Cá ĐBSCL cạn kiệt dần
Hiện tượng biến đổi khí hậu, việc xây đập từ thượng nguồn đến hạ nguồn sông Mekong đã ảnh hưởng đến trữ lượng cá và thu nhập của người dân nơi đây.
Ông Nguyễn Phụng Hoàng, Giám đốc công ty Bà Giáo Khỏe 55555, Thị Xã Châu Đốc, An Giang chia sẻ, trước đây cá nguyên liệu ( cá linh, lòng tong…) đề làm mắm rất dồi dào, nhất là vào mùa nước nổi tháng 10 hàng năm. Tuy nhiên, gần 10 năm nay, nguồn lợi từ thiên nhiên ban tặng giảm tới 2/3.
“Tôi làm nghề mắm theo kiểu cha truyền con nối qua nhiều thế hệ nhưng chưa khi nào sản lượng cá nguyên liệu lại thấp như hiện nay”, ông nói.
Ngoài yếu tố thiên tai, con người cũng góp phần vào tình trạng cạn kiệt nguồn cá như hiện nay. Ảnh: savethemekong.org
Tại buổi nói chuyện “Biến đổi khí hậu có ảnh hưởng đến nền kinh tế, đặc biệt đến Đồng bằng sông Cửu Long” hôm 10/1, Phó giáo sư – Tiến sĩ Dương Văn Ni, khoa Quản lý tài nguyên thiên nhiên và Môi trường Đại học Cần Thơ cho hay, nguyên nhân chính dẫn tới hiện tượng này là do biến đổi khí hậu. Thời tiết thất thường, thủy lưu dòng sông thay đổi khiến mùa nước lũ ở miền tây không còn tự nhiên và đúng như chu kỳ trước đó. Tập quán sinh sản và di cư của các loài cá do đó cũng bị xáo trộn.
Tuy nhiên, ngoài yếu tố thiên tai, con người cũng góp phần vào tình trạng cạn kiệt nguồn cá như hiện nay, thông qua việc gia tăng sản xuất lúa bằng đê bao khép kín để chống lũ. Như vậy, nước lũ chảy hết ra biển không được tích lũy trên đồng ruộng theo cách tự nhiên. Khi nước biển tràn ngược vào các sông vào mùa khô, tình trạng ngập mặn trở nên dễ dàng. Từ đó, nguồn lợi cá cạn kiện dần.
Theo Phó giáo sư – Tiến sĩ Dương Văn Ni, việc đánh đổi con cá nhường chỗ cho đồng lúa bằng cách bao đê kín mít đã khiến cuộc sống của người dân ở vùng ngập sâu, vùng lũ trở nên khó khăn hơn. Ông nhấn mạnh, con cá có vai trò quan trọng trong giải quyết công ăn việc làm cho người dân Đồng bằng sông Cửu Long.
Video đang HOT
Cá là nguồn sống quan trọng của cư dân hạ nguồn Mekong. Chính vì vậy, mức độ thiệt hại không dừng lại ở người dân nơi đây, mà bao phủ trên diện rộng.
Ông Hoàng dẫn chứng, thường thu nhập trong mùa lũ, người dân có thể kiếm được khoảng 50.000 – 70.000 đồng, thậm chí vài trăm nghìn đồng, nhờ khai thác, đánh bắt cá mưu sinh hoặc có thể ủ mắm đem bán, nhưng hiện tại đã giảm nhiều và giảm mạnh hơn nữa nếu Campuchia quyết xây đập thủy điện.
Những nhà đầu tư xây dựng các đập thủy điện trên sông Mekong hướng nhiều đến mục tiêu lợi nhuận hơn là vì sinh thái và cuộc sống của người dân. “Khi đó, tại Đồng bằng sông Cửu Long, có lúc rất nhiều nước tràn từ thượng nguồn sông Mekong, nhưng có lúc không một giọt nước”, ông dự Ni dự báo.
Theo VNE
38.218 tỉ đồng để nuôi cá tra đi đâu ?
Ngân hàng Nhà nước công bố doanh số cho vay đối với hoạt động nuôi trồng, thu mua chế biến cá tra tại các tỉnh ĐBSCL lên tới 38.218 tỉ đồng và dư nợ đạt 20.784 tỉ đồng tính đến tháng 9 vừa qua. Thế nhưng thực tế, ngành cá tra đang ngắc ngoải cả năm nay vì thiếu vốn. Số tiền cho vay đã đi đâu?
