Cá độ, cờ bạc như trò… giải trí của cầu thủ Việt
Nếu chúng ta hay hỏi: “Tại sao giới cầu thủ Việt lại máu đỏ đen đến thế” thì cũng nên đặt ngược lại vấn đề là: “Cầu thủ Việt làm gì để giải trí sau những giờ tập”?
Đi sát đời sống bóng đá nội sẽ rất dễ nhận ra đáp án là: đánh bài giải trí. Đầu năm 2013, trong một lần đến Rạch Giá để theo dõi đội K.Kiên Giang chuẩn bị cho mùa giải mới, người viết cứ thấy hễ sau một buổi tập luyện vã mồ hôi buổi chiều thì khoảng chục cầu thủ K.KG lại lôi ngay bộ bài chia ra làm 2 nhóm sát phạt với nhau.
Họ đánh bài trong lúc “chờ khô mồ hôi” để đi tắm rửa rồi ăn cơm tối. Cùng ở trên với cầu thủ tầng 2 của khán đài A của SVĐ Rạch Sỏi, ngay tại cầu thang lối lên xuống là phòng của BHL với HLV trưởng và các trợ lý. Các HLV cũng thấy hết chuyện cầu thủ tụm năm tụm bảy lại đánh bài song chẳng ai nhắc nhở vì họ cũng thấy chuyện đó… bình thường.
Điều đó có nghĩa chuyện đánh bài có vẻ đã trở thành thói quen khó bỏ của giới cầu thủ Việt và họ đánh bất cứ lúc nào thấy rảnh. Hầu hết ai cũng coi đó là hình thức giải trí nếu chỉ đánh ăn thua với nhau chầu café, ăn sáng hay “nặng đô” hơn một chút là 5-10.000 đồng “cho nó có không khí”. Nhưng từ chuyện đánh bài cho vui đến đánh bài ăn tiền thật, đánh lớn cũng chẳng cách xa nhau là mấy.
Đời sống tinh thần của giới cầu thủ Việt nói chung là tẻ nhạt. Do hạn chế về trình độ học vấn, kiến thức nên cũng khó đòi hỏi cầu thủ Việt có những thói quen giải trí lành mạnh như đọc sách, xem phim hay đọc báo chí, tìm hiểu thông tin trên Internet. Thay vào đó, họ tìm cách giết thời gian bằng cách đánh bài, café hoặc lúc có tiền rủng rẻng thì đi hát hò karaoke, lên sàn nhảy.
Video đang HOT
Những thú vui giải trí này thường phát sinh nhiều hệ lụy tai hại mà điển hình như chuyện đánh bài. Thực ra cầu thủ Việt thích đánh bài từ khi còn là các cầu thủ trẻ tập năng khiếu rồi được “nuôi dưỡng” cho đến lúc trưởng thành về nghề nghiệp. Mức độ sát phạt vì vậy dễ tăng theo cấp độ thời gian, mà điển hình có lẽ là vụ các cầu thủ một CLB ở miền Trung ngày trước đánh bài, xóc “bầu cua” ở bản doanh CLB với mức độ ăn thua khốc liệt lên đến cả chục triệu đồng.
Sự nguy hại của việc đánh bài thường xuyên là nó kích thích máu đỏ đen tiềm tàng ở bản thân mỗi cầu thủ. Từ đánh bài ăn tiền, họ chuyển sang tập tành cá độ bóng đá quốc tế, rồi từ cá độ bóng đá quốc tế sang cá độ chính các trận đấu ở CLB mà mình thi đấu. Từ những cú xuống tay “chách chách” của các là bàn xuống sàn nhà đến cú “click click” vào các ô nhấp nháy đèn xanh đỏ của trang cá cược là một quá trình tịnh tiến.
Trình tự luôn là như thế vì “cờ bạc phải quen tay” chứ chẳng ai mà sau một đêm lại trở nên sành sỏi chuyện cá độ bóng đá.
Cốt lõi của vấn đề vẫn nằm ở ý thức, bởi lẽ chính những HLV hay người thầy ở các CLB cũng cho rằng chuyện đánh bài giải trí là điều bình thường nên thay vì nhắc nhở, họ coi như không có gì. So ra nếu cầu thủ quây quần ở CLB đánh bài vẫn “tốt chán” so với đi ra ngoài rượu chè, trai gái, bay lắc! Bởi vậy nó tạo thành một cái vòng luẩn quẩn đôi khi rất buồn cười về chuyện quản quân, mà đôi khi thực chất là các HLV chỉ nắm được phần xác cầu thủ chứ không quản được phần hồn của họ.
Ngăn được cái gì hay cái đó. Đã đến lúc các CLB ở Việt Nam, từ đội trẻ đến đội 1 cần chỉnh đốn lại chuyện đánh bài của cầu thủ và coi đây là điều nghiêm cấm tuyệt đối. Để tạo thành một thói quen tốt thì rất khó và lâu dài nhưng để tạo nên thói xấu như máu đỏ đen lại dễ vô cùng. Chỉ cần một bộ bài thôi cũng đủ kích thích và nuôi dưỡng dần con quỷ tham lam ẩn mình ở mỗi cầu thủ.
