Cá chốt nấu lá me non, chua thanh và ngon thấm đẫm nơi đầu lưỡi
Cá chốt vốn là loại cá nhỏ nên rất nhanh chín, do đó chỉ cần để canh sôi độ chừng dăm phút thì tắt bếp, nếu không cá sẽ dễ bị nát, khi ăn thịt không ngon. Nồi canh chua lá me khi sôi lên, sẽ có mùi chua thơm lừng cả nhà…
Nguyên liệu nấu canh chua cá chốt trứng lá me non
Những ngày mưa ở miền Nam, trên những vòm me lại nhú những đọt non xanh mơn mởn, cũng là lúc cá chốt “di cư” từ kênh rạch vào đồng hoặc vuông tôm quảng canh tìm chỗ sinh sản. Thành ra, người miền Tây lại có món đặc sản không cần tốn nhiều công sức.
Thông thường, tới mùa mưa, cá chốt đi theo bầy tìm nơi đẻ trứng. Đây cũng là thời điểm người dân trong làng tôi đi bắt cá chốt. Chỉ cần quăng lưới, đặt lợp rồi thong thả ngồi chờ là đủ ăn cả ngày.
Vùng nào thức ấy, chẳng biết từ bao giờ người dân làng tôi lại có thói quen tận dụng những nguyên liệu sẵn có như lá me non và cá chốt để tạo thành những bát canh cá dân dã mà thơm thảo, giải nhiệt rất tốt cho những ngày hè oi bức.
Với tôi, món canh cá chốt lá me non không chỉ đơn thuần là một món ăn, mà nó còn gợi nhớ biết bao ký ức đẹp của bản thân về quê nhà, gia đình và những người thân thương.
Theo bà ngoại tôi kể lại rằng cá chốt xuất hiện nhiều nhất ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ, đặc biệt là Bạc Liêu. Trước đây, cá chốt ở Bạc Liêu nhiều vô kể, chứ chưa bị khai thác nhiều đến mức trở thành đặc sản như hiện tại. Do đó, người làng tôi khi xưa hay có câu: “Bạc Liêu nước chảy lờ đờ. Dưới sông cá chốt, trên bờ Triều Châu”.
Cá chốt còn được biết đến như một trong số loại cá thơm ngon nhất ở miền Tây. Hương vị của nó mang đặc trưng riêng với phần thịt chắc ngọt, trứng cá thơm ẩn bên trong bụng mỡ vàng ươm béo ngậy mà không hề ngán.
Người dân làng tôi thường chế biến cá chốt theo nhiều kiểu khác nhau như làm mắm, kho tiêu, kho sả ớt, chiên bột… Nhưng món cả gia đình tôi thích nhất vẫn là canh chua cá chốt lá me non.
Món canh chua cá chốt lá me non
Cách nấu canh lá me vô cùng đơn giản. Má tôi dùng mớ đầu hành lá đập dập, tao dầu cho thơm rồi đổ nước vào nấu sôi.
Video đang HOT
Cá chốt sau khi sơ chế sạch sẽ được đảo chung với một ít sả ớt bằm đã phi thơm, nêm thêm gia vị thông thường rồi đun trên lửa nhỏ khoảng 10 phút cho ngấm. Phải kiên nhẫn chờ nước sôi già rồi mới bỏ cá vào để cá khỏi bị tanh.
Sau đó, vừa tranh thủ nêm nếm gia vị vừa ăn, má tôi vừa nhanh tay vò nát lá me đã rửa sạch bỏ vào. Cuối cùng, chỉ cần thêm một chút hành, ngổ và ớt xiêm xắt nhỏ nêm sau cùng cho thơm.
