Cà chua chữa viêm gan mãn tính
Cà chua được xem là một thực phẩm giàu chất dinh dưỡng để tiêu hoá, tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Đặc biệt, vào mùa hè cà chua có lượng vitamin C cao nhất.
Cây cà chua có tên khoa học là Lycopesium esculentum, có nguồn gốc từ Nam Mỹ, là loại rau ăn quả, họ cà (Solanaceae). Quả cà chua mọng nước, khi chín có màu vàng hoặc đỏ, có nhiều hình dạng: Tròn, dẹt, có cạnh, có múi… Quả có chứa nhiều vitamin C nên có vị chua.
Cà chua được xem là một thực phẩm giàu chất dinh dưỡng để tiêu hoá, tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Đặc biệt, vào mùa hè cà chua có lượng vitamin C cao nhất.
Công dụng chính của cà chua là ăn tươi sống, nấu canh cà chua, xào với thịt, hải sản, trứng… rất thơm ngon, bổ dưỡng. Giải khát bằng nước ép cà chua cùng với ít đường, đá uống rất tốt trong mùa hè. Sau đây là một số công dụng của cà chua.
1. Phòng ung thư: Chất lycopene còn có khả năng oxy hoá đặc biệt, có thể tiêu trừ các phân tử tự do, bảo vệ tế bào, ngăn chặn quá trình biến đổi của các bệnh ung thư. Cà chua không chỉ có tác dụng phòng tránh bệnh ung thư tiền liệt tuyến, mà còn có thể làm giảm nguy cơ mắc các chứng ung thư như ung thư tuyến tuỵ, ung thư trực tràng, ung thư vòm họng, ung thư vú…
2. Chữa viêm gan mạn tính: Cà chua 250mg rửa sạch, thái miếng, thịt bò 100g thái mỏng, xào ăn hàng ngày. Món ăn này có tác dụng hỗ trợ tốt trong điều trị viêm gan mạn tính, giúp cơ thể nhanh hồi phục.
3. Tốt cho người viêm thận: Trong cà chua còn có chất giúp dịch vị bài tiết một cách bình thường, bảo đảm cho hồng cầu được tạo thành, có lợi cho việc duy trì tính đàn hồi của thành mạch máu và bảo vệ làn da. Ăn cà chua có tác dụng hỗ trợ phòng tránh và trị liệu các bệnh xơ cứng động mạch, cao huyết áp. Cà chua chứa nhiều nước, lợi tiểu, cũng thích hợp cho người bị viêm thận sử dụng.
4. Bảo vệ tim mạch: Chất lycopene trong cà chua hàm chứa các vitamin và khoáng chất có tác dụng bảo vệ tim mạch, có khả năng làm giảm tác hại của các bệnh tim mạch.
5. Chữa bí đại tiện, thiếu máu: Cà chua sống gọt bỏ vỏ, thái thành miếng nhỏ, trộn với mật ong, ăn ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 1 – 2 quả.
Video đang HOT
6. Chữa bỏng lửa: Tách lấy vỏ cà chua có dính thịt quả đắp lên chỗ bỏng, thỉnh thoảng lại thay. Thuốc có tác dụng chống đau rát và kích thích da chóng hồi phục.
7. Chống lão hóa: Vitamin C trong cà chua có tác dụng giải khát, hỗ trợ tiêu hoá, làm mát máu, điều hoà gan, thanh nhiệt giải độc, giảm huyết áp. Do đó cà chua là thực phẩm hỗ trợ trị liệu rất tốt cho những người bị huyết áp cao, hay bệnh thận. Ăn nhiều cà chua có tác dụng chống lão hoá, giúp làn da trắng tự nhiên.
8. Chữa mụn nhọt lở loét: Lấy ngọn cây cà chua rửa sạch, giã nát, thêm vài hạt muối, đắp lên nơi tổn thương rồi băng lại. Mỗi ngày làm vài lần cho đến khi khỏi. Hoặc nấu cà chua với dầu hay mỡ cho đến khi bốc hết hơi nước, sau đó dùng như một loại thuốc mỡ để bôi lên những nơi mụn nhọt, lở loét.
9. Chữa sốt cao kèm theo khát nước: Cà chua 200g thái lát, sắc nước uống thay trà trong ngày, uống lạnh hay nóng đều được. Hoặc dùng nước ép cà chua, nước ép dưa hấu mỗi thứ 200ml, trộn đều, chia 2 – 3 lần uống trong ngày
10. Chữa tăng huyết áp: Vào sáng sớm (khi chưa ăn uống), lấy 1 – 2 quả cà chua, rửa sạch bằng nước sôi, thái thành miếng nhỏ, thêm chút đường cho đủ ngọt rồi ăn sống. Mỗi liệu trình kéo dài tháng, nghỉ 3 ngày rồi tiếp tục liệu trình khác.
11. Chữa chảy máu chân răng: Ăn tươi cà chua (quả chín) ngày 3 – 4 lần, mỗi lần 1 – 2 quả, ăn trong 2 tuần sẽ có kết quả.
12 . Làm làn da mịn màng, tưới sáng: Do giàu rutin, beta-carotene, vitamin B và C…có tác dụng làm da mịn màng, tươi sáng nên cà chua được các nhà thẩm mỹ chiếu cố chế “mặt nạ” dưỡng da.
