Ca Covid-19 ở Thái Lan tăng kỷ lục
Thái Lan dự kiến xét nghiệm hơn 10.000 người khi ca Covid-19 hàng ngày tăng kỷ lục, hầu hết là lao động nhập cư liên quan chợ tôm gần Bangkok.
Giới chức Thái Lan dự kiến tiến hành 10.300 xét nghiệm ở tỉnh phía tây Samut Sakhon, nơi ổ dịch xuất hiện, và các tỉnh lân cận như Samut Songkhram và Nakhon Pathom, phát ngôn viên nhóm chuyên trách Covid-19 của Thái Lan Taweesin Wisanuyothin nói trong cuộc họp báo tại Bangkok hôm nay.
“Việc xét nghiệm để phát hiện các ca dương tính sẽ tiếp tục ở một số tỉnh và trên toàn quốc”, ông nói thêm.
Lao động nhập cư từ Myanmar đứng sau hàng rào thép gai chặn lối vào chợ tôm liên quan đợt bùng phát Covid-19 ở tỉnh Samut Sakhon, phía tây nam Thái Lan hôm nay. Ảnh: Bangkok Post .
Thái Lan, quốc gia đầu tiên bên ngoài Trung Quốc ghi nhận ca nhiễm nCoV, phần lớn duy trì được sự kiểm soát dịch bệnh với 4.907 ca nhiễm và 60 ca tử vong. Quốc gia Đông Nam Á hôm nay xác nhận 576 ca nhiễm mới, gồm 516 lao động nhập cư liên quan đến một chợ tôm ở tỉnh Samut Sakhon, phía tây nam Thái Lan và gần thủ đô Bangkok. Thái Lan hiện đã phong tỏa tỉnh Samut Sakhon.
Ca đầu tiên ở Samut Sakhon là một người bán hàng tại chợ tôm Trung tâm, được phát hiện hôm 1/12. Kể từ đó, virus đã lan ra ngoài tỉnh, gồm cả Bangkok.
Video đang HOT
Các ca nhiễm mới còn lại gồm 19 ca ở Bangkok và 41 ca nhập khẩu. Hầu hết lao động nhập cư ở Samut Sakhon đến từ Myanmar, nơi dịch bệnh bùng phát nặng nề hơn nhiều so với Thái Lan. Giới chức y tế Thái Lan đã hành động sớm để hạn chế virus lây lan.
Các nước Đông Nam Á khác, gồm Singapore và Malaysia, cũng ghi nhận hàng nghìn ca nhiễm là lao động nhập cư.
Sự gia tăng ca nhiễm ở Thái Lan xảy ra khi nước này đang tìm cách hồi sinh ngành du lịch bị đại dịch tàn phá nghiêm trọng. Thái Lan hôm 17/12 nới lỏng các hạn chế để cho phép nhiều du khách nước ngoài quay lại.
Trung Quốc nói đập thủy điện giúp giảm khô hạn, cộng đồng khoa học phản đối dữ dội
Trong nghiên cứu công bố tháng 7-2020, Trung Quốc kết luận dập thủy điện Trung Quốc không gây khô hạn cho các quốc gia ở hạ nguồn sông Mekong. Ngay lập tức, cộng đồng khoa học lên tiếng phản bác.
Sông Mekong ở biên giới Thái Lan - Lào - Ảnh: International River
Nghiên cứu hợp tác giữa Đại học Thanh Hoa và Viện Tài nguyên nước Trung Quốc cho rằng các đập thủy điện giúp giảm bớt vấn đề khô hạn bằng cách giữ bớt nước từ mùa mưa và tháo nước trong mùa khô.
Trong khi đó, từ lâu, đập thủy điện của Trung Quốc được cho là đã giữ nước cho thủy lợi hoặc thủy điện và gây ra thiếu nước ở hạ nguồn. Một nghiên cứu công bố vào tháng 4-2020 của Công ty tư vấn Eyes on Earth còn kết luận rằng các đập thủy điện của Trung Quốc đã giữ lại tất cả 47 tỉ m3 nước và làm trầm trọng hơn tình trạng thiếu nước trong một năm khô hạn ở hạ lưu.
Thời Báo Hoàn Cầu của Trung Quốc đã đưa tin về nghiên cứu mới của các nhà khoa học Trung Quốc và tự tin cho rằng kết quả nghiên cứu trái ngược với những cáo buộc thiếu thận trọng của một số nhà nghiên cứu nước ngoài đổ lỗi cho Trung Quốc về hạn hán ở các nước và mực nước thấp trên dòng sông, ám chỉ nghiên cứu của Eyes on Earth.
Ông Brian Eyler, giám đốc phụ trách chương trình Đông Nam Á của trung tâm nghiên cứu Stimson, đã chỉ ra một số sơ hở trong kết luận của nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc.
Cụ thể, tình trạng thiếu nước trên sông Mekong thậm chí xuất hiện trong mùa mưa nhưng các nhà nghiên cứu Trung Quốc không đề cập đến vấn đề này. Đập Nọa Trác Độ và Tiểu Loan của Trung Quốc đã giữ lại khoảng 20 tỉ m3 nước trong giai đoạn tháng 7 và tháng 11-2019.
Hiện tại hình ảnh vệ tinh cũng cho thấy các con đập này một lần nữa đang tích một khối lượng nước tương tự trong tháng 7-2020 và có thể kéo dài đến hết năm. Hậu quả là một số đoạn trên dòng chính sông Mekong có mực nước thấp nhất trong lịch sử.
Thuyền đánh cá trên sông Mekong gần thủ đô Phnom Penh của Campuchia - Ảnh: AFP
Nhà nghiên cứu Sebastian Biba của Đại học Goethe, Đức cho rằng các yếu tố môi trường như biến đổi khí hậu có ảnh hưởng tiêu cực, nhưng các con đập Trung Quốc làm vấn đề trở nên trầm trọng hơn và "phía Trung Quốc đã không làm gì nhiều để giảm bớt những lo ngại về các con đập của mình".
Ông Eyler cho biết chế độ nước theo mùa có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái của sông Mekong. Quá trình chuyển đổi tự nhiên từ mùa khô sang mùa mưa và mùa lũ lụt tạo ra 15-20% lượng cá nước ngọt và bảo vệ an ninh kinh tế của tất cả các nước ở hạ nguồn.
Tổ chức phi chính phủ Mạng lưới của người Thái xem việc giữ nước trong mùa mưa rồi xả nước trong mùa khô mà các đập thủy điện Trung Quốc đang làm là đi ngược lại tự nhiên vì lũ là điều tự nhiên xuất hiện trong mùa mưa.
Vì đập thủy điện giữ nước trong mùa mưa, dòng chảy ở hạ nguồn ít hơn, làm rối loạn nhịp sống tự nhiên của thủy sản, nước không chảy vào các vùng đất ngập và cuối cùng tác động đến cuộc sống của con người và môi trường.
Trên thực tế lũ không phải là xấu. Trong lịch sử, lũ không được xem là sự kiện thảm khốc ở ven sông Mekong. Theo một nghiên cứu của Ủy hội sông Mekong (MRC) năm 2017, kinh tế mùa lũ mang lại 8 tỉ USD mỗi năm, trong khi chi phí thiệt hại thấp hơn, khoảng 70 triệu USD. Như vậy, lợi ích của lũ là đáng kể so với thiệt hại do nó tạo ra.
Ngoài giữ nước, các con đập còn giữ phù sa, cát và sỏi. Nghiên cứu của MRC chỉ ra rằng lượng phù sa trên sông đã giảm gần 77% so với điều kiện gần như tự nhiên của những năm 1990. Hậu quả là đáy sông bị mất cân bằng, đồng bằng bị sụt lún, làm giảm sâu hơn nguồn cung nước ngọt.
Các nhà nghiên cứu kêu gọi Trung Quốc công khai, minh bạch các số liệu về nước với các quốc gia liên quan. Hiện tại Trung Quốc chia sẻ dữ liệu về dòng chảy mùa lũ nhưng không cung cấp dữ liệu về dòng chảy trong mùa khô hoặc số liệu về phù sa. Thiếu số liệu, rất khó để đánh giá tác động của các con đập với hạ nguồn dù thiệt hại thì đã xảy ra rồi.
Hơn 230 người Việt từ Thái Lan về nước Hơn 230 công dân Việt Nam mắc kẹt vì Covid-19 ở Thái Lan về nước trên chuyến bay hạ cánh tại sân bay Nội Bài hôm nay. Chuyến bay do các cơ quan chức năng Việt Nam và Thái Lan phối hợp thực hiện trong ngày 2/8, theo thông cáo của Bộ Ngoại giao. Hành khách trên chuyến bay bao gồm trẻ em...