Cá độ bóng đá: Đừng để trong luật thì cấm, còn thực tế thì bùng nổ
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí – nguyên Viện trưởng Viện Huyết học truyền máu Trung ương bày tỏ lo lắng trong phiên thảo luận về dự thảo Luật Thể dục, Thể thao (sửa đổi) tại Quốc hội chiều 15/11.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí (Ảnh: Quochoi.vn).
Theo đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội), mặc dù ở Việt Nam không cho phép nhưng nhiều nơi vẫn xảy ra hiện tượng cá cược thể thao. Chính vì thế Quốc hội cần phải xem xét nghiêm túc việc cá cược thể thao, coi đây là một thú vui. Cá cược thể thao chỉ xấu khi thànhcờ bạc ăn thua, ảnh hưởng tới trật tự, an toàn xã hội.
“Không ủng hộ cờ bạc nhưng cần quản lý thú vui của người đời, đừng để việc này xấu đi vì biến tướng không được quản lý”- ông Trí nói.
Ông Trí phân tích, tháng 1/2017 Chính phủ đã ban hành Nghị định 06 về thí điểm đặt cược đua ngựa, đua chó và cá cược bóng đá quốc tế. Nhưng lần này sửa một luật đã được thông qua từ năm 2006 và không biết bao lâu nữa mới tiếp tục sửa luật này.
“Tôi ý thức rằng đây là cơ hội để đổi mới. Tôi đề nghị Quốc hội ủng hộ với quan điểm của phần lớn thành viên Chính phủ. Theo đó, đặt cược thể thao phải đưa vào dự thảo luật nhưng giới hạn trong một số hoạt động; Chính phủ sẽ quyết định danh mục hoạt động kinh doanh đặt cược thể thao”- vị đại biểu của Hà Nội nêu quan điểm.
Ông Trí tha thiết: “Xin đừng để việc các cược thể thao trong luật thì cấm, còn trong thực tế lén lút, bùng nổ. Xin đừng thêm một lần để cá cược thuể thao lại dậm chân tại chỗ. Nếu tổ chức tốt thì hạn chế được các mặt trái, mang lại lợi ích cho xã hội, thu được thuế cho ngân sách và giải quyết được vấn đề nhiều thập kỷ qua chúng ta cấm nhưng tình hình vẫn nhức nhối. Quốc hội cần kiến tạo, tạo điều kiện cho Chính phủ kiến tạo”.
Ngược lại, đại biểu Nguyễn Thanh Hải (Tiền Giang) lại cho rằng, Nghị định 06 của Chính phủ mới có hiệu lực từ ngày 31/3/2017 nên cần có thời gian tổng kêt, đánh giá kỹ lưỡng trước khi đưa vào luật để đảm bảo tính khả thi.
Video đang HOT
Hơn nữa, theo đại biểu này, hoạt động cá cược, đặt cược là vấn đề phức tạp, nhạy cảm và tiềm ẩn những nguy cơ mất an ninh trật tự và trật tự an toàn xã hội.
“Hiện nay tình hình an ninh trật tự và trật tự an toàn xã hội ở các địa phương diễn biến phức tạp nên cần có những chuyên đề nghiên cứu đánh giá tác động tổng thể đi đôi với việc tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Nghị định 06 của Chính phủ. Do đó chưa nên đưa quy đinh vào luật sửa đổi lần này mà cần phải có thời gian, kinh nghiệm thực tế”- vị đại biểu tỉnh Tiền Giang nêu quan điểm.
Trước quan điểm trái chiều của đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Văn hoá- Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện cho rằng, nhiều quốc gia đã sớm hợp pháp hoá hoạt động cá cược này để tránh hệ luỵ xã hội và thu hút được nguồn lực tài chính.
“Cơ quan soạn thảo sẽ tiếp tục nghiên cứu, rà soát trình Chính phủ xem xét trên cơ sở đảm bảo an toàn, trật tự xã hội”- ông Thiện nói.
