CA dí camera sát mặt phóng viên để ghi hình
Hai cán bộ Công an quận Thanh Xuân (Hà Nội) cầm máy quay phim dí sát vào mặt các phóng viên để ghi hình trong buổi cưỡng chế, thu hồi nhà văn hóa Nam Thăng Long II tại phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân sáng nay 31/7.
Sáng 31/7, lực lượng Công an quận Thanh Xuân tổ chức cưỡng chế, thu hồi nhà văn hóa Nam Thăng Long II tại số 95 đường Khuất Duy Tiến, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội.
Hàng chục cán bộ, chiến sĩ công an, dân phòng của quận Thanh Xuân và phường Nhân Chính đã được huy động để ngăn không cho người dân tiếp tục giữ nhà văn hóa. Nhà văn hóa này sẽ bị phá dỡ trong nay mai để bàn giao mặt bằng cho Công ty cổ phần Đào tạo – Xây lắp điện Hà Nội xây dựng cao ốc làm văn phòng cho thuê, nhà ở xã hội,…
Hàng trăm người dân phường Nhân Chính tiếp tục có mặt trước cửa nhà văn hóa Nam Thăng Long II để phản đối với việc thu hồi nhà văn hóa duy nhất trong khu vực này.
Theo ông Đỗ Xuân Thịnh, Trưởng ban Mặt trận Tổ quốc tổ dân phố kiêm Chủ nhiệm Nhà văn hóa khu dân cư Nam Thăng Long II, chính quyền địa phương đã không hề họp, bàn bạc với người dân trước khi ra quyết định thu hồi, phá nhà văn hóa để giao cho doanh nghiệp tư nhân xây dựng cao ốc, văn phòng kiếm lợi.
Người dân phường Nhân Chính tiếp tục có mặt trước cửa nhà văn hóa Nam Thăng Long II để phản đối với việc thu hồi nhà văn hóa duy nhất khu vực
Là một công dân ở đây, TS Hoàng Mạnh Hùng, nguyên phó viện trưởng Viện Khoa học hình sự – Bộ Công an, cho biết 300 người dân đang sinh sống trong khu vực này chỉ có duy nhất một nơi để sinh hoạt cộng động, văn hóa. “Bây giờ bị phá mất mà chưa rõ những cam kết của chủ đầu tư thì người dân bức xúc là phải” – TS Hùng nói.
Video đang HOT
Trong khi đó, nhiều hộ dân khác cho biết việc lấy nhà văn hóa chỉ là bước đi đầu tiên, bởi trong thiết kế xây dựng tòa cao ốc sẽ có hàng chục hộ dân đang sinh sống ổn định ở khu vực mặt đường ngã tư Khuất Duy Tiến – Lê Văn Lương thuộc diện bị giải tỏa. Theo thông báo của UBND quận Thanh Xuân mới đây, sẽ có nhiều hộ chỉ nhận được mức đền bù 50.000 đồng/m2 do chưa kịp có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) như các hộ khác, dù có cùng nguồn gốc đất và thời gian đóng thuế.
Tại buổi cưỡng chế, Công an quận Thanh Xuân bố trí 2-3 cán bộ công an sử dụng máy quay phim cầm tay ghi hình lại toàn bộ những bức xúc của người dân. Trong đó có 2 cán bộ công an thường xuyên sử dụng camera cầm tay để ghi lại hoạt động tác nghiệp của phóng viên các báo.
Các cán bộ công an này thường xuyên dí sát camera vào mặt các phóng viên đang mải mê chụp ảnh, quay phim phỏng vấn người dân tại hiện trường. Khi bị phóng viên và người dân phản ứng lại thì hai người này im lặng hoặc nói rằng do phóng viên đang… chen lấn vào chỗ họ tác nghiệp, thực thi công vụ.
Như Báo Người Lao Động đã phản ánh, trước đó, sáng 9/7, UBND phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội đã tổ chức ra quân thu lại Nhà Văn hóa Khu dân cư Nam Thăng Long II (số 95 Khuất Duy Tiến) để bàn giao cho chủ đầu tư là Công ty CP Đào tạo – Xây lắp điện Hà Nội xây dựng chung cư cao tầng. Tuy nhiên, hàng trăm người dân tại đây đã nhất quyết không mở cửa dẫn vào nhà văn hóa.
Một cuộc họp hiếm thấy đã diễn ra ngay trên vỉa hè đường Khuất Duy Tiến, trước cửa Nhà Văn hóa Khu dân cư Nam Thăng Long II giữa bà Nguyễn Thị Thanh Tâm, Phó Chủ tịch UBND phường Nhân Chính, với hàng trăm người dân. Trước các ý kiến bức xúc của người dân, bà Tâm cho biết sẽ “báo cáo lên cấp trên xem xét giải quyết”.
Theo T.K (Người lao động)
UBND xã Cần Kiệm cưỡng chế đất trái pháp luật
Chưa hết oan ức vì quyết định thu hồi Giấy chứng nhận QSDĐ của UBND huyện Thạch Thất, gia đình ông Kiều Quang Đoàn lại thêm phần bức xúc vì UBND xã Cần Kiệm cưỡng chế đất ngày 20/6/2013 khi chưa có quyết định của cơ quan chức năng.
ẢNH MINH HỌA
Nhận được đơn khiếu nại của ông Kiều Quang Đoàn, ngày 4/7/2013, báo Dân trí có bài viết " Mất đất oan ức vì quyết định khuất tất của UBND huyện Thạch Thất". Bài báo được đông đảo bạn đọc quan tâm, nhiều điều khuất tất được vạch trần nhưng điều kỳ lạ cho đến nay, UBND huyện Thạch Thất và UBND xã Cần Kiệm vẫn "bặt vô âm tín" chưa có bất kỳ thông báo gì tới gia đình ông Đoàn.
Nhận được quyết định thu hồi đất, ông Kiều Quang Đoàn đã gửi đơn đến UBND huyện đề nghị xem xét lại vụ việc theo Luật Đất đai năm 1993, Luật Đất đai sửa đổi bổ sung năm 2003, cùng các Nghị định và Thông tư của nhà nước. Tuy nhiên, UBND huyện Thạch Thất vẫn "bỏ ngoài tai".
Trong khi đó, hồ sơ thửa đất mà ông Đoàn đang sử dùng đều thể hiện rõ ông Đoàn là chủ sở hữu hợp pháp. Năm 1991, ông Kiều Văn Can (bố ông Kiều Quang Đoàn) và hơn 30 hộ gia đình khác tại thôn Yên Lạc, xã Cần Kiệm được chính quyền địa phương bán cho mỗi hộ gia đình 1 suất đất giãn dân làm đất ở.
Theo văn bản gia đình cung cấp, hộ gia đình ông Kiều Quang Đoàn được giao thửa đất số 32B tờ bản đồ số 04. Phía Đông giáp đường liên xóm; phía Tây giáp đất ông Xuyền; phía Nam giáp đất ông Tám; phía Bắc giáp đất canh tác của Hợp tác xã.
Ngày 28/7/2008, thửa đất nhà ông Kiều Quang Đoàn được ông Trần Đức Nguyên - Phó Chủ tịch UBND huyện Thạch Thất ký cấp Giấy chứng nhận QSDĐ. Từ khi được cấp Giấy chứng nhận QSDĐ đến năm 2010, gia đình ông Đoàn vẫn sử dụng ổn định, tuân thủ đầy đủ quy định về thuế của nhà nước.
Vụ việc này bắt đầu phát sinh khi gia đình liền kề là ông Xuyền mượn lối đi nhà ông Đoàn để di chuyển vật liệu xây dựng nhà, nhưng sau khi hoàn thành ông Xuyền đã không trả lại mà tự ý xẻ rãnh, bó cổng trên phần đất đã được cấp Giấy chứng nhận QSDĐ cho gia đình ông Kiều Quang Đoàn. Vì vậy. gia đình ông Đoàn đến UBND xã Cần Kiệm trình báo.
Kỳ lạ, trong cuộc vận động gia đình ông Kiều Quang Đoàn tự giải tỏa, ông Kiều Văn Lượng - Chủ tịch UBND xã Cần Kiệm lại phải "nhờ" và "xin" gia đình ông Đoàn thực hiện.
Nỗi bức xúc của gia đình lên tới đỉnh điểm, khi UBND xã Cần Kiệm đã huy động hơn 100 cán bộ dân phòng và các lực lượng tham gia cưỡng chế đất của gia đình ông Kiều Quang Đoàn khi chưa có quyết định của cơ quan chức năng. Lực lượng cưỡng chế phá hàng rào, cùng các loại hoa màu trên mảnh đất nhà ông Đoàn đã, đang khai thác sử dụng ổn định hơn 20 năm nay.
Khi UBND xã Cần Kiệm cưỡng chế, gia đình ông Đoàn yêu cầu được xem quyết định cưỡng chế đất của cơ quan chức năng, nhưng UBND xã không đưa ra được bất kỳ quyết định nào.
Trước những hành động thiếu căn cứ pháp lý, thiếu trách nhiệm, xâm phạm quyền và lợi ích công dân của UBND xã Cần Kiệm, ông Đoàn tiếp tục gửi đơn khiếu nại đến Dân trí. Tại đây, đã có lần ông Đoàn chia sẻ về vụ việc của gia đình trong nước mắt.
Ông Đoàn chia sẻ: "Gia đình tôi rất bức xúc bởi vì bao nhiêu mồ hôi công sức dồn tiền dồn của vào mua được mảnh đất để xây dựng nhà ở, đến bây giờ chính quyền lại dùng quyền lực hủy Giấy chứng nhận QSDĐ để thu hồi phần đất của gia đình".
Vụ việc trên đã kéo dài gần 3 năm từ cuối năm 2010 đến nay, đã khiến cả gia đình ông Đoàn phải rơi vào cảnh lo lắng, bất an trước nỗi lo mất trắng miếng đất của gia đình.
Trước sự việc trên, Báo Dân trí đề nghị UBND TP. Hà Nội, UBND huyện Thạch Thất khẩn trương vào cuộc làm sáng tỏ vụ việc trên để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của gia đình ông Kiều Quang Đoàn; đồng thời có biện pháp xử lý nghiêm các cán bộ xã Cần Kiệm mắc sai phạm dẫn đến vụ cưỡng chế trái pháp luật trên.
Theo Dantri
Gã côn đồ khóc như mưa khi lĩnh án Sau chầu nhậu, gã thanh niên bỗng nhớ lại cách đó một tháng bị ông dân phòng đánh nên ấm ức trong người. Hắn rủ nhóm bạn đi mua một con dao thường dùng để chặt cây rồi đi tìm nhà người đã từng đánh mình gây án mạng. Gàn dở du côn = sát thủ Một buổi chiều cuối năm 2012, người...