Cá diếc không những ngon, bổ dưỡng mà còn có công dụng chữa những loại bệnh này
Với đặc tính thịt dẻo vị thơm, hương vị tươi mới, đặc trưng, cá diếc khiến nhiều người yêu thích. Nhưng bạn có biết loại cá này còn được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh?
Cá diếc được Đông y đánh giá cao về dinh dưỡng, không chỉ thơm ngon mà còn là thuốc quý
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cá diếc là một trong những “đặc sản” tuyệt hảo về hương vị và chất dinh dưỡng trong nhóm cá nước ngọt mà bạn không nên bỏ qua trong chế độ dinh dưỡng lành mạnh hàng ngày của mình. Với đặc tính thịt dẻo vị thơm, hương vị tươi mới, đặc trưng, cá diếc khiến nhiều người yêu thích.
Trong khoảng thời gian từ tháng 2-4 và từ tháng 8-12 được xem là thời điểm thu hoạch cá tốt nhất, khi đó thịt cá rất béo ngậy và ngon ngọt. Nhưng ít ai biết rằng, bên cạnh vai trò là thực phẩm, cá diếc còn là một vị thuốc quý trong Đông y.
Bên cạnh vai trò là thực phẩm, cá diếc còn là một vị thuốc quý trong Đông y.
Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), trong Đông y, cá diếc có vị ngọt, tính ấm, không độc, có tác dụng bổ tỳ kiện vị, ích khí, bổ huyết, hành thủy, tiêu thũng, tiêu khát, sát khuẩn, dùng cho các trường hợp suy nhược cơ thể, đầy bụng, tiêu hóa kém, thúc đẩy việc tạo sữa, trị viêm đại tràng mạn tính, chữa vàng da…
Nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy, trong thịt cá diếc chứa nhiều dinh dưỡng, với protein chiếm 17,7%, lipit 1,8% và nhiều khoáng chất khác như calci 70mg%, phốt pho 152mg%, sắt 0,8mg%. Ngoài ra còn có nhiều vitamin các loại như B1, axit nicotinic… Hơn nữa, các thành phần axit amin và protein có sự tương đồng rất lớn với những tổ chức protein và axit amin mà cơ thể con người cần.
Các thành phần axit amin và protein có sự tương đồng rất lớn với những tổ chức protein và axit amin mà cơ thể con người cần.
Bài thuốc chữa bệnh từ cá diếc, biến thực phẩm này thành thuốc quý trong Đông y
Với giá trị dinh dưỡng cao cùng khả năng chữa bệnh tuyệt vời, lương y Bùi Hồng Minh nhận định cá diếc hoàn toàn có thể được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh trong Đông y. Hiện tại là thời điểm mùa cá diếc ngon béo đang rộ nhất, do đó, bạn đừng vội bỏ qua những bài thuốc chữa bệnh từ cá diếc nhé! Một số bài thuốc từ loại cá siêu ngon, cực bổ sẽ được tiết lộ ngay dưới đây:
- Bổ huyết: Cá diếc 1 con, làm sạch bỏ ruột, câu kỷ tử 12 g, hoàng kỳ 12 g, gừng sống 3 g, hạt tiêu, gia vị vừa đủ, thêm chút rượu (10 ml). Tất cả nấu chín, ăn cá, uống nước. Ăn liền trong nhiều ngày.
Video đang HOT
Với giá trị dinh dưỡng cao cùng khả năng chữa bệnh tuyệt vời, lương y Bùi Hồng Minh nhận định cá diếc hoàn toàn có thể được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh trong Đông y.
- Tiêu đờm, khỏi ho: Cá diếc hầm cà rốt: cà rốt 500g, cá diếc 250g (1 con), gia vị. Hầm chín, ăn lúc đói. Dùng cho cả trường hợp ho ra máu, ho lao. Hoặc bạn có thể dùng cá diếc bé kho nhừ với củ cải (ăn được cả xương) cũng là món ăn bồi bổ canxi, chữa ho rất tốt.
- Bụng lạnh, đau, nôn mửa, chân tay phù thũng: Nấu cháo cá diếc với táo đỏ ăn 3-5 ngày. Cụ thể, cá diếc 250g, táo đỏ 50g, gạo lứt 100g, hành, gừng, rượu vang, muối tinh vừa đủ. Cá diếc đánh vảy, bỏ mang và nội tạng, rửa sạch cắt miếng, cho vào nồi, cùng với nước, rượu vang, hành, gừng, muối nấu chín nhừ, dùng sàng lọc bỏ bã, lấy nước, cho gạo đãi sạch, táo đỏ thêm nước vừa đủ, đun nhỏ lửa từ từ đến khi hạt gạo nở ra, nêm muối vừa ăn.