Thi thoảng, muốn đa dạng thêm cho món canh chua cá chốt lá me non, má hay sai hai anh em tôi đi hái thêm một số loại rau đồng như bông so đũa, bông điên điển, rau muống, bắp chuối, đậu bắp… để ăn kèm.
rau nhút, rau muống hoặc sang hơn là chặt một khúc thân cây chuối, nhất là chuối hột, về xắt ra thành miếng
Cá chốt vốn là loại cá nhỏ nên rất nhanh chín, do đó chỉ cần để canh sôi độ chừng năm phút thì tắt bếp, nếu không cá sẽ dễ bị nát, khi ăn thịt không ngon. Nồi canh chua lá me khi sôi lên, sẽ có mùi chua thơm lừng cả nhà, nếm thử sẽ thấy chút thanh thanh chua chua nơi cuống lưỡi.
Dám cá là trong tất cả các vị chua từ đồng bằng cho tới rừng, từ me trái, lá vang, cơm mẻ… không thể có vị chua nào thanh đầu lưỡi như lá me non, mà cũng chỉ có nồi canh chua lá me non mới có màu trắng đục như sương sáng, lại có cả màu vàng lá me nấu chín như màu đồng lúa buổi xế chiều.
Tôi thường thích nếm món canh này với một tô cơm trắng bới vội từ chiếc nồi đồng to nấu bằng lá dừa của má, chan thêm chút nước mắm ngon hoặc chén muối hột dầm ớt, vậy là đủ no nê ấm lòng.
Hái lá me non
Mà không chỉ có tôi, tía tôi cũng mê nhất món canh này. Trưa nào nóng nực, đi làm đồng về mà có canh lá me non ăn là tía vui cười hớn hở. Rửa sạch tay chân bằng gàu nước giếng mát lành rồi thong dong húp một muỗng canh, nghe vị chua thanh thanh của lá me và vị ngọt của cá thấm đẫm nơi đầu lưỡi.
Tía tôi hay nói: “Xứ mình có nhiều món canh chua, mà món nào cũng có hương vị riêng. Nhưng thanh tao và dễ ăn nhất phải kể đến canh chua cá chốt nấu với me non. Món này ngon nhất còn vì vừa ăn vừa nghe tiếng cô Út sau nhà hát cải lương, đúng không mấy đứa?”.
Khi còn bé, nghe tía nói vậy, hai anh em tôi hay mỉm cười, ngỡ tía nói đùa. Nhưng càng lớn, nếm đủ mọi món ăn ngon trên đời, mà vẫn hoài nhung nhớ món canh chua giản dị từ lá me non và những con cá chốt nhỏ nhắn nhưng béo bùi đậm vị, tôi mới công nhận những lời tía nói thật đúng.
Cũng bởi, có món ăn ngon nào mà dịu dàng, đậm tình như món ăn quê nhà, như cái cảm giác được đầm ấm, sum vầy ngồi bên mâm cơm với tía má, nghe tiếng cô Út hàng xóm hát cải lương thiệt ngọt ngào trên khúc sông vắng sau nhà, thấy lòng chùng xuống biết bao nỗi nhớ thương.
Cá chốt trước đây vẫn được coi là món ăn nhà nghèo vì hầu hết người dân miền quê tự kiếm tự chế biến, thậm chí chia nhau do quá nhiều.
Nhưng với một người sinh trưởng ở nông thôn trải qua những ngày ấu thơ khốn khó như tôi thì canh chua cá chốt lá me non thật sự là một món ăn đặc biệt, chất chứa biết bao sự hy sinh, tảo tần của tía má, ghi dấu biết bao kỷ niệm về quê hương, xóm làng.
Mùa mưa nào ở nơi phố thị xa xôi, nhìn những vòm lá me bay trong gió, tôi cũng ngẩn ngơ nhớ thương hương vị của bát canh ngày nào, để rồi thi thoảng lại thấy môi mình chua nhẹ một vị ngọt nhớ thương.
Cá chốt Gia Lai Món cá ngon tuyệt của phố núi
Cá chốt Gia Lai thuộc họ cá da trơn, thịt có màu vàng óng hoặc trắng, chỉ sống ở những khe đá tại khu vực nước chảy xiết, mực nước sâu từ 7 đến 7,5 m quanh lưu vực sông Ba và sông Ayun thuộc vùng đất phía Nam tỉnh Gia Lai.