Theo VNE
Bi kịch cầu thủ liên tiếp bị hai đội bóng quỵt và nợ tiền
'Năm trước đá cho Kiên Giang, tôi bị quỵt hết 250 triệu đồng'. Mùa này, bóng ma lại hiện về với cầu thủ xấu số.
"Chúng tôi hàng ngày tập luyện với cái đầu nặng trĩu. Giải gần kết thúc rồi mà tiền bạc CLB không trả và cũng không có lời giải thích rõ ràng. Không khí trong đội giờ nặng nề lắm. Chúng tôi sợ 'bóng ma' CLB Kiên Giang hiện về", một cầu thủ của An Giang, từng thi đấu cho Kiên Giang, cho biết.
HLV Nhan Thiện Nhân ra đi, trong khi các học trò cũ đang bị nợ tiền chuyển nhượng, lương và thưởng. Ảnh: KL.
Sau khi thăng hạng V-League, CLB An Giang tiến hành ký hợp đồng với hàng loạt cầu thủ mới với thời hạn hai năm nhằm mục tiêu trụ hạng. Tuy nhiên, lãnh đạo đội bóng này chỉ mới trả 50% phí lót tay cho ngoại binh và 20-30% với cầu thủ nội của năm hợp đồng đầu tiên. Lương hiện nay còn nợ hai tháng 7 và 8 chưa thanh toán. Tổng số tiền mà An Giang nợ cầu thủ vào khoảng 3-4 tỷ đồng, trong khi theo Giám đốc điều hành Võ Hoàng Phong, nhà tài trợ còn nợ đội bóng 14 tỷ đồng nên "CLB giờ không còn một xu".
Một cầu thủ tâm sự: "Năm trước đá cho Kiên Giang, tôi bị quỵt hết 250 triệu đồng. Ban đầu, lãnh đạo cũng hứa hẹn dữ lắm nhưng rồi khi mùa giải kết thúc thì 'lặn mất tăm', anh em làm đơn kêu cứu gửi khắp nơi nhưng chẳng có hồi đáp gì. Bây giờ, tình hình ở An Giang giống Kiên Giang mấy vòng cuối mùa trước. Chúng tôi đa số ký hai năm nhưng giờ chỉ mong lấy được hết tiền lót tay một năm cùng lương, thưởng là mừng lắm rồi. CLB còn nợ tôi 300 triệu đồng, không biết có lấy được không để còn lo toan cuộc sống...".
Cách đây một tháng, ngày 1/7, nhóm 15 cầu thủ của An Giang từng đình công và làm đơn "xin tạm ngừng lao động" gửi lãnh đạo nhằm gây sức ép buộc CLB trả tiền lương từ tháng 5-7, cùng tiền thưởng và tiền lót tay theo hợp đồng đã ký. Trước sức ép, lãnh đạo đội bóng miền Tây "tạm ứng" cho các cầu thủ tiền trận thắng Quảng Nam và vài tháng tiền lương. Mọi chuyện mới êm êm chưa được bao lâu thì nay, sự việc lại bắt đầu bùng phát trở lại.
CLB An Giang hiện nay còn đứng trước nguy cơ bị kiện bởi 4 cầu thủ bị thanh lý cách đây vài tuần gồm Minh Nhựt, Công Thành, Ngọc Quốc, Minh Tùng. 4 người bức xúc việc lãnh đạo thanh lý họ mà không có lý do rõ ràng và còn nợ tiền nhóm cầu thủ trên hơn một tỷ đồng tiền lót tay của hợp đồng một năm. Cụ thể, số tiền đội bóng chưa thanh toán cho Công Thành là 380 triệu đồng, Minh Nhựt 380 triệu, Ngọc Quốc 190 triệu và Minh Tùng 80 triệu. Nhóm cầu thủ trên nhất quyết không ký vào biên bản thanh lý hợp đồng và đang sẵn sàng kiện CLB nếu không trả tiền.
Đơn xin tạm ngừng lao động của nhóm cầu thủ An Giang. Ảnh: NH.
Bước vào trận đấu cuối tuần này gặp Thanh Hóa, CLB An Giang chỉ còn 17 cầu thủ có thể ra sân do họ đã thanh lý 4 cầu thủ trước đó, thêm 4 cầu thủ bị treo giò và một cầu thủ dính chấn thương. Trên băng ghế chỉ đạo, HLV Nhan Thiện Nhân xin từ chức và HLV Thái Tuấn thay thế ngồi "ghế nóng".
Theo VNE
Hai vụ cầu thủ cá độ được phá, VFF cảm ơn C45 Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng gửi hoa và lời cảm ơn đến Cục cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Bộ Công an (C45). Sáng nay, Hội nghị giao ban lực lượng cảnh sát hình sự toàn quốc diễn ra tại TP HCM. Ông Dũng và Cục trưởng C45 Thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến cùng bạn bạc về...