Trước đó, báo cáo của Chính phủ cho biết, trong quá trình xin ý kiến các thành viên Chính phủ về dự thảo Luật Thể dục thể thao (sửa đổi) còn có ý kiến khác nhau.
Loại ý kiến thứ nhất đồng ý với phương án bổ sung nội dung quy định về đặt cược thể thao, vì đặt cược thể thao đã được Chính phủ cho phép mặc dù chỉ giới hạn ở một số lĩnh vực hoạt động thể thao có đủ điều kiện, gồm kinh doanh đặt cược đua ngựa, đua chó và thí điểm đặt cược bóng đá quốc tế.
Đồng thời, đặt cược thể thao cần thiết phải được quy định trong dự thảo luật, nhưng chỉ giới hạn ở một số hoạt động thể thao có đủ điều kiện và Chính phủ quyết định danh mục các hoạt động được phép kinh doanh đặt cược thể thao và quy định chi tiết về kinh doanh đặt cược.
Ngược lại, loại ý kiến thứ hai đề nghị không nên bổ sung vấn đề đặt cược thể thao vào dự thảo luật, vì đặt cược thể thao là vấn đề phức tạp và nhạy cảm có ảnh hưởng lớn đến an ninh, trật tự.
Trong khi đó, nghị định số 06/2017 về kinh doanh đặt cược đua ngựa, đua chó và thí điểm đặt cược bóng đá quốc tế mới có hiệu lực từ 31/3/2017, cần để thực hiện một thời gian, sau đó tổng kết, đánh giá rồi sẽ quy định vào luật sẽ đảm bảo chặt chẽ và khả thi hơn.
Thẩm tra dự thảo luật, Uỷ ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đề nghị cơ quan trình dự án luật xây dựng báo cáo đánh giá tác động chi tiết, toàn diện làm cơ sở để đại biểu Quốc hội xem xét, quyết định.
Thế Kha
Theo Dantri
Đại tá công an kể chuyện quy phục kẻ giết người phụ nữ ở chung cư cao cấp
Ngày 2.11, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP.Hà Nội (PC45) cho biết, đang hoàn thiện hồ sơ khởi tố Phạm Thanh Tùng (21 tuôi), trú tại TP.Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình về hành vi "giết người", "cướp tài sản".
Như Báo CAND đưa tin, sau 18 giờ tích cực điều tra, Phòng Canh sat hinh sư (PC45) phối hợp với Công an quận Thanh Xuân và các đơn vị nghiệp vụ đã bắt giữ Phạm Thanh Tùng sau khi sát hại chị Phạm Thị H (36 tuôi), tại khu đô thị chung cư cao cấp ở phường Thượng Đình, quận Thanh Xuân (Hà Nội) vào ngày 31.10.
Đại tá Vũ Minh Phương động viên, thuyết phục Phạm Thanh Tùng khai nhận hành vi phạm tội.
Theo Đại tá Dương Văn Giáp, Trưởng phòng PC45, để không bị camera nhận mặt, Tùng đã đeo khẩu trang trước và sau khi rời tòa nhà. Do đã chuẩn bị khá kỹ lưỡng về tâm lý cũng như các phương thức, thủ đoạn gây án, Tùng nghĩ rằng công an khó có thể tìm ra được hung thủ.
Ngay sau khi sát hại chi H, Tùng trở về phòng trọ của mình ở Phụng Châu, Chương Mỹ, Hà Nội. Với số tiền lấy được và bán 2 điện thoại của nạn nhân, đối tượng con rủ bạn bè mình đi hát karaoke. Sau khi rời quán hát, anh ta đến một quán game chơi...
Đại tá Vũ Minh Phương, Trưởng Công an quận Thanh Xuân kể lại, xác định đây là vụ án giết người, dưới sự chỉ đạo của Ban giám đốc Công an TP.Hà Nội, các tổ công tác được phong tỏa đi khắp nơi, rà soát các mối quan hệ của nạn nhân.