Cá chốt Gia Lai - Món cá ngon tuyệt của phố núi
Cá chốt Gia Lai:
Do đặc tính thích bơi ngược dòng nên thịt cá chốt vừa chắc, vừa dai lại thơm. Đặc biệt là phần da rất dai, vị béo ngậy.Nhiều người cho rằng đây là loài cá chình sống ở các sông suối dọc miền Trung, nhưng cũng có người lại bảo là cá tra, cá basa của vùng Tây Nguyên vì hình dáng khá giống.
Đầu cũng bè, bẹt; có râu loe hoe; da trơn và đặc biệt là phần bụng cũng có mỡ vàng ươm. Chỉ có điều cá chốt nhỏ hơn, con lớn nhất cũng chỉ nặng tối đa một kg.
Món ăn từ cá chốt:
Thưởng thức món cá chốt ngon nhất là vào khoảng tháng 8, tháng 9 âm lịch. Lúc này Tây Nguyên vào mùa lũ, nước chảy xiết nên cá chốt thường bơi ngược dòng.
Món canh chua cá chốt:
Món canh chua cá chốt rất ngọt, người dân cho rằng không loài cá nào sánh kịp.
Món cá chốt kho tộ:
Để ăn với cơm, người ta thường kho tộ với mắm, tiêu (tiêu hạt xanh càng tốt), ớt, hành... Món này ăn với loại gạo dẻo của đồng bào J'rai bản địa thì chẳng còn chỗ nào để chê, nhất là trong những ngày giá rét.
Món cá chốt nướng:
Chế biến món này người ta làm sạch vây, râu, ruột... rồi bỏ lên bếp than nướng. Bếp than phải thật đỏ nhưng không được quá đượm để khỏi cháy nhanh làn da cá, phải để cá chín từ từ mới ngon.
Thưởng thức cá chốt nướng:
Ăn kèm với cá chốt nướng là các loại rau sống, rau gia vị, bánh tráng và đặc biệt phải có muối é (một loại muối gồm ớt hiểm còn xanh, lá é, muối hạt sống được giã chung) hoặc muối kiến cỏ (ớt hiểm xanh, muối hạt sống, con kiến vàng, hạt một loại cỏ thơm do người đồng bào tìm ra), còn không thì cần muối kiến.
Vị cay ngọt, thơm của muối, cộng với thịt cá nướng béo ngậy bên cạnh ly rượu nồng khiến nhiều thực khách cho rằng mình đang được thưởng thức món ăn "tiến vua" khi xưa.
Cách bắt cá chốt:
Để bắt được cá chốt, trước đây người ta chỉ thả câu, thả lưới, còn bây giờ dùng bình điện lạnh, xung điện gây hủy diệt trường.
Mùa sinh sản vào khoảng tháng 11-12 âm lịch, cá chốt nổi lên mặt nước để tìm chỗ đẻ trứng. Lúc này, quanh lưu vực sông Ba, người đánh bắt cá chốt nhộn nhịp cả ngày lẫn đêm, có người đánh được cả yến cá chỉ trong vài tiếng đồng hồ.
Những năm trở lại đây, nhiều công trình chặn dòng để làm thủy điện lớn nhỏ phía thượng nguồn sông Ba cũng làm cho loài cá này biến mất dần vì bị thay đổi môi trường sống tự nhiên.
Canh chua cá chốt lá me non: Đặc sản nhà nghèo khiến du khách xiêu lòng Đã có thời điểm, cá chốt bị xem là món ăn của nhà nghèo vùng sống nước. Tuy nhiên, hiện nay, món ăn này lại là thứ đặc sản ngon khó cưỡng, níu chân du khách khi đến với miền Tây. Ở miền Tây, những cơn mưa đầu mùa mang theo sự tốt tươi cho hàng me, là me non đâm chồi mơn...