Ca Covid-19 tăng vọt, bang tại Mỹ ban bố tình trạng khẩn cấp
Bang Delaware của Mỹ đã ban bố tình trạng khẩn cấp khi số ca mắc Covid-19 đang tăng mạnh trở lại.
Bệnh nhân Covid-19 được điều trị tại bệnh viện ở Washington, Mỹ (Ảnh: New York Times).
Thống đốc John Carney ngày 30/12 đã ban bố tình trạng khẩn cấp khi bang Delaware nỗ lực để giảm bớt áp lực cho các bệnh viện trước làn sóng ca nhiễm tăng mạnh.
Tình trạng khẩn cấp sẽ có hiệu lực từ ngày 3/1. Điều này sẽ giúp bang Delaware linh hoạt hơn trong việc ứng phó với số ca nhiễm tăng lên, đồng thời cho phép các thành viên Lực lượng Vệ binh Quốc gia hỗ trợ chăm sóc bệnh nhân tại các cơ sở điều trị của bang.
Video đang HOT
Lực lượng Vệ binh Quốc gia sẽ đóng vai trò như các trợ lý điều dưỡng để chăm sóc cho các bệnh nhân, khi họ được chuyển từ các bệnh viện tới các cơ sở điều dưỡng.
Giới chức Delaware muốn giảm tải áp lực cho các bệnh viện bằng cách chuyển các bệnh nhân đang được điều trị trong các phòng cấp cứu tại các bệnh viện đến các cơ sở y tế. Khoảng 1.000 thành viên của Lực lượng Vệ binh Quốc gia đang được đào tạo để trở thành trợ lý điều dưỡng.
Thống đốc Carney cho biết, Delaware ghi nhận 454 ca nhập viện hôm thứ 30/12, gần bằng mức kỷ lục 474 người hồi tháng 1. Thống đốc kêu gọi người dân tự bảo vệ chính mình và bảo vệ những người khác bằng cách tiêm vaccine và đeo khẩu trang. Người dân cũng được khuyến cáo xem xét lại các kế hoạch đón năm mới để tránh nguy cơ lây nhiễm.
Bang Delaware ban bố tình trạng khẩn cấp trong bối cảnh số ca Covid-19 ở Mỹ tăng mạnh với trung bình hơn 300.000 ca/ngày trong khoảng một tuần trở lại đây. Thậm chí, có ngày Mỹ ghi nhận kỷ lục hơn 500.000 ca mới.
Theo số liệu của Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ, gần 80% giường bệnh điều trị tích cực ở nước này đã được phủ kín, trong đó hơn 20% dành cho bệnh nhân Covid-19.
Đầu tuần này, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ Rochelle Walensky, cho biết những người chưa tiêm chủng có nguy cơ nhập viện do Covid-19 cao gấp 17 lần so với người đã tiêm chủng. Đến nay, Mỹ đã tiêm chủng đầy đủ hai liều vaccine cơ bản cho khoảng 62% dân số và khoảng 33% trong số đó đã được tiêm liều tăng cường.
Sự xuất hiện của biến chủng Omicron – biến chủng được cho là có khả năng lây lan cao hơn nhiều so với các chủng trước kia của SARS-CoV-2 – đang gây sức ép lên hệ thống y tế của Mỹ và nhiều quốc gia khác. Mặc dù các dữ liệu ban đầu nói rằng, Omicron có thể chỉ gây triệu chứng nhẹ hơn, nhưng giới chuyên gia cảnh báo số ca nhiễm tăng mạnh trong thời gian ngắn sẽ khiến hệ thống y tế quá tải, dẫn đến số ca nhập viện và tử vong tăng.
Thực tế, trong tuần qua, số ca tử vong do Covid-19 ở Mỹ đã tăng khoảng 18% lên trung bình gần 1.600 ca/ngày. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ cảnh báo, Mỹ có thể có thêm 44.000 người tử vong vì Covid-19 trong 4 tuần tới trước khi làn sóng Omicron đạt đỉnh vào cuối tháng 1/2022.
Tỷ lệ tử vong vì biến thể Omicron thấp hơn 75% so với các biến thể khác
Tỷ lệ tử vong vì biến thể Omicron thấp hơn 75% so với các biến thể gây ra các đợt bùng phát COVID-19 trước đây.
Đây là kết luận của các nhà khoa học được đăng tải trên tờ Telegraph của Anh trích dẫn dữ liệu của các nhà nghiên cứu từ Viện Các bệnh truyền nhiễm quốc gia Nam Phi và Đại học Pretoria.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Pretoria, Nam Phi. Ảnh: AFP/TTXVN
Các nhà khoa học đã theo dõi những bệnh nhân nhập viện tại thành phố Tshwane ở tỉnh Gauteng (Nam Phi), nơi là tâm chấn đầu tiên của đợt bùng phát biến thể Omicron. Kết quả cho thấy có 4,5% bệnh nhân nhập viện tử vong vì Omicron, trong khi ở các đợt bùng phát do các biến thể trước đây gây ra thì tỷ lệ này lên tới 21,3%. Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng chưa đến một nửa số người nhập viện cần hỗ trợ thở oxy, trong khi tỷ lệ này ở các ca nhiễm những biến thể trước đây lên tới 99,5%. Số người cần được chăm sóc đặc biệt cũng thấp hơn nhiều, khoảng 1% so với 4,3% trong các đợt bùng phát trước đó. Ngoài ra, bệnh nhân nhập viện trong đợt bùng phát Omicron được xuất viện trung bình sau 4 ngày, so với 8,8 ngày của các đợt dịch trước.
Với các dữ liệu trên, các nhà khoa học cho rằng chẳng bao lâu nữa sẽ có một "sự tách biệt hoàn toàn giữa tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong", dẫn tới chấm dứt dịch bệnh và chuyển sang giai đoạn bệnh đặc hữu (tức là dịch bệnh mang tính địa phương, xuất hiện theo mùa).
Biến thể Omicron hiện đang lây lan trên toàn cầu và góp phần gây ra những làn sóng dịch bệnh mới. Tuy nhiên, Tiến sĩ Mike Ryan, Giám đốc điều hành Chương trình Y tế khẩn cấp của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ngày 29/12 nhận định vẫn còn quá sớm để đưa ra kết luận về mức độ nghiêm trọng của biến thể Omicron cho tới khi biến thể lây lan rộng hơn tới những người lớn tuổi.
Tiến sĩ Ryan cũng cho rằng giai đoạn "cấp tính" của đại dịch COVID-19 có thể kết thúc vào năm tới, song virus SARS-CoV-2 sẽ không biến mất.
Số trẻ em nhập viện vì COVID-19 tăng nhanh tại New York Trong bối cảnh biến thể Omicron tiếp tục lây lan mạnh tại Mỹ cũng như nhiều nước trên thế giới, giới chức y tế thành phố New York đã ghi nhận sự gia tăng số ca trẻ em nhập viện vì mắc COVID-19. Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 tới bệnh viện tại New York, Mỹ, ngày 13/12/2021. Ảnh: THX/TTXVN Sở...