Cá chiên sốt chua ngọt
Với hương vị đậm đà, không tanh, chua chua ngọt ngọt từ món cá chiên này, chắc chắn bé sẽ ăn được nhiều cơm hơn.
Đậm đà hương vị cá sốt cà
Chuẩn bị:
- Các loại cá cỡ lớn hoặc các loại cá ít xương như cá điêu hồng, cá thu…
- 1 thìa café bột ngô hoặc bột chiên giòn,
Video đang HOT
- Gia vị: hành, thìa café rượu, nước tương, đường, giấm, mắm muối.
Cách làm:
Cá làm sạch, ướp cá trong bát lớn cùng chút gừng dã nhỏ và muối.
Tiếp tục cho bột ngô hoặc bột chiên giòn rượu vào đảo đều, ướp cùng cá trong 30 phút cho gia vị ngấm.
Bắc chảo dầu đun sôi, thả từng miếng cá vào chiên vàng 2 mặt. Cá chín, vớt ra giấy thấm dầu cho bớt dầu.
Phi thơm hành, gừng, tiếp tục cho 1 thìa café nước tương, chút đường, mắm muối, giấm 2 thìa nước lọc vào khuấy đều, tạo thành nước xốt sền sệt. Khi nước sôi, cho cá vào đảo đều, thấy nước xốt quyện lấy cá, nêm gia vị lần cuối và tắt bếp.
Cá rô kho xứ Lệ
Không ít người tôi từng gặp quả quyết rằng, họ đã đi nhiều nơi, thưởng thức rất nhiều món cá kho nhưng không đâu có món cá kho ngon như ở Lệ Thủy, đặc biệt là món cá rô kho.
Với người dân miền quê "gạo trắng nước trong", cá rô kho không chỉ là món ăn quen thuộc mà còn là một nét văn hóa ẩm thực mang đậm dấu ấn địa phương.
Lệ Thủy, quê hương của Đại tướng Võ Nguyên Giáp không chỉ nổi tiếng bởi những điệu hò khoan mượt mà, sâu lắng, lễ hội bơi, đua thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang hay lễ hội chùa Hoằng Phúc... mà còn là xứ sở của những món ăn đậm chất miền quê lúa, như: cháo lươn, cá lóc đồng kho tộ, cháo cá Bàu Sen, rạm gạch phá Hạc Hải... Và góp phần làm nên nét đặc sắc cho văn hóa ẩm thực nơi đây không thể không kể đến món cá rô kho nức tiếng gần xa.
Cái làm nên "thương hiệu" cho món cá rô kho Lệ Thủy chính là hương vị đậm đà riêng có, không thể trộn lẫn với món cá rô kho ở những nơi khác.
Không phải ngẫu nhiên mà món cá rô kho xứ Lệ lại "được lòng" nhiều người đến vậy. Cái làm nên "thương hiệu" cho món ăn trứ danh ấy chính là hương vị đậm đà riêng có, không thể trộn lẫn với món cá rô kho ở những nơi khác.
Đó là kết tinh của miền quê sông nước với những sản vật phong phú được thiên nhiên ưu đãi. Cá rô đồng thì ở đâu cũng có, nhưng theo cảm nhận của nhiều người, con cá rô của huyện lúa Lệ Thủy là ngon hơn cả, thịt dai, thơm và rất ngọt.
Những cánh đồng quanh năm được sông Kiến Giang tiếp đầy nước, các đợt mưa lũ cùng lượng nước, phù sa dồi dào đã tạo điều kiện thuận lợi cho các sinh vật phù du, cây cỏ sinh sôi, phát triển, trở thành nguồn thức ăn phong phú cho các loài cá, tôm. Và có lẽ, đó là lý do khiến cá rô ở đây có vị ngon đặc trưng như thế.
Cá rô có thể được chế biến theo nhiều cách như: chiên, nướng, kho..., tùy theo sở thích, khẩu vị của từng người, nhưng người dân xứ Lệ vẫn chuộng nhất là kho. Với món cá rô kho, họ cũng có nhiều biến tấu: kho nghệ, kho nén, kho nước, kho khô...
"Để có một nồi cá rô kho ngon, người nấu phải chăm chút từ khâu chọn cá, làm cá cho đến khâu chế biến, lựa chọn cách kho, nồi kho. Trước tiên, phải chọn loại cá tươi, còn lội được, trước khi làm nên ngâm với một ít muối hạt cho sạch chất nhầy (hoặc có thể dùng ít muối chà sạch chất nhầy sau khi cắt vây, vảy, ruột).
Cá được làm sạch, để ráo, sau đó ướp gia vị (bột nêm, nước mắm, dầu ăn, muối, bột ngọt...) khoảng 30 phút. Sau đó, phi thơm nén hạt đã giã dập, cho cá vào chiên qua để cá đủ cứng, vàng, thơm, khi thấy thịt cá hơi thăn lại thì chêm thêm một ít nước ấm và bắt đầu kho với ngọn lửa tròn nửa đáy nồi để cá chín đều.
Khi kho cá phải lưu ý là lúc đầu để ngọn lửa to, sau đó giảm nhỏ dần, nước phải đổ ngập cá. Khoảng 10-15 phút, rắc một ít tiêu bột, ớt xanh rồi kho tiếp khoảng 5-7 phút cho đến khi rút hết nước là được.", chị Võ Thị Thanh Tú, chủ nhà hàng Quê Hương (thị trấn Kiến Giang) chia sẻ.
Bạn tôi vốn không thích ăn cá. Ấy vậy mà, sau một lần được thưởng thức món cá rô kho trứ danh của huyện lúa cứ tấm tắc mãi và mỗi lần ghé đến đây đều nhất quyết phải thưởng thức cho được mới chịu rời chân. Có hôm, bạn còn đặt mua cả nồi cá kho sẵn mang về nhà.
Bạn cười bảo: "Mình có xin công thức về kho và theo đúng từ các nguyên liệu cho đến cách thức chế biến, nhưng chẳng hiểu sao không thể ngon như các nhà hàng ở Lệ Thủy nấu. Nhiều người khác cũng bảo vậy. Cứ như thể, người dân ở đây có "bàn tay ma thuật" nên món cá của họ, những người xứ khác không thể thực hiện đúng như nguyên bản".
Lẽ dĩ nhiên, chẳng có "bàn tay ma thuật" nào cả, thế nhưng, đi qua bao mùa mưa nắng, trải qua bao thế hệ, món cá rô kho của người dân xứ Lệ vẫn "bảo lưu" được "danh tiếng", vẫn giữ được hương vị đậm đà, riêng có để níu chân những ai từng đặt chân đến nơi đây.
Và chúng ta có quyền kỳ vọng rằng, nếu được đầu tư, quảng bá một cách bài bản thì cơ hội biến món cá rô kho của Lệ Thủy thành đặc sản phục vụ du lịch như món cá bống sông Trà của Quảng Ngãi là điều có thể thực hiện trong một tương lai không xa.
"Bánh mật xứ Cẩm... ăn một lần nhớ mãi" Đó là câu nói của những vị khách khi được thưởng thức món bánh mật độc đáo này. Nức tiếng gần xa với hương vị đậm đà, thơm ngon, bánh mật miền biển Nhượng (xã Cẩm Nhượng, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) từ lâu đã trở thành món ăn không thể thiếu của những con người nơi đây. Bánh mật xứ Cẩm được làm...