôi qua một người quen cũng hay cầm đồ ở đây. Hẹn nhau ra cửa hàng, đang viết giấy tờ cầm cố thì cô vợ ở đâu ập đến giật phăng sổ đỏ. Hai vợ chồng cãi nhau to, tí nữa còn đánh nhau”, anh H. kể.
Video đang HOT
Đối với những con bạc không có điều kiện, thua độ mà không có tài sản cầm cố, họ sẽ dễ dàng tìm đến tín dụng đen. Khoản tiền vay tăng lên từng trận, nếu không thắng, lãi mẹ đẻ lại con, cuối cùng phải đi trốn nợ hoặc để gia đình gánh hậu quả.
Tín dụng đen là đường cùng mà những người chơi cá độ bóng đá thua tha tìm đến để gỡ gạt lại những gì đã mất.
Với khoản tiền vay 10 triệu lãi phải trả 5 nghìn đồng/triệu/ngày. Như vậy tính ra một tháng người vay phải trả 1,5 triệu đồng tiền lãi.
Anh H. kể thêm: “Làm nghề này cũng chục năm nay rồi, trải qua các kỳ World Cup tôi thấy bây giờ số lượng người tham gia chơi cá độ bóng đá ngày một đông. Hết mùa người được thì ít mà người thua thì nhiều, rồi lâm cảnh nợ nần. Nhiều người mất nhà, vợ bỏ, thậm chí phải trốn nợ đi nơi khác sinh sống không dám quay về.
Làm nghề nhiều khi nghĩ cũng khổ cho những gia đình có người mê cờ bạc, cá độ. Nói không đâu xa như nhà chị N. trong xóm, chồng làm nghề lái xe đường dài, thu nhập cũng khá ổn nhưng khổ nỗi lại mê cá độ. Giải châu Âu năm 2016, chồng bỏ cả việc chỉ ở nhà cá độ.
Số tiền tích góp được theo đó mà bay, không những thế cuối mùa vợ phải mang sổ đỏ vào ngân hàng vay hơn 400 triệu đồng để trả nợ cho chồng, một thời gian sau hai vợ chồng bỏ nhau. Giờ thì người chồng bỏ vào miền trong làm rẫy mấy năm chẳng thấy về. Còn vợ mang con về nhà ngoại, căn nhà ngân hàng mới bán đấu giá đợt vừa rồi”.
“Cả làng đều thua”
Đó là khẳng định của anh Đ., chủ đại lý trong một đường dây cá độ bóng đá mà chúng tôi đã đề cập đến trong bài trước. Diễn biến của vòng loại World Cup năm nay khó lường, phần lớn người chơi đều thua độ.
Ngủ ngày cày đêm, kết quả đến cuối mùa thu được là nhà cửa, ô tô, xe máy theo World Cup mà đi.
“Con bạc ham lắm, càng thua càng muốn gỡ. Ở giải lần này các đội cửa trên đều gặp khó khăn nên đa số đều thua độ”, anh Đ. tiết lộ.
“Chẳng ai nói hay được điều gì, biết là thua nhưng mà nó ngấm vào máu thịt rồi anh ạ. Em tính từ đầu mùa đến giờ thắng đâu được vài trận, còn lại thua. Đau nhất là trận Đức thua Hàn Quốc 0-2, trận ấy cả “làng” cùng “chết”, riêng em mất 50 triệu đồng”, con bạc tên N. chia sẻ.
N. tiết lộ thêm: “Số tiền từ đầu mùa đến giờ em mất cũng phải cỡ 120 triệu đồng, một chiếc xe máy đang nằm trong hiệu cầm đồ không biết khi nào mới lấy ra được. Lúc thắng thì ai cũng biết, lúc thua thì quay tiền trả nợ để có cơ hội gỡ gạt”.
Trọng Trinh
Theo Dantri
Chủ tàu kêu trời vì thuyền viên ứng tiền rồi... biến mất
Biết chủ tàu cá cần lao động đi biển, nhiều ngư dân liên hệ xin ứng tiền với lời hứa ra khơi cùng chủ tàu. Sau khi nhận được tiền, những ngư dân này lại "lặn" mất khiến chủ tàu vừa mất tiền, vừa thiệt hại kinh tế khi tàu cá phải nằm bờ vì thiếu lao động.
Cuối tháng 3/2018, lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ngãi đã phát hiện và giải cứu 4 ngư dân tỉnh Bình Thuận bị chủ tàu cá trói bằng xích sắt. Khai nhận với cơ quan chức năng, chủ tàu cho biết đã ứng trước cho 4 lao động số tiền 28 triệu đồng nhưng họ không làm được việc nên đành đưa về đất liền. Trên đường về, chủ tàu đã trói 4 ngư dân để tránh tình trạng trốn nợ.
Hành vi này của chủ tàu đã bị lên án, tuy nhiên đây là "giọt nước tràn ly" sau khi hàng loạt chủ tàu mất tiền oan vì tin lời hứa của thuyền viên.
Một thuyền viên bị chủ tàu trói vì sợ trốn nợ
Xã Bình Châu (huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) là nơi có nhiều tàu cá làm nghề lặn và đây cũng là nơi có nhiều chủ tàu mất tiền vì tin lời hứa của thuyền viên.
Trong khai thác hải sản ở những vùng biển xa thì lặn là nghề cực nhọc, nguy hiểm nhất. Vì vậy, nguồn lao động lặn biển luôn trở nên "khan hiếm" với chủ tàu.
