Ca Covid-19 ở Tokyo tăng đột biến, châu Âu khó khăn chưa từng có
Thủ đô của Nhật Bản hôm 2/7 xác nhận có thêm 107 ca nhiễm Covid-19, mức tăng theo ngày cao nhất trong vòng hai tháng qua.
Theo hãng tin Reuters, sau khi dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp hôm 15/5, thành phố 14 triệu dân đã tìm cách duy trì số ca nhiễm mới hàng ngày dưới 20. Tuy nhiên, tuần trước, ca nhiễm hàng ngày ở Tokyo đều vượt con số 50.
Lần gần đây nhất số ca nhiễm mới ở Tokyo vượt qua mức 100 là vào hôm 2/5. Hôm 1/7, số ca mới được xác nhận là 67 trường hợp. Thị trưởng thành phố Yuriko Koike cho hay, 70% số ca ghi nhận hôm 2/7 là người trong độ tuổi 20 và 30.
Dịch lại bùng lên dữ dội ở nhiều nơi trên thế giới. Ảnh: Reuters
Tuy nhiên, Chánh văn phòng nội các Yoshihide Suga cho rằng không cần thiết phải ban bố tình trạng khẩn cấp mới vào lúc này.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục lưu ý tình hình lây nhiễm trong khu vực với tinh thần khẩn trương và cố gắng để cùng ngăn chặn sự lây nhiễm cũng như hỗ trợ cho hoạt động kinh tế”, ông Suga nói với các nhà báo.
Cũng trong ngày 2/7, Bộ Y tế Brazil ghi nhận có đến 48.105 ca nhiễm Covid-19 mới, đưa tổng số người bệnh tại đây lên 1.496.858. Bên cạnh đó, có thêm 1.252 ca tử vong trong 24 giờ qua, nâng tổng số người thiệt mạng lên 61.884.
Trong khi đó, Peru – quốc gia giáp biên với Brazil ghi nhận thêm 185 ca tử vong trong ngày 2/7, đưa tổng số lên ít nhất 10.045. Số ca nhiễm mới được ghi nhận là 3.527, nâng tổng số lên 292.004 trường hợp mắc Covid-19.
Bộ Y tế Peru nói rằng, hôm 2/7 đã đánh dấu ngày thứ 6 liên tiếp số người xuất viện cao hơn so với số ca nhiễm mới. Trong 6 ngày vừa qua, tổng cộng đã có 22.291 người rời bệnh viện sau khi điều trị thành công virus gây bệnh Covid-19.
Mỹ tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi trận đại dịch. Trong 24 giờ qua, nước này đã ghi nhận hơn 51 nghìn ca mới, 599 ca tử vong, nâng tổng số người nhiễm và tử vong lên lần lượt là 2.831.494 và 131.391.
Gần 40 bang ở Mỹ đang chứng kiến số ca nhiễm Covid-19 tăng trở lại. Một số bang còn ghi nhận con số người nhiễm mới cao kỷ lục và phải tái áp đặt biện pháp phong tỏa nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan.
Video đang HOT
Tổng thống Honduras kêu gọi người dân chống Covid-19. Ảnh: CNN
Tại khu vực Trung Mỹ, Tổng thống Honduras Juan Orlando Hernández sáng 2/7 đã chính thức được xuất viện, sau 16 ngày điều trị Covid-19. Ông Hernández đã đề nghị người dân hỗ trợ ông chống lại virus bằng cách giữ trách nhiệm cá nhân.
“Covid đã thay đổi cuộc sống của chúng ta”, Tổng thống Honduras nói thêm. Ông Hernández đã nhập viện hôm 16/6, trở thành tổng thống đầu tiên ở khu vực Mỹ Latin dương tính với virus. Vợ ông và hai trợ lý cũng nhiễm Covid-19.
Dịch Covid-19 còn lâu mới kết thúc
Từ châu Âu, phát biểu trong cuộc họp báo chung qua video với Chủ tịch Hội đồng châu Âu, Thủ tướng Đức Angela Merkel tuyên bố lục địa già đang đối mặt với “giai đoạn khó khăn nhất trong lịch sử” do cuộc khủng hoảng Covid-19.
Bà Merkel cảnh báo đại dịch “còn lâu mới kết thúc” và “chúng ta đang hàng ngày chứng kiến sự tồn tại của virus”.
Trong một cảnh báo khác đưa ra một ngày trước đó, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cho rằng khu vực Mỹ Latin và Caribbean có thể phải chứng kiến tình trạng người thất nghiệp tăng cao kỷ lục do ảnh hưởng của Covid-19.
“Tỷ lệ thất nghiệp có thể tăng 4-5 điểm phần trăm, khiến con số mất việc làm trong khu vực lên cao kỷ lục 41 triệu người. Nếu cuộc khủng hoảng tồi tệ hơn, tình hình việc làm có thể còn tệ hại nữa, nới rộng hơn những bất bình đẳng xã hội”.