Theo TNO
6 thực phẩm tăng cường sức đề kháng
Để phòng chống các bệnh do virus gây ra, trong đó có bệnh cúm gia cầm, cách tốt nhất là bạn nên tăng cường sức đề kháng và miễn dịch cho cơ thể thật tốt.
Ngoài việc thường xuyên phải vệ sinh cá nhân, vệ sinh tay chân, tập thể dục, giữ cơ thể ở trạng thái cân bằng... thì việc bồi bổ cơ thể để tăng cường sức đề kháng và miễn dịch là điều cũng vô cùng cần thiết giúp bạn đề phòng nhiễm virus gây các bệnh, trong đó có cả bệnh cúm gia cầm.
Dưới đây là 6 loại thực phẩm có tác dụng rất tốt trong việc tăng cường sức đề kháng và miễn dịch mà bạn không nên bỏ qua.
1. Nấm hương
Nấm hương còn được coi là "cao lương mỹ vị", là thực phẩm giàu dinh dưỡng với hàm lượng protein và chất béo cao. Trong nấm hương không những có chứa axit béo không bão hòa cao, mà còn chứa một lượng lớn ergosterol và fungisterol có thể chuyển hóa thành vitamin D, có tác dụng rất tốt trong việc tăng đề kháng với bệnh, phòng ngừa và điều trị bệnh cúm. Nấm hương vị thơm ngon, giàu dinh dưỡng.
Nấm hương còn được coi là "cao lương mỹ vị", là thực phẩm giàu dinh dưỡng với hàm lượng protein và chất béo cao
2. Rau bina
Lá rau bina mềm, màu sắc tươi ngon, giàu vitamin C, carotene, protein và các khoáng chất như sắt, canxi, phốt pho. Thường xuyên ăn có thể thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển, tăng sức đề kháng, chất carotene trong rau bina có thể chuyển hóa thành vitamin A trong cơ thể, có thể bảo vệ thị lực vàsức khỏe các tế bào trên da, tăng cường khả năng phòng các bệnh truyền nhiễm. Vào mùa này, nếu ăn nhiều rau bina sẽ có tác dụng rất tốt.
Lá rau bina mềm, màu sắc tươi ngon, giàu vitamin C
3. Bông cải xanh
Bông cải xanh dễ dàng thấy ở trong các siêu thị và cửa hàng thực phẩm, nó là yếu tố cơ bản để tăng cường hệ miễn dịch. Một nghiên cứu cho thấy, hóa chất trong bông cải xanh có thể kích thích hệ thống miễn dịch của chuột.
Bông cải xanh có thể kích thích hệ thống miễn dịch của chuột.
Hơn nữa, bông cải xanh giàu dinh dưỡng, có thể bảo vệ cơ thể tránh bị bệnh tật tấn công. Ngoài ra, loại rau này còn chứa cả vitamin A, vitamin C và glutathione. Có thể thêm một chút pho mát ít béo để làm một món salad với đầy đủ vitamin A, B, C, D giúp cải thiện hệ miễn dịch.
4. Măng
Măng là món ăn thơm ngon bốn mùa đều có, nhưng duy chỉ có măng vào mùa xuân và mùa đông là ngon hơn cả. Tiết trời mùa xuân có độ ẩm cao, dễ sinh bệnh, ăn măng có thể tăng cường sức đề kháng, bởi vì hàm lượng protein thực vật, vitamin và các nguyên tố vi lượng trong măng đều rất cao, có thể nâng cao khả năng phòng tránh bệnh tật. Để chống chọi với nguy cơ dịch cúm H7N9 hiện nay, nhất định phải ăn uống thật tốt.
Mặc dù măng có tác dụng tốt nhưng nó không phải là loại thực phẩm nên ăn nhiều hàng ngày, đặc biệt những người có bệnh liên quan đến huyết áp, dạ dày càng phải chú ý khi ăn măng vì nó sẽ có thể khiến bệnh phát tác.
5. Tỏi
Tỏi có chứa một số chất chống oxy hóa có thể chống lại những vi khuẩn tấn công hệ miễn dịch. Trong đó bao gồm cả khuẩn H. pylori có liên quan tới bệnh viêm loét dạ dày và ung thư dạ dày. Bí quyết nấu nướng: Sau khi thái, hãy đặt trong khoảng 15 - 20 phút, rồi mới nấu, như vậy có thể kích hoạt những enzym tăng hệ miễn dịch.
6. Bắp cải
Bắp cải là một loại rau giàu chất glutathione ( có chức năng tăng cường miễn dịch). Ngoài ra, nó cũng là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng với nhiều chất chống oxy hóa và nhiều vitamin thực vật lành mạnh. Đây là một loại thực phẩm giúp cải thiện tâm trạng, tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể.
Theo Thu Hà (Tri thức trẻ)
Tắm đúng cách để có lợi cho sức khỏe Nếu biết tắm đúng cách, bạn có thể loại bỏ những mêt mỏi, khó chịu trong cơ thê, đông thời lại tăng cường được sức khỏe của mình. Tắm là hoạt động hầu như diên ra mỗi ngày đôi với môi người. Tắm một mặt là nhu cầu về sạch sẽ và vệ sinh nhưng nhiều hơn nữa là giúp tăng cường tuần...