"Để có lao động lặn biển chúng tôi phải ứng trước cho 4 lao động ở Bình Định, Khánh Hòa 60 triệu đồng. Vậy mà đến ngày ra khơi thì họ "lặn" luôn không liên lạc được", bà Võ Thị Sen - chủ tàu cá ở xã Bình Châu than thở.
Như để giải tỏa bức xúc, bà Sen cho biết thêm: mỗi chuyến ra khơi nghề lặn kéo dài vài ba tháng, vì vậy ngay trước Tết Nguyên đán gia đình bà phải tìm lao động lành nghề để sẵn sàng ra khơi.
Vào thời điểm đó, 4 ngư dân Bình Định, Khánh Hòa biết tin nên đã liên lạc xin làm công trên tàu với điều kiện phải được ứng trước tiền. Đang thiếu lao động, lại tin tưởng vào lời hứa của 4 ngư dân nên bà Sen ứng trước cho họ 60 triệu đồng.
Sau khi tìm được lao động, bà Sen bỏ ra 100 triệu đồng mua thêm trang thiết bị lặn cho chuyến biển dài ngày. Đến ngày hẹn ra khơi, bà Sen liên lạc thông báo với 4 người đã ứng tiền trước đó nhưng tất cả đều tắt điện thoại.
"Tìm mọi cách liên lạc không được nên đành chịu mất tiền, rồi phải lỡ chuyến biển. Thiếu lao động nên chồng con tôi sau đó buộc phải ra khơi hành nghề câu, đồ lặn cả trăm triệu phải bỏ", bà Sen bức xúc.
Cùng tình cảnh bị nhiều ngư dân "lặn" mất tiền, bà Võ Thị Năng ôm một xấp giấy chuyển tiền bày tỏ bức xúc với phóng viên.
Sau nhiều năm tích góp, gia đình bà Năng đóng được một chiếc tàu công suất lớn đánh bắt ở ngư trường xa bờ. Tàu lớn cần nhiều lao động nên trước Tết Nguyên đán vừa qua, bà Năng phải ứng tiền để giữ chân 10 lao động ở tỉnh Nha Trang.
"Khi nhận tiền họ hứa chắc chắn lắm, trong khi mình thì cần lao động nên phải ứng trước cho họ 180 triệu đồng. Vậy mà sau Tết liên lạc lại thì tất cả đều tắt máy. Tìm mọi cách hỏi thông tin thì được biết số lao động này đã đi biển với tàu khác", bà Năng cho biết.
Bà Năng đã chuyển 180 triệu đồng để giữ chân 10 lao động nhưng rồi tiền và lao động đều "lặn" mất
Thiếu lao động nên tàu cá của gia đình bà Năng buộc phải nằm bờ một thời gian dài. Sau đó, dù chưa tìm đủ lao động cần thiết nhưng chồng bà Năng phải cho tàu ra khơi để hạn chế bớt thiệt hại.
"Nhiều lần mất tiền vì ứng trước cho ngư dân nhưng không ứng không được. Mình cần lao động nên phải ứng tiền để giữ chân nếu không họ theo tàu khác. Từ năm 2009 đến nay nhà tôi mất mấy trăm triệu kiểu này rồi mà không có cách gì đòi được", bà Năng cho biết thêm.
Không chỉ bà Năng, bà Sen mà còn nhiều chủ tàu khác vừa mất tiền, vừa thiệt hại về kinh tế do thiếu lao động đi biển nhưng đành im lặng. Trong khi đó, nhiều ngư dân nắm được "điểm yếu" của chủ tàu nên vẫn tiếp tục nhận tiền rồi "lặn" mất.
Nắm được "điểm yếu" cần lao động của chủ tàu nên có trường hợp một lao động nhận tiền của 4 - 5 chủ tàu sau đó bỏ trốn
Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Thanh Hùng - Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá xã Bình Châu (huyện Bình Sơn), cho biết: tình trạng ngư dân ứng tiền của chủ tàu rồi trốn đã kéo dài nhiều năm qua. Tuy nhiên, cơ quan chức năng không thể giải quyết do chủ tàu và ngư dân chỉ thỏa thuận miệng mà không có giấy tờ, hợp đồng. Vì vậy, khi ngư dân không thực hiện lời hứa thì chủ tàu đành im lặng chịu mất tiền.
"Nắm được "điểm yếu" của chủ tàu là thiếu lao động nên có trường hợp một lao động ứng tiền của 4 - 5 chủ tàu sau đó trốn biệt tăm khiến chủ tàu thiệt đơn, thiệt kép. Để hạn chế tình trạng này chúng tôi cũng chỉ biết tuyên truyền, nhắc nhở ngư dân phải cẩn thận khi tìm lao động nhằm tránh thiệt hại", ông Hùng nói.
Quốc Triều
Theo Dantri
Con gái nuôi Kim Tử Long từng trốn nợ tiền tỷ, muốn tự tử để giải thoát Giai đoạn cải lương thoái trào, bố và anh trai phải nằm viện vì ung thư, nghệ sĩ Bình Tinh và mẹ rơi vào bế tắc, nợ nần tiền tỷ. Bình Tinh là gương mặt quen thuộc với khán giả yêu thích cải lương. Cô là con gái của đôi nghệ sĩ cải lương Đức Lợi - Bạch Mai, con gái nuôi của...