"Một người quen của nạn nhân đã từ Hà Nam lên gặp tôi ngay trong đêm 31.10, cùng nhận dạng người thanh niên đeo khẩu trang ra vao chung cư. Tuy nhiên, anh này cũng không biết và chỉ nói nạn nhân có một bạn trai tên Tùng, mới quen. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, rà soát trên facebook của nạn nhân, chúng tôi thấy một bức ảnh của Tùng khá trùng khớp với hình ảnh thanh niên bịt khẩu trang được camera ghi lại" - Đại tá Phương cho biết thêm.
Một tổ công tác do Đại tá Phương dẫn đầu đi Ninh Bình, quê của Tùng và hơn 150 cán bộ, chiến sĩ đi xuống địa bàn huyện Chương Mỹ. Thời điểm này, nhân thân, lai lịch của đối tượng đã được làm sáng tỏ.
Khoảng 11h20 ngày 1.11, tổ công tác phát hiện Tùng đang đi xe máy khu vực thị trấn Trúc Sơn (Chương Mỹ) đa nhanh chóng bắt giữ đối tượng đưa về Phòng PC45, số 7 Thiền Quang. Trên đường di lý, Tùng không he răng nưa lơi trước mọi câu hỏi của cán bộ đội Điều tra trọng án PC45.
Trở về từ Ninh Bình, Đại tá Vũ Minh Phương đến thẳng PC45 bước vào trong phòng và kéo ghế ngồi bên tay trái của đối tượng. Lúc này, Tùng vẫn im lặng, quanh co trả lời nhát gừng.
Quan sat thây đôi tương mồ hôi toát ra đầm đìa, Đại tá Phương nói: "Con đưa tay cho chú, rồi tôi vỗ nhẹ, thấy tay Tùng lạnh và run...". Đai ta Phương up bàn tay lên tay Tùng để đối tượng tĩnh tâm. "Chú là cha của hai cô con gái, đứa đầu ít tuổi hơn con. Con làm gì thì làm, là đàn ông dám làm dám chịu. Con chưa từng có tiền án, tiền sự, nhưng vì một phút nông nổi, bồng bột mà phạm tội. Vì vậy con nghe chú, thật bình tĩnh, hãy nói hết ra, đừng để bố mẹ con đau lòng" - Đai ta Phương nhe nhang noi vơi Tung.
Khoảng khắc đầy tình người, lấy nhân tâm để thu phục cái ác đã làm vỡ toang sự im lặng cua hung thủ. Tung lân lươt khai hanh vi pham tôi.
Cac lời khai của Tùng đêu phù hợp với kết quả khám nghiệm hiện trường, tử thi làm cho những cán bộ, chiến sĩ tham gia phá án có mặt tại phòng hỏi cung đều thở phào nhẹ nhõm. Và trong suốt khoảng thời gian thẩm vấn ấy, bàn tay của Đại tá Phương vẫn lật úp trên bàn tay của hung thủ...
Đại diện trường Đại học sư phạm thể dục thể thao (TDTT) Hà Nội xác nhận, Phạm Thanh Tùng từng là sinh viên khoa bóng rổ của trường. Tuy nhiên, do Tùng nghỉ học dài ngày không có lý do nên nam sinh này bị buộc thôi học vào ngày 25-10 vừa qua.
Đại diện Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội cho biết thêm, quá trình học tập tại trường, Tùng ở tại ký túc xá của nhà trường. Tùng từng tham gia cuộc thi Vietnam's Next Top Model (Người mẫu Việt Nam). Tuy nhiên, khi tham gia cuộc thi Tùng không báo cáo nhà trường và cũng không có giải thưởng.
Theo M.Hiền - M.Khoa (CAND)
Vụ nam sinh giết phụ nữ ở chung cư cao cấp: Thông tin từ nhà trường Đại diện trường Đại học sư phạm TDTT Hà Nội xác nhận, nghi phạm Tùng đúng là sinh viên của trường này. Tuy nhiên, Tùng đã bị đuổi học trước khi sự việc xảy ra một tuần. Như Dân Việt đã thông tin, chiều tối 31.10, cảnh sát nhận được tin báo về việc người dân phát hiện thi thể nữ giới trong...