Trước khi dịch bệnh tấn công khu vực, tỷ lệ thất nghiệp ở đây là 8,1%, ILO cho hay.
Tính đến 6h30 sáng nay (3/7), Covid-19 đã tấn công 213 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Tổng số người mắc bệnh hiện là 10.967.711, trong đó bao gồm 523.127 ca tử vong, theo số liệu thống kê của trang Worldometers.
'Bóng ma' cuộc khủng hoảng di cư mới ám ảnh châu Âu
Đối mặt với nguy cơ xảy ra một làn sóng gần 1 triệu người tháo chạy khỏi cuộc chiến ở miền Bắc Syria, Thổ Nhĩ Kỳ đã mở toang cửa khẩu biên giới của mình với Hy Lạp cho hàng nghìn người tị nạn và người di cư khác tìm cách đến châu Âu.
Điều này hiện hữu một cuộc khủng hoảng di cư mới tại khu vực biên giới châu Âu như những gì xảy ra hồi năm 2015.
Hình ảnh chiếc thuyền chở người di cư từ Zawiyah, Libya vào châu Âu. (Nguồn: AP)
Đối phó với tình hình trên, Hy Lạp đã đóng cửa biên giới, tăng cường lực lượng quân đội và cảnh sát tại biên giới, và nỗ lực ngăn chặn các tàu chở người di cư muốn tìm đường tắt song đầy nguy hiểm từ bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ đến các đảo phía Đông của Hy Lạp.
Các tổ chức nhân quyền đã kêu gọi hành động khẩn cấp đề ngăn chặn tình hình diễn biến xấu hơn, cảnh báo một cuộc khủng hoảng nhân đạo đang hiện hữu.
Những người di cư tại biên giới Hy Lạp là ai?
Thổ Nhĩ Kỳ hiện là nơi trú chân của 4 triệu người tị nạn, khoảng 3,6 triệu người trong số đó đến từ Syria. Trước kia, sự di chuyển của họ bên trong Thổ Nhĩ Kỳ chịu những quy định nghiêm ngặt và tuân theo thỏa thuận với Liên minh châu Âu (EU) hồi năm 2016, Thổ Nhĩ Kỳ đã thắt chặt các biện pháp kiểm soát biên giới.
Kể từ khi Ankara hồi tuần trước tuyên bố rằng nước này sẽ không cản trở những ai tìm cách đến châu Âu, hàng nghìn người Afghanistan, Iran, Syria, Pakistan và từ châu Phi, châu Á đã vội vàng tìm cách thử vận may của mình. Mặc dù động thái trên bề ngoài dường như xuất phát từ cuộc xung đột ở miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ, song giới chức Hy Lạp cho biết hầu như không có người Syria nào nằm trong số những người di cư thời gian gần đây. Phần lớn những người bị bắt giữ hôm 2/3 là từ Afghanistan, Pakistan và Morocco. Số liệu từ tháng 1/2020, thời điểm trước khi cuộc chiến ở Syria trở nên căng thẳng, cho thấy 35% số người đến Hy Lạp từ Thổ Nhĩ Kỳ là người Afghanistan. Người Syria chỉ chiếm 14%.
Bao nhiêu người đã vượt biên vào Hy Lạp?
Cho đến chiều 3/3, giới chức Hy Lạp đã bắt giữ và cáo buộc 218 người với tội danh nhập cảnh bất hợp pháp sau khi vượt qua biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Kể từ ngày 28/2, khoảng 26.500 người nỗ lực vượt biên đã bị ngăn chặn, mặc dù các biện pháp kiểm soát trên biển và trên đất liền dường như đã được nới lỏng.
Khoảng 520 người đã đặt chân lên các đảo của Hy Lạp trong vòng 24 giờ tính đến sáng 3/3, giảm từ gần 1.000 người một ngày trước đó. Theo Tổ chức Di cư Quốc tế của Liên hợp quốc, tính đến chiều 28/2, 13.000 người đã đến được khu vực biên giới dài 212 km của Hy Lạp. Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ nói rằng hơn 100.000 người tị nạn đã rời khỏi nước này song không có bằng chứng nào cho thông tin này. Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ, hai đồng minh có mối quan hệ "cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt" trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), là đối địch khu vực lâu nay và mối quan hệ hai bên căng thẳng suýt dẫn đến 3 cuộc chiến tranh trong vòng 50 năm qua.
Khoảng 520 người di cư đã đặt chân lên các đảo của Hy Lạp trong vòng 24 giờ tính đến sáng 3/3. (Nguồn: AFP)
Vì sao Thổ Nhĩ Kỳ mở cửa biên giới?
Thổ Nhĩ Kỳ lâu nay phàn nàn về việc thiếu sự hỗ trợ về chia sẻ gánh nặng của việc chăm lo cho một lượng người tị nạn lớn nhất thế giới. Mặc dù EU đã cam kết khoản hỗ trợ trị giá 6 tỷ Euro để chi trả dịch vụ cho người tị nạn Syria, song Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan muốn tái thương lượng thỏa thuận này với EU.
Ông nói rằng Thổ Nhĩ Kỳ cho đến nay đã chi 40 tỷ USD để duy trì cuộc sống cho người tị nạn. Ankara cũng tìm kiếm sự ủng hộ đối với chính sách của mình ở Syria, nơi Thổ Nhĩ Kỳ phản đối Tổng thống Syria Bashar Assad và các tay súng người Kurd có quan hệ với đảng Lao động người Kurd (PKK), vốn tham gia lực lượng nổi loạn ở Thổ Nhĩ Kỳ trong vòng 35 năm qua. Tổng thống Erdogan muốn sử dụng một số vùng lãnh thổ giành lại được từ lực lượng người Kurd hồi tháng 10 để tái định cư người tị nạn từ Thổ Nhĩ Kỳ song kế hoạch này đã không nhận được sự ủng hộ mặn mà của cộng đồng quốc tế.
Sẽ lặp lại những gì của năm 2015?
Hồi năm 2015, một triệu người tị nạn đã đến châu Âu, chủ yếu vượt biên từ Thổ Nhĩ Kỳ đến Hy Lạp, và một số lượng nhỏ vượt biên từ các nước như Libya đến Italy. Mặc dù Tổng thống Erdogan hôm 2/3 nói rằng hàng triệu người sẽ sớm mong chờ để vượt biên giới Hy Lạp, song các nước biên giới EU như Hy Lạp và Bulgaria đã nhanh chóng huy động lực lượng cảnh sát, bảo vệ biên giới và quân đội để ứng phó với tình huống có thể xảy ra nói trên đồng thời dường như được chuẩn bị tốt hơn để ngăn chặn nguy cơ xảy ra tình trạng vượt biên giới đất liền quy mô lớn như đã xảy ra hồi năm 2015.
Tuy nhiên, công tác ngăn chặn tình trạng vượt biên trên biển sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Khi lực lượng hải cảnh Thổ Nhĩ Kỳ "khoanh tay đứng nhìn" việc các tàu chở người di cư đến các đảo của Hy Lạp thì một khi những con tàu mong manh nêm chặt cứng người này đi vào vùng lãnh hải Hy Lạp thì chúng không thể quay trở lại. Số lượng người di cư đến Hy Lạp vào cuối năm 2019 đạt mức cao nhất kể từ năm 2016, thậm chí trước khi Thổ Nhĩ Kỳ bãi bỏ các biện pháp kiểm soát biên giới. EU lo ngại nguy cơ lặp lại một cuộc khủng hoảng di cư vốn gây chia rẽ giữa các thành viên trong khối.
Hy Lạp phải chịu đựng ra sao?
Thậm chí trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng hiện nay, Hy Lạp đã phải vật lộn để đối phó với hàng chục nghìn người di cư đến từ Thổ Nhĩ Kỳ. Phần lớn những người di cư muốn tiếp tục hành trình đến các nước châu Âu giàu có hơn như Đức, song họ bị mắc kẹt ở Hy Lạp sau khi các nước khác đóng cửa biên giới của mình.
Các trại tị nạn dành cho người di cư trên các đảo ở Hy Lạp thường vượt quá sức chứa. Ví dụ, chỉ riêng đảo Lesbos của Hy Lạp đã có hơn 20.000 người di cư sinh sống và các điều kiện sinh hoạt ở những trại tị nạn này thường tồi tệ. Theo thỏa thuận EU-Thổ Nhĩ Kỳ, những người di cư mới đến phải sống tại các trại tị nạn trên đảo cho đến khi hồ sơ xin tị nạn của họ được xử lý, song thường xảy ra tình trạng tồn đọng lớn trong quá trình xin tị nạn tốn kém thời gian này. Người dân địa phương sống trên đảo hiện đã mất kiên nhẫn sau 5 năm chịu đựng gánh nặng làn sóng người di cư của châu Âu, và những nỗ lực của chính phủ Hy Lạp hồi tuần trước để xây dựng các trại tị nạn mới trên đảo Lesbos và Chios đã dẫn đến các cuộc bạo loạn trên các đảo này.
Thu Hiền
Theo baoquocte.vn/AP
Châu Âu trước nỗi ám ảnh mới về người di cư Đối mặt với nguy cơ xảy ra một làn sóng gần 1 triệu người tháo chạy khỏi cuộc chiến ở miền Bắc Syria, Thổ Nhĩ Kỳ đã mở toang cửa khẩu biên giới với Hy Lạp cho hàng nghìn người tị nạn và người di cư khác tìm cách đến châu Âu. Hàng nghìn người di cư đổ về Hy Lạp sau khi...