Cá chết trên sông Bưởi do nhà máy đường xả thải bẩn
Trong quá trình chạy thử, nước thải chưa qua xử lý được Nhà máy đường Hòa Bình xả trực tiếp ra sông Bưởi (Thanh Hóa) gây nên tình trạng cá chết hàng loạt mấy ngày qua.
Sáng 7/5, ông Lê Văn Bình, Chi cục trưởng Bảo vệ môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa), cho biết trong buổi làm việc với đoàn công tác của Sở Tài nguyên và Môi trường hai tỉnh Thanh Hóa và Hòa Bình, lãnh đạo Công ty CP mía đường Hòa Bình (trụ sở tại xã Tân Mỹ, Lạc Sơn, Hòa Bình) thừa nhận đã xả nước thải chưa qua xử lý ra thượng nguồn sông Bưởi. Việc xả thải bẩn diễn ra nhiều ngày liên tiếp trong khoảng nửa cuối tháng 4 đến đầu tháng 5. Đây là nguyên nhân khiến cá trên sông chết hàng loạt.
“Theo giải trình của lãnh đạo Công ty CP mía đường Hòa Bình, nhà máy đang trong quá trình chạy thử, hệ thống xử lý nguồn nước thải chưa được hoàn thiện nên nước thải được thu gom về một số hồ chứa nhỏ trong khu vực nhà máy. Đến ngày 3-4/5, do hồ quá đầy nên công ty đã xả nước thải chưa qua xử lý từ hồ chứa ra thượng nguồn sông Bưởi”, ông Bình nói.
Cũng theo ông Bình, phía nhà máy đường khai nhận mỗi ngày thải ra sông khoảng 2.000-3.000 m3, nhưng con số này chưa được xác định cụ thể và có thể lớn hơn nhiều.
Hàng tấn cá nuôi của người dân ở huyện Thạch Thành đã bị chết do lòng sông ô nhiễm. Ảnh: Lê Hoàng.
Đến chiều 6/5, ngoài cá sinh sống trong môi trường tự nhiên, đã có gần 7 tấn cá nuôi tại các lồng bè trên sông Bưởi của người dân các xã Thạch Lâm, Thạch Quảng, Thạch Cẩm, Thành Mỹ (huyện Thạch Thành) bị chết. Chi cục Bảo vệ môi trường đã đề nghị UBND huyện Thạch Thành thống kê thiệt hại.
UBND tỉnh Thanh Hóa đang làm báo cáo thiệt hại đề nghị UBND tỉnh Hòa Bình chỉ đạo các cơ quan chức năng của tỉnh này nhanh chóng vào cuộc làm rõ hành vi xả thải của Công ty CP mía đường Hòa Bình, xử lý nghiêm sai phạm, đồng thời xem xét, có phương án đền bù thiệt hại cho người dân.
Trước đó từ sáng 4/5, nhiều người dân ra sông Bưởi (đoạn chảy qua xã Thạch Lâm, Thạch Thành, Thanh Hóa) phát hiện cá chết nổi khắp lòng sông. Nước sông chuyển màu xanh đục và bốc mùi hôi. Những ngày tiếp theo, cá lồng nuôi của nhiều hộ dân phía hạ lưu sông Bưởi cũng chết hàng loạt. Phạm vi ghi nhận thủy sản chết ước tính 30 km dọc sông.
Video đang HOT
Theo ông Lê Huy Dương, Chủ tịch xã Thạch Lâm, khoảng 60% hộ dân ở các thôn Biện, Đồi, Thống Nhất và Nghéo sử dụng nước sông chịu ảnh hưởng trực tiếp. Chính quyền xã đã phát thông báo khuyến cáo người dân không tự ý vớt cá chết về ăn, không lấy nước để tắm rửa sinh hoạt và cho gia súc, gia cầm đến khi cơ quan chức năng có kết quả kiểm tra.
Đây là lần thứ ba trong vài năm trở lại đây xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt trên sông Bưởi. Trước đó vào tháng 12/2013, nước trên thượng nguồn sông Bưởi, đoạn chảy qua xã Thạch Lâm bỗng chuyển đen kịt, bốc mùi hôi, cá sau đó chết hàng loạt. Chi cục Bảo vệ môi trường Thanh Hóa sau đó kết luận, cá chết hàng loạt trên thượng nguồn sông Bưởi do nhà máy chế biến tinh bột sắn Hòa Bình (trụ sở ở xã Tân Mỹ, Lạc Sơn, Hòa Bình) gây ra.
Làm việc với cơ quan chức năng, đại diện Nhà máy chế biến tinh bột sắn xuất khẩu Hòa Bình thừa nhận, cống xả thải của nhà máy bị vỡ khiến nước từ 3 hồ chứa (dung tích mỗi hồ 40.000 m3) đổ ra sông Bưởi làmnguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Lê Hoàng
Theo VNE
Cá chết trên sông Bưởi kéo dài hàng chục km về phía hạ lưu
Không chỉ cá tự nhiên, nhiều loại cá nuôi trọng lượng 3-4 kg cũng ngoi lên mặt nước rồi chết.
