Cá chình sắp quên mặt người, thủy cung Nhật kêu gọi khách video call
Do thiếu du khách, những con cá chình vườn ở thủy cung Nhật Bản đã bắt đầu quên sự hiện diện của con người và trở nên nhạy cảm.
Khi những con cá chình vườn tại một bể cá ở Tokyo ngóc đầu lên khỏi cát, chúng thường bị nhìn chằm chằm bởi ánh mắt của những người tham quan.
Nhưng giống như các loài động vật khác trên thế giới, môi trường sống của cá chình vườn tại thủy cung Sumida, Tokyo đang bị ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Những con cá này dường như quên mất con người trông như thế nào do thủy cung đã bị đóng cửa từ tháng 3.
“Chúng không thấy con người, ngoại trừ những người chăm sóc và chúng đã bắt đầu quên con người”, thủy cung viết trên tài khoản Twitter trong tuần này.
Cá chình vườn ở Tokyo đang dần quên đi sự tồn tại của con người. Ảnh: Getty.
Video đang HOT
“Cá chình vườn biến mất trong cát và ẩn nấp mỗi khi người chăm sóc đi ngang qua”, thủy cung cho biết và nói rằng bản chất quá nhạy cảm của cá chình vườn đang gây khó khăn cho việc theo dõi sức khỏe của chúng.
Lo ngại rằng chúng sẽ xem du khách như một mối đe dọa, thủy cung Sumida đã tạo một sự kiện tên là “lễ hội thấy mặt”.
“Đây là yêu cầu khẩn cấp”, thủy cung kêu gọi. “Bạn có thể cho cá chình vườn thấy mặt từ xa được không?”
Để giúp những con cá chình kết nối với những du khách, thủy cung đang đặt 5 máy tính bảng đối diện với bể cá và yêu cầu khách tham quan kết nối qua iPhone hoặc iPad thông qua ứng dụng FaceTime.
Người tham gia phải cho thấy mặt, vẫy tay và nói chuyện với những con cá chình vườn nhưng không được lên giọng.
Lễ hội sẽ diễn ra vào ngày 3-5/5, vào lúc cao điểm của kỳ nghỉ Tuần lễ Vàng. Thông thường, nhiều người Nhật Bản sẽ đi du lịch trong dịp này. Tuy nhiên, do Nhật Bản ban bố tình trạng khẩn cấp để chống Covid-19, phần lớn người dân Nhật Bản sẽ ở nhà.
Yêu cầu của thủy cung đã thu hút được nhiều sự ủng hộ với từ khóa #Xinhãynhớconngười trong tiếng Nhật.
Chẳng ai ngờ sóng Wi-Fi lại 'trông' vi diệu như thế này?
Sẽ như thế nào nếu bạn có thể nhìn thấy được những tín hiệu sóng Wi-Fi?
Sẽ ra sao nếu chúng ta có thể nhìn thấy sóng Wi-Fi? Có lẽ đây là câu hỏi mà tất cả những người có trí tò mò lúc nào cũng thôi thúc đã có lần đặt ra. Thực tế, mặc dù Wi-Fi hiện nay có sự hiện diện ở khắp mọi nơi, không có bất kì cách nào để con người có thể nhìn thấy loại sóng kết nối này.
Sóng Wi-Fi có nhiều màu sắc và được thể hiện dưới dạng đường lượn sóng. (Ảnh: Popular Science)
Trong hình minh họa này, nó lại giống một chiếc cầu vồng. (Ảnh: Popular Science)
Dù vậy, những hình ảnh được thực hiện bởi Nickolay Lamm cùng sự trợ giúp của một nhà vật lý học thiên thể có tên M. Browning Vogel dưới đây sẽ mang đến cho bạn nhữn hình dung nhất định về sóng Wi-Fi. Thực tế, nếu có thể nhìn thấy, Wi-Fi sẽ là những dải sóng rất nhiều màu đan xen với nhau. Chúng không phải là những đường thẳng mà thay vào đó là những đường lượn sóng, tuyến tính.
Nhìn hình ảnh này, có thể bạn sẽ thấy sẽ thật tồi tệ nếu chúng ta nhìn thấy Wi-Fi. (Ảnh: Popular Science)
Sóng Wi-Fi như một màn sương nhiều màu sắc. (Ảnh: Popular Science)
Thực tế, theo một thống kê không chính thức từ năm 2015, số điểm phát sóng Wi-Fi trên toàn thế giới đã đạt đến con số 5,8 triệu đồng. Tức là tới thời điểm hiện tại, con số này chắc chắn đã tăng lên khá nhiều. Rất nhiều trong số các điểm Wi-Fi này được đặt ở những nơi mà trước đây người ta không hề nghĩ đến cũng có thể truy cập được Internet.
Lê Nam Khánh
Sẽ ra sao nếu bạn ngã vào một bể cá răng đao? Cá răng đao (piranha) xuất hiện trong những bộ phim kinh dị của Hollywood là loài vật khát máu, hung hăng. Vậy điều gì xảy ra nếu bạn chẳng may ngã vào bể cá đó. Thế Anh