- Đầy bụng, lạnh bụng, suy nhược cơ thể, ăn uống kém: Làm canh cá diếc củ cải ăn liên tục 5 ngày. Cá diếc 200g, củ cải 200- 400g. Cá diếc mổ bỏ ruột, rửa sạch; củ cải rửa sạch, cắt khúc; cho cá và củ cải vào nồi, thêm nước và gia vị, hầm nhừ (có thể cho thêm khế cùng hầm). Khi ăn thêm dấm hoặc vắt chanh. Ăn khi đói.
Cá diếc có giá trị dinh dưỡng cao, do đó một số nhóm người không nên ăn nhiều.
- Ngủ ít, ngủ không ngon giấc: Cá diếc 300g, lá vông nem bánh tẻ 50g, hoa thiên lý 50g, gia vị vừa ăn. Xương cá giã nhỏ lọc lấy nước khoảng 400ml, đun sôi rồi cho lá vông và hoa thiên lý cùng với phần cá nạc. Nấu sôi lại là được. Ăn nóng lúc đói vào buổi chiều. Ngày 1 lần trong một tuần lễ.
- Cải thiện hệ tiêu hóa, giúp tiêu hóa hiệu quả hơn nhất là trong những ngày ăn nhiều đồ béo, ngấy: Nấu cháo cá diếc đậu xanh, hoặc canh cá diếc nấu dứa, hoặc cá diếc nấu chua…
Lưu ý: Cá diếc có giá trị dinh dưỡng cao, do đó một số nhóm người không nên ăn nhiều. Trong đó bệnh nhân gút, dị ứng với cá, người mắc bệnh gan và thận đều cần kiêng kị. Nói chung, các chứng bệnh có urê huyết cao, hôn mê gan không nên ăn cá diếc.
Theo Helino
Đừng bỏ qua! Cá rô đồng có thể làm thuốc chữa bệnh theo những cách siêu dễ này
Không đơn giản là món ăn ngon, khoái khẩu, thực tế thì cá rô đồng còn có thể được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh từ xa xưa mà chúng ta vẫn vô tình bỏ qua.
Cá rô đồng không chỉ được sử dụng trong ăn uống đơn thuần
Cá rô đồng là loài cá nước ngọt, sống phổ biến ở các ao, ruộng lúa, sông rạch... Chúng có màu xanh từ xám đến nhạt, phần bụng có màu sáng hơn phần lưng, với một chấm màu thẫm ở đuôi và chấm khác ở sau mang. Chúng có răng chắc, sắc, xếp thành dãy trên 2 hàm.
Cá rô đồng là loài cá nước ngọt, sống phổ biến ở các ao, ruộng lúa, ao đìa, sông rạch...
Cá rô đồng có lẽ là loài cá rất quen thuộc trong ký ức tuổi thơ của mỗi người. Ở làng quê, chuyện đi câu cá rô đồng về nhà, rán lên ăn giòn giòn, hay luộc cá nấu canh bánh đa thơm ngon... có lẽ đã từng quá quen thuộc với nhiều người. Nhưng bạn có biết cá rô đồng, ngoài việc là món ăn ngon, còn có thể được sử dụng làm thuốc chữa bệnh?
Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), trong Đông y, cá rô có vị ngọt, tính bình, không độc có tác dụng bổ ích cho tỳ vị, chữa chứng tràng phong hạ huyết ích khí lực, lợi gân xương, làm cho người cảm thấy khỏe khoắn, bớt đau đầu nhức mỏi...
Cá rô có vị ngọt, tính bình, không độc có tác dụng bổ ích cho tỳ vị, chữa chứng tràng phong hạ huyết ích khí lực...
Cá rô đồng là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng. Nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy, trong 100g thịt cá rô có chứa nước 74,2g, protein 19,1g, lipid 5,5g, tro 1,2g, các chất khoáng vi lượng như can xi 16,4mg, phốt pho 151,2mg, Fe 0,25mg, vitamin B1 (thiamin) 0,01mg, B2 (riboflavin) 0,1mg, axit nicotinic 1,9mg, cung cấp 126kcal cho cơ thể.
Lương y Bùi Hồng Minh nhận định, từ xa xưa, ông bà ta đã sử dụng cá rô đồng để chế biến thành món ăn có tác dụng tăng cường sức khỏe, chữa bệnh. Cá rô đồng nấu rau cải, đập thêm chút gừng tươi sẽ là món ăn thanh đạm, bổ dưỡng lại giúp bồi bổ khí huyết, rất tốt cho người mới ốm dậy, cá rô đồng nấu bánh đa chữa cảm mạo, đầy bụng, khó tiêu...
