Cá da trơn Việt Nam nguy cơ bị chặn lối hoàn toàn vào Mỹ
Ông Nguyễn Phú Hòa – Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cảnh báo, nếu không đáp ứng được các tiêu chuẩn, quy định mới phía Mỹ đặt ra, sản phẩm cá tra, cá basa của Việt Nam có nguy cơ cao sẽ bị ngừng nhập khẩu hoàn toàn vào thị trường Mỹ từ tháng 3.2018.
Hàng loạt quy định, tiêu chuẩn mới
Ông Hòa cho biết, theo thông báo gần nhất của Cơ quan Thanh tra an toàn thực phẩm (FSIS) thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ, thì chương trình giám sát cá da trơn đã được áp dụng chính thức từ ngày 2.8 vừa qua thay vì chờ đến ngày 1.9 như thông báo trước đó.
Khách hàng tham quan sản phẩm cá tra Việt Nam xuất khẩu. Ảnh: Thuận Hải
Dự báo kim ngach xuất khẩu thủy sản cả năm nay đạt khoảng 7,4 tỷ USD, tuy nhiên mặt hàng cá da trơn vào thị trường Mỹ đang gặp khó khăn lớn, cụ thể 6 tháng đầu năm, xuất khẩu cá tra sang Mỹ đạt 176,4 triệu USD, giảm 5,7% so với cùng kỳ năm trước. Dẫu vậy, Mỹ vẫn tiếp tục là thị trường dẫn đầu của xuất khẩu cá tra của Việt Nam.
Nguyên nhân khiến FSIS đẩy nhanh thời gian áp dụng chương trình này sớm hơn 1 tháng so với kế hoạch ban đầu là do trong các tháng đầu năm FDIS tiến hành kiểm tra ngẫu nhiên và đã phát hiện 250 tấn cá da trơn nhập khẩu vào Mỹ không đáp ứng được yêu cầu về ATTP.
Theo một số nguồn tin, nếu Việt Nam chưa hoàn tất việc thực thi quy định “Tương đồng về tiêu chuẩn trong hệ thống quản lý sản xuất, chế biến cá da trơn” của Mỹ, phía Mỹ sẽ gia hạn thêm thời gian 6 tháng chuẩn bị, tức đến tháng 3.2018.
Tuy nhiên, theo nhận định của ông Hòa, cá tra, cá basa của Việt Nam có nguy cơ cao sẽ bị ngừng nhập khẩu hoàn toàn vào thị trường Mỹ từ tháng 3.2018. Nguyên nhân do Việt Nam khó có thể đáp ứng được các tiêu chuẩn, quy định mới phía Mỹ đặt ra.
Video đang HOT
“Nước Mỹ đã quay lưng với thương mại tự do, thẳng thừng bác bỏ Hiệp định TPP và nêu quan điểm rõ rệt về bảo hộ thị trường, sản xuất trong nước có thể khiến doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường này gặp nhiều khó khăn” – ông Hòa nói.
Còn theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), hiện có 14 doanh nghiệp cá tra tham gia xuất khẩu sang thị trường Mỹ, tuy nhiên, chỉ có 3 doanh nghiệp xuất khẩu chính sang thị trường này với khối lượng và giá trị đáng kể là Vinh Hoan Corp, Hung Vuong Corp và Bien Dong Seafood. Các doanh nghiệp khác chỉ thực hiện hợp đồng cầm chừng hoặc bỏ hẳn thị trường này do thuế chống bán phá giá cao.
VASEP dự báo, trong thời gian đầu áp dụng chương trình giám sát cá da trơn cho đến hết năm 2017, xuất khẩu cá tra sang thị trường Mỹ sẽ giảm do sự chuyển giao giữa FDA sang FSIS sớm trong khi năng lực kiểm tra của hai cơ quan này khác nhau.