Sáng 6/5, hiện tượng cá chết hàng loạt tiếp tục xuất hiện ở hạ lưu sông Bưởi đoạn chảy qua các xã Thạch Quảng, Thạch Cẩm và Thành Mỹ (Thạch Thành, Thanh Hóa). Phạm vi ghi nhận thủy sản chết lan rộng ước tính lên tới 30 km.
Không chỉ cá sinh sống trong môi trường tự nhiên, nhiều loại cá nuôi trọng lượng 3-4 kg cũng ngoi lên mặt nước rồi chết. Nguồn nước vẫn có dấu hiệu bị ô nhiễm, có màu xanh đục, bốc mùi hôi thối.
Sáng nay khi ra bè cá kiểm tra, anh Tuấn thấy nhiều con ngoi lên mặt nước thoi thóp rồi chết dần. Ảnh: Lê Hoàng.
Anh Tuấn, người nuôi cá lồng trên sông Bưởi ở xã Thành Mỹ cho hay, khoảng 1h sáng 6/5 ra thăm lồng cá của gia đình thì phát hiện nhiều con có biểu hiện khác thường. Chúng nổi lập lờ trên mặt nước, sủi bóng nước và đến giữa buổi sáng thì chết hẳn.
"Ngày bình thường nước sông trong lắm nhưng từ tối qua đến giờ bỗng đổi màu, có mùi hôi nồng. Cá nhà tôi nuôi đã mấy tháng, con nhỏ chừng 2-3 kg, con lớn nhất cũng được 7 kg. Uớc tính, tôi thiệt hại khoảng một tạ cá", anh Tuấn buồn rầu nói.
Xuôi về phía hạ lưu sông Bưởi đoạn qua thôn Vân Đình (xã Thành Mỹ) và thôn Thạch Môn (xã Thạch Cẩm) có cả trăm người đang vớt cá trên sông đem về ăn dù chính quyền đã khuyến cáo không nên sử dụng cá chết làm thực phẩm.
"Sáng nay chúng tôi đi làm đồng thì thấy cá nổi lập lờ và trôi dạt vào bờ nên gọi nhau đi vớt. Nhiều năm trước cá cũng chết nhưng không nhiều như lần này", một người dân nói và cho hay, giờ bà con không dám dùng nước để gặt giũ sinh hoạt và cho trâu bò uống nữa.
Nhiều con cá nặng 2-3 kg bị chết ngạt do nguồn nước ô nhiễm. Ảnh: Lê Hoàng.
Ông Lưu Trọng Quang, Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa cho biết, nguyên nhân nước sông Bưởi ô nhiễm nhiều khả năng do các nhà máy chế biến tinh bột sắn hoặc mía đường phía thượng nguồn ở Hòa Bình xả thải xuống lòng sông. Sở Tài nguyên hai tỉnh Thanh Hóa và Hòa Bình đã phối hợp với chính quyền địa phương kiểm tra một số nhà máy đóng ở xã Ân Nghĩa (Lạc Sơn, Hòa Bình).
"Do địa bàn xa nên khi hai bên đến nơi kiểm tra thì các nhà máy đã ngừng xả thải. Nguồn nước ô nhiễm chảy xuống hạ lưu, còn nước sông Bưởi đoạn qua các nhà máy đã trở lại bình thường. Việc kiểm tra, xử lý rất khó khăn", ông Quang nói và cho hay sẽ xử lý nghiêm các nhà máy gây ô nhiễm nếu làm rõ sai phạm.
Trước đó từ sáng 4/5, nhiều người dân ra sông Bưởi (đoạn chảy qua xã Thạch Lâm, Thạch Thành, Thanh Hóa) phát hiện cá chết hàng loạt. Nước sông chuyển màu xanh đục và bốc mùi hôi. Theo ông Lê Huy Dương, Chủ tịch xã Thạch Lâm, khoảng 60% hộ dân ở các thôn Biện, Đồi, Thống Nhất và Nghéo sử dụng nước sông chịu ảnh hưởng trực tiếp. Chính quyền xã đã phát thông báo khuyến cáo người dân không tự ý vớt cá chết về ăn, không lấy nước để tắm rửa sinh hoạt và cho gia súc, gia cầm đến khi cơ quan chức năng có kết quả kiểm tra.
Nhiều loài cá sinh sống trong môi trường tự nhiên trên sông Bưởi tiếp tục chết rất nhiều. Ảnh: Lê Hoàng.
Đây là lần thứ ba trong vài năm trở lại đây xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt trên sông Bưởi. Trước đó vào tháng 12/2013, nước trên thượng nguồn sông Bưởi, đoạn chảy qua xã Thạch Lâm bỗng chuyển đen kịt, bốc mùi hôi, cá sau đó chết hàng loạt. Người dân đã vớt được hàng tấn cá chết. Loại lớn được mang bán ngoài chợ, còn loại nhỏ người dân đem nấu làm thức ăn cho gia súc.
Chi cục Bảo vệ môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa) sau đó kết luận, cá chết hàng loạt trên thượng nguồn sông Bưởi là do nhà máy chế biến tinh bột sắn Hòa Bình (trụ sở