Từ xa xưa, ông bà ta đã sử dụng cá rô đồng để chế biến thành món ăn có tác dụng tăng cường sức khỏe, chữa bệnh.
Món ăn chữa bệnh từ cá rô đồng
Theo chuyên gia, bạn có thể sử dụng cá rô đồng để chế biến thành những món ăn, bài thuốc dễ làm lại có tác dụng cực tốt như sau:
- Suy khí huyết, cơ thể gầy yếu, cảm lạnh, nôn mửa, ăn uống không tiêu: Cá rô đồng 200g, rau cải xanh 500g, gừng 1 nhánh nhỏ, gia vị vừa đủ. Đem cá rô sơ chế sạch, đánh vảy, khía bụng, bỏ ruột, bỏ mang, rửa sạch nhớt. Đun sôi nước, cho cá rô đồng vào luộc với gừng, chín thì vớt ra, gỡ lấy thịt, ướp gia vị. Phần xương cá đem giã hoặc xay nhuyễn, lọc lấy nước (lọc bằng nước luộc cá sẽ thơm ngon hơn). Rau cải đem rửa sạch, cắt ngắn khoảng 1cm. Đun sôi nước cá, cho cải xanh vào nấu, gần chín cho thịt cá vào nấu chín, nêm gia vị vừa miệng. Ăn khi nóng.
Cá rô đồng bổ khí huyết, rất tốt cho người bị suy nhược cơ thể.
Hoặc bạn có thể sử dụng cá rô đồng nấu với hành củ và rau răm, canh cá rô nấu miến (cá rô nấu với miến, nấm hương, hành củ, rau răm) cũng có tác dụng bổ huyết, tốt cho người bị suy nhược.
- Hỗ trợ điều trị bệnh gút: Cá rô đồng 2 - 3 con làm sạch, lá lốt 30g rửa sạch, củ cải 100g thái lát, nghệ 1 - 2 lát, gia vị vừa đủ. Cho tất cả vào nồi thêm nước xâm xấp, đun lửa nhỏ om đến khi nhừ là được.
- Trẻ nhỏ nóng nhiệt, chậm lớn: 3-5 con cá rô đồng, 100g đậu xanh, 100g gạo tẻ. Luộc cá rô đồng chín, gỡ lấy thịt, phi dầu hành và gia vị cho thơm. Gạo vo sạch nấu thành cháo, sau đó cho cá và gia vị vừa đủ, ăn nóng.
Ăn cá rô đồng cũng có tác dụng thanh nhiệt, nhuận tràng, chữa ho...
- Thanh nhiệt, chữa ho đờm vàng: Cá rô đồng 3 - 5 con, rau má 150g. Cách làm: Cá rô nướng gỡ lọc lấy thịt, xương cá giã nhuyễn lọc để lấy nước vừa đủ. Rau má rửa sạch, thái nhỏ. Đun sôi nước cá, cho rau má vào, thêm vài lát gừng, gia vị cho vừa miệng và thưởng thức.
- Chữa phong thấp, nhức mỏi xương khớp: Cá rô đồng 3 - 5 con, rau nhút 150g. Cá rô luộc hoặc nướng gỡ lấy thịt, nước luộc cá và xương xay nhuyễn lọc lấy nước nấu sôi cho rau nhút, thêm củ sen, khoai sọ gia vị gừng mắm muối vừa đủ nấu canh ăn.
- An thần, nhuận tràng, cực tốt cho người ăn ngủ kém, suy nhược thần kinh, táo bón: Cá rô 200g, rau nhút 200g. Cách làm: Cá làm sạch, luộc chín, gỡ lấy thịt, ướp gia vị. Phần xương cá đem giã nhỏ, lọc lấy nước nấu chung với nước luộc cá. Rau nhút 300g, bỏ rễ và lớp phao trắng bên ngoài, rửa sạch, cắt khúc. Nấu nước cá sôi, cho thịt cá vào, đến khi sôi lại thì cho rau nhút vào, nêm gia vị, canh sôi lại là được. Ăn nóng với cơm.
Theo Helino
5 thứ cấm kỵ ăn chung với thịt gà Không nên ăn thịt gà với rau cải, muối vừng, cá chép, rau kinh giới... vì chúng kỵ nhau, có hại cho sức khỏe. Theo lương y đa khoa Bùi Hồng Minh, trong Đông y thịt gà vị ngọt, tính ấm, có tác dụng ôn trung ích khí, bổ tinh tủy. Thịt gà rất bổ dưỡng, thường dùng cho các trường hợp gầy...