Thu hoach ca tra tai Cân Thơ. Anh minh hoa
Chật vật tìm thị trường thay thế
Cùng với Mỹ, cá tra Việt Nam tại thị trường châu Âu cũng đang gặp nhiều khó khăn, phần vì các yêu cầu về chất lượng, phần bị truyền thông bôi xấu hình ảnh… Do đó, các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra đang phải nỗ lực tìm kiếm thị trường mới.
Tại Mỹ, từ ngày 1.8 vừa qua, các doanh nghiệp cá tra Việt Nam bước sang đợt rà soát hành chính lần thứ 15 của vụ kiện chống bán phá giá đối với sản phẩm cá tra, basa nhập khẩu (POR), dự kiến khoảng tháng 9.2017, Bộ Thương mại Mỹ sẽ có kết quả sơ bộ của kỳ POR13, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đang trông mong vào mức thuế cải thiện và khả quan hơn để có thể đẩy mạnh xuất khẩu sang Mỹ.
Khó khăn ở các thị trường chính, một số doanh nghiệp đang tích cực tìm kiếm thị trường mới để bù vào, trong đó có Nhật. Ông Yasuo Nishitohge – Tổng Giám đốc Công ty TNHH AEON Việt Nam, cho biết hiện nay mỗi năm có hơn 1.500 tấn cá tra nướng của Việt Nam đạt chuẩn vào hệ thống siêu thị AEON tại Nhật, mang về cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam hơn 9 triệu USD.
Tuy nhiên, theo đánh giá của ông Hàng Văn – Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Thủy sản Trường Giang (Đồng Tháp), việc xuất khẩu cá tra vào Nhật Bản cũng không hề “dễ ăn” do các đối tác từ thị trường này yêu cầu chất lượng rất cao. Theo đó, phía Nhật kiểm soát cả quá trình nuôi cá, từ khâu chọn con giống đến khâu chăm sóc, thu hoạch, chế biến… đều phải theo công thức của phía Nhật. Khi hợp đồng xuất khẩu sang Nhật chưa lớn, việc phải tuân theo quy trình nghiêm ngặt của đối tác khiến doanh nghiệp Việt Nam gặp nhiều khó khăn.
Theo Danviet
Quý I, người Trung Quốc "ăn" nhiều cá tra Việt Nam nhất
Đúng như dự báo được đưa ra trước đó, Trung Quốc đã chính thức vượt Mỹ để trở thành thị trường xuất khẩu cá tra lớn nhất của Việt Nam trong quí 1.2017, xét về lượng và kim ngạch xuất khẩu, theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP).
Nhân công chế biến cá tra xuất khẩu tại một doanh nghiệp ở Cần Thơ. Ảnh: Trung Chánh
Trong khi kim ngạch xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng mạnh, thì kim ngạch xuất khẩu cá tra xuất từ thị trường Mỹ lao dốc. Đây là lý do chính giúp Trung Quốc vượt lên trở thành thị trường xuất khẩu cá tra lớn nhất của Việt Nam trong quí đầu năm 2017.
Cụ thể, báo cáo được VASEP công bố hôm 4-5 cho thấy, kim ngạch xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc trong quí 1-2017 đạt 69,7 triệu đô la Mỹ, tăng 56,8% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 19% tỷ trọng xuất khẩu của toàn ngành trong quí đầu năm 2017. Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ đạt 61 triệu đô la Mỹ, giảm 24,3% so với cùng kỳ năm trước và chỉ chiếm 16% tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành.
Lý giải nguyên nhân khiến kim ngạch xuất khẩu cá tra sang Mỹ sụt giảm mạnh, Tổng thư ký VASEP Trương Đình Hòe cho biết, tuy có nhiều doanh nghiệp được phép xuất khẩu vào Mỹ, nhưng chỉ có 2 doanh nghiệp được hưởng thuế suất thấp khi xuất vào thị trường này là Vĩnh Hoàn và Biển Đông (giảm 1 doanh nghiệp so với trước đó).
