Ca đậu mùa khỉ đầu tiên tại Việt Nam khởi phát bệnh khi du lịch Dubai
Ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên tại Việt Nam khởi phát bệnh ngày 18/9 khi đang du lịch tại Dubai với triệu chứng sốt kèm mệt mỏi, ớn lạnh.
Ngày 3/10, Bộ Y tế nhận được báo cáo của Sở Y tế TP.HCM về kết quả xét nghiệm giải trình tự gene khẳng định một bệnh nhân mắc bệnh đậu mùa khỉ chủng Monkeypox virus thuộc clade IIb.
Bệnh nhân nữ 35 tuổi, thường trú tại TP.HCM, khởi phát bệnh ngày 18/9/2022 khi đang du lịch tại Dubai (từ tháng 7/2022 đến 22/9/2022 về Việt Nam) với triệu chứng sốt kèm mệt mỏi, ớn lạnh, đau cơ, đau đầu và ho, xuất hiện các nốt đỏ, ngứa trên cánh tay, thân mình và mặt.
Video đang HOT
Bệnh nhân thường trú tại TP.HCM khởi phát bệnh ngày 18/9/2022. (Ảnh minh hoạ).
Ngay sau khi về Việt Nam, ngày 23/9, bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Từ Dũ và nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm. Chị được chuyển sang Bệnh viện Da liễu TP.HCM. Tại đây, bác sĩ khám, nghi ngờ bệnh nhân mắc bệnh đậu mùa khỉ nên chỉ định cách ly, lấy mẫu xét nghiệm chẩn đoán (xét nghiệm Rezl time PCR tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới và Viện Pasteur TP.HCM).
Đến 25/9, bệnh nhân nhận kết quả dương tính với đậu mùa khỉ và chuyển sang Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM để cách ly, điều trị và lấy mẫu giải trình tự gene tại Đơn vị nghiên cứu lâm sàng của Đại học OXFORD hợp tác với Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM.
Hiện bệnh nhân sức khỏe ổn định, không sốt, đang được tiếp tục cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Với những thông tin khai thác được qua điều tra dịch tễ, cùng với kết quả xét nghiệm Real time PCR, giải trình tự gene, Bộ Y tế nhận định đây là trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ, nguồn lây từ nước ngoài. Các trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân tại Việt Nam (kể từ khi về nước) đều được giám sát, theo dõi theo quy định và hiện chưa phát hiện trường hợp nghi nhiễm.
Theo Bộ Y tế, ngay khi nhận được thông tin bệnh nhân nghi ngờ mắc bệnh đậu mùa khỉ, Bộ đã đề nghị UBND TP.HCM chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tiếp tục đẩy mạnh triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, khẩn trương làm xét nghiệm giải trình tự gene và tiếp tục điều tra dịch tễ, xử lý ổ dịch, cách ly, điều trị bệnh nhân theo hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế.
Bộ Y tế cũng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh đậu mùa khỉ.
Hà Nội tăng cường giám sát, phòng, chống bệnh do virus Adeno
Thời tiết đang bước vào giai đoạn giao mùa, là điều kiện thuận lợi cho sự bùng phát và lây lan của dịch bệnh lây truyền qua đường hô hấp, trong đó có bệnh do virus Adeno.
Virus Adeno có khả năng lây lan nhanh trong cộng đồng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Ảnh: TTXVN phát
Trước nguy cơ lây lan dịch bệnh, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội vừa có Văn bản số 2170/KSBT-PCBTN yêu cầu các Trung tâm y tế quận, huyện, thị xã tăng cường giám sát và phòng, chống bệnh do virus Adeno.
Công văn nêu rõ, theo báo cáo của Bệnh viện Nhi Trung ương, tình hình bệnh nhi mắc virus Adeno tại Hà Nội đang có xu hướng gia tăng nhanh từ tháng 8 đến nay. Tính từ ngày 1/1 đến 22/9/2022, đã có hơn 1.000 ca mắc, trong đó có 3 ca tử vong đến khám và điều trị tại bệnh viện. Bệnh nhân phân bố tại 30/30 quận, huyện, thị xã, trong đó một số đơn vị ghi nhận số mắc cao như: Long Biên 147 ca, Hà Đông 87 ca, Nam Từ Liêm 82 ca, Hoàng Mai 75 ca.
Để chủ động phòng, chống dịch bệnh do virus Adeno trên địa bàn thành phố, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội đề nghị các đơn vị tiếp tục tăng cường hoạt động giám sát phát hiện ca bệnh tại cộng đồng, các phòng khám, bệnh viện tư nhân và tại các cơ sở y tế được phân cấp đóng trên địa bàn; tập trung giám sát tại các khoa khám bệnh, khoa Nhi, khoa truyền nhiễm tại các bệnh viện được phân cấp giám sát, đảm bảo tần suất tối thiểu 3 lần/tuần để thu thập thông tin về tình hình bệnh nhân virus Adeno đến khám và điều trị. Đồng thời, tăng cường các hoạt động tuyên truyền phòng, chống bệnh do virus Adeno trong đó tập trung vào các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh như thực hiện tốt vệ sinh cá nhân; rửa tay với xà phòng và nước sạch; che mũi miệng khi ho, hắt hơi; không dùng chung các vật dụng cá nhân với người bệnh nhất là các vật dụng có chất tiết của người bệnh.
Cùng với đó, tổ chức ngay các hoạt động điều tra dịch tễ, xử lý dịch khi ghi nhận các chùm ca bệnh tại cộng đồng, trường học; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ số mắc, số tử vong hàng tháng trên hệ thống báo cáo trực tuyến theo quy định.
Tai biến thẩm mỹ da ngày càng tăng Khoa thẩm mỹ da Bệnh viện Da liễu TP.HCM ngày càng tiếp nhận nhiều bệnh nhân bị tai biến khi đi thẩm mỹ da. Nhiều trường hợp hoại tử da. Nặng hơn, gây chèn ép, tắc mạch nhiều, dẫn tới mù mắt. Một bệnh nhân bị tai biến do tiêm giảm mỡ bụng - Ảnh: L.ANH Theo Bệnh viện Da liễu TP.HCM, mỗi...