NHNN nói đã cho vay 38.000 tỉ đồng, trong khi người nuôi cá vẫn thiếu vốn - Ảnh: Chí Nhân
"Chán mấy ông ngân hàng khủng khiếp"
Việc cấp bách cần làm
Trao đổi với Thanh Niên, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám cho biết: "Bộ NN-PTNT sẽ phối hợp với VASEP và các địa phương tiến hành kiểm tra thực tiễn để xác định "đồng vốn giải cứu cá tra" có đến đúng địa chỉ hay không. Việc cấp bách cần phải làm để giải cứu cá tra hiện nay là tìm cách đưa Công văn số 1149 đi vào cuộc sống". Bên cạnh đó, Bộ NN-PTNT cũng đề nghị Chính phủ chỉ đạo NHNN có các giải pháp đẩy mạnh cho vay đối với sản xuất cá tra, nghiên cứu cơ cấu lại vốn từ nguồn vay ngắn hạn sang vay trung hạn để đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu thụ cá tra và làm rõ tổng số vốn vay thực tế trong tổng doanh số đã cho vay cho nuôi, chế biến cá tra như báo cáo của NH là trên 38.000 tỉ đồng có chính xác hay không.
Tiếp xúc với Thanh Niên, ông Nguyễn Ngọc Hải, Chủ nhiệm Hợp tác xã thủy sản Thới An (Ô Môn, Cần Thơ) khẳng định: "Trong suốt 9 tháng đầu năm bà con xã viên phải vay vốn với lãi suất (LS) 14,5 - 15%/năm. Từ tháng 10, chúng tôi vay với LS 13%/năm nhưng với điều kiện là phải trả hết nợ cũ. Còn vốn ưu đãi 11%/năm thì không tiếp cận được vì điều kiện vay quá khó khăn, không phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của người nuôi cá như chúng tôi. Do đó, nguồn vốn vay từ ngân hàng (NH) chỉ đáp ứng khoảng 20% so với nhu cầu và chi phí thực tế mà nông dân đầu tư nuôi cá. Ở hợp tác xã của chúng tôi có 20 xã viên thì tổng nguồn vốn vay ở thời điểm này chỉ khoảng 20 tỉ đồng. Hiện nhiều người làm ăn riêng lẻ đã phải bỏ nghề vì lỗ liên tục nhiều năm và không tiếp cận được với nguồn vốn vay".
Ông Tống Văn Quang, chủ ao nuôi cá ở Q.Ô Môn (Cần Thơ) bộc bạch: "Nói thiệt là chúng tôi chán mấy ông NH khủng khiếp. Chúng tôi là những người nuôi lâu năm, xây dựng được uy tín tốt với NH nhưng đa phần cũng chỉ vay được với LS 13%/năm. Như hầm cá của tôi có sản lượng 200 tấn, chi phí đầu tư khoảng 2,2 tỉ, có tài sản thế chấp giá trị nhưng chỉ vay được khoảng 1,5 tỉ đồng".
Ông Lê Chí Bình, Phó chủ tịch Hiệp hội Nghề nuôi cá và chế biến thủy sản An Giang, nói: "Ở An Giang bây giờ NH đâu có cho vay nuôi cá nữa đâu. Thứ nhất là nông dân không có nhu cầu vay vốn nuôi cá. Thứ hai là không còn tài sản để thế chấp. Thứ ba là hạch toán kinh tế cho thấy đổ vốn vào nuôi cá là toàn thua lỗ nên không ai dám đầu tư, NH cũng không dám cho vay. Thực tế chỉ còn một số rất ít hộ vẫn duy trì nuôi số lượng lớn cho các nhà máy. Đa phần còn lại đều bỏ nghề, treo ao hoặc chuyển sang nuôi nhỏ lẻ để bán chợ, làm khô cá tra...".
Như vậy có thể thấy, vốn tới những người nuôi cá thực tế là rất ít hoặc không có.
Nếu thật sự có hơn 38.000 tỉ...
Nếu NH đẩy mạnh cho vay như đã thực hiện sau khi có chủ trương hỗ trợ nơi chế biến cá tra, tình hình sẽ khác. Hiện nông dân nuôi cá đang "treo ao" vì không có tiền đầu tư mua cá giống, thức ăn, còn các DN thiếu vốn phải nợ tiền cá của nông dân từ 1-3 tháng.
Có nơi DN phải đóng cửa hoặc giảm tới 90% công suất
Ông Dương Ngọc Minh, Phó chủ tịch VASEP
"Thì chắc chắn ngành cá tra không thiếu vốn trầm trọng như bây giờ", đó là khẳng định của ông Dương Ngọc Minh, Phó chủ tịch Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP), trước số vốn cho ngành cá tra mà Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố. Theo ông Minh, nếu NH đẩy mạnh cho vay như đã thực hiện sau khi có chủ trương hỗ trợ nơi chế biến cá tra, tình hình sẽ khác. Hiện nông dân nuôi cá đang "treo ao" vì không có tiền đầu tư mua cá giống, thức ăn, còn các doanh nghiệp (DN) thiếu vốn phải nợ tiền cá của nông dân từ 1-3 tháng. Có nơi DN phải đóng cửa hoặc giảm tới 90% công suất.
Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký VASEP, phân tích: "Chỉ cần một phép tính đơn giản, chúng ta có thể biết thật sự có đúng là trong 9 tháng ngành cá tra được cho vay 38.000 tỉ hay không. Tổng sản lượng cá tra tại ĐBSCL hiện nay khoảng 1,2 triệu tấn cá, giá thành nuôi cá tra từ 20.000 -22.000 đồng/kg. Nghĩa là cần có 24.000 tỉ đồng để sản xuất cá nguyên liệu, cộng thêm 20% nữa để chế biến ra thành phẩm thì tổng vốn cần cho ngành cá tra là 30.000 tỉ đồng, con số này phù hợp với mức kim ngạch 1,8 tỉ USD xuất khẩu. Nếu NHNN nói rằng cho vay 9 tháng qua đạt 38.000 tỉ đồng chỉ để thu lại kim ngạch 1,8 tỉ USD thì chắc chắn phải xem lại hiệu quả kinh tế của ngành này. Một điều nữa, người nông dân hay DN nuôi cá thì cũng cần có vốn riêng của mình, chứ đâu phải tất cả đều đi vay!".
Có thể nói, hầu hết các DN trong ngành đều nghi ngờ tính xác thực của con số cho vay đối với hoạt động nuôi trồng, thu mua chế biến cá tra tại các tỉnh ĐBSCL đạt 38.218 tỉ đồng và dư nợ cho vay cá tra tại khu vực này tính đến ngày 30.9 đạt 20.784 tỉ đồng mà NHNN công bố.
Trong văn bản gửi Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải về tình hình sản xuất và giải pháp tháo gỡ khó khăn cho nuôi trồng, xuất khẩu tôm nước lợ và cá tra, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám cũng báo cáo: Hiện chỉ có 20% trong tổng số 160 DN xuất khẩu cá tra trên địa bàn cả nước duy trì được xuất khẩu ổn định, số còn lại đang sản xuất và xuất khẩu cầm chừng.
Theo ông Tám, hiện cả DN và người nuôi cá đều đang gặp nhiều khó khăn về vốn để sản xuất và tiêu thụ cá tra. Hạn mức vay giảm so với cùng kỳ năm 2011 trong khi LS cao liên tục trong thời gian dài. Báo cáo của VASEP cũng khẳng định, hiện nay nguồn vốn từ các NH cho sản xuất và tiêu thụ cá tra chủ yếu là vốn vay ngắn hạn. Nông dân và DN không còn tài sản thế chấp, hoặc tài sản thế chấp là ao nuôi và các công trình phụ trợ chỉ được đánh giá như đất nông nghiệp nên bà con không tiếp tục được vay vốn, thua lỗ và đã phải "treo ao", hay chuyển sang nuôi gia công cho DN. Từ tháng 8, thời điểm có chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về chính sách tín dụng cho thủy sản và chăn nuôi, được thể hiện tại Công văn số 1149 đến nay, các DN và người nuôi vẫn rất khó tiếp cận vốn.
Vốn cho cá tra chảy đi đâu, vẫn là một dấu hỏi cần phải làm rõ.
Theo TNO
Xoài Cao Lãnh chính thức có thương hiệu Vào lúc 18h ngày 12/12/2012 vừa qua, trong khuôn khổ Hội chợ xúc tiến thương mại - Nhịp cầu đầu tư tỉnh Đồng Tháp với chủ đề Ngày hội Tam Nông, thương hiệu Xoài Cao Lãnh đã chính thức được công bố. Theo đó, thương hiệu xoài Cao Lãnh cũng đón nhận giấy các chứng nhận tiêu chuẩn Global GAP; giấy chứng nhận...