"Số doanh nghiệp được xuất vào Mỹ nhiều, nhưng thực tế xuất được nhiều chỉ có vài doanh nghiệp thôi, còn mấy doanh nghiệp kia không xuất được bao nhiêu. Bây giờ, thêm một doanh nghiệp không xuất được cá tra nữa nữa do thuế suất quá cao, thì lượng khách hàng, mua bán dĩ nhiên sẽ giảm thôi", ông Hòe giải thích.
Một nguyên nhân khác, theo ông Hòe, trong quí 1-2017 có thể khách hàng phía Mỹ đang tiêu thụ lượng hàng tồn kho đã được nhập từ trước đó cộng thêm giá nguyên liệu trong nước thời gian qua tăng cao cũng có thể khiến cho việc tiêu thụ cá tra Việt Nam ở thị trường Mỹ sụt giảm. Ông Hòe nói thêm những hàng rào bảo hộ cũng như một số yếu tố khác cũng là nguyên nhân khiến việc tiêu thụ cá tra ở thị trường này sụt giảm.
Theo ông Hòe, trong bối cảnh xuất khẩu sang Mỹ giảm mạnh, thì thị trường Trung Quốc lại tăng nhập khẩu cá tra Việt Nam và là thị trường gần. "Do vậy, đôi lúc những doanh nghiệp không xuất khẩu được sang Mỹ thì chuyển hướng bán hàng sang Trung Quốc khiến cho xuất khẩu vào Trung Quốc tăng lên", ông Hòe giải thích.
Tại hội thảo "Doanh nghiệp nông thủy sản Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) dưới tác động của biến động kinh tế thế giới 2017" được tổ chức tại thành phố Cần Thơ vào đầu tháng 3-2017, ông Võ Hùng Dũng, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội cá tra Việt Nam (VN Pangasius) đã đưa ra dự báo trong năm 2017, Trung Quốc sẽ vượt Mỹ để trở thành thị trường xuất khẩu cá tra lớn nhất của Việt Nam.
Tuy kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng mạnh, nhưng theo cảnh báo của VASEP, doanh nghiệp xuất khẩu cá tra sang thị trường Trung Quốc cần hết sức lưu ý trong vấn đề giao dịch, nhất là với giao dịch tiểu ngạch.
Đối với Liên minh châu Âu (EU), trong quí 1-2017, kim ngạch xuất khẩu cá tra sang thị trường này đạt 49,9 triệu đô la Mỹ, giảm 21,5% so với cùng kỳ năm ngoái và chỉ còn chiếm 13% tỷ trọng xuất khẩu của toàn ngành.
Theo lý giải của ông Hòe, chiến dịch truyền thông bôi nhọ ở thị trường EU và biến động tỷ giá giữa đồng euro và đô la Mỹ đã dẫn đến việc EU giảm nhập khẩu cá tra Việt Nam.
Tuy sụt giảm mạnh ở thị trường Mỹ và EU, nhưng nhờ kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc và Brazil (quí 1-2017 xuất khẩu sang Brazil đạt 35,5 triệu đô la Mỹ, tăng 70% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 10% kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành) tăng trưởng mạnh đã giúp đưa kim ngạch xuất khẩu toàn ngành cá tra trong 3 tháng đầu năm tăng 1,6% so với cùng kỳ, tương đương 371,3 triệu đô la Mỹ.
Theo Trung Chánh (Thơi bao Kinh tê Sai Gon)
Sự thật về cá tra "triệt" đường vào Mỹ: Vĩnh Hoàn vẫn "chơi" được Các doanh nghiệp đang lo ngại cá tra Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ sẽ bị ùn ứ vì chịu tần suất kiểm tra 100% lô hàng. Hiện tại, dù Mỹ chưa chính thức thực hiện Bộ luật Farm Bill nhưng đã có hàng trăm container bị "mắc kẹt" do không kịp kiểm tra, thông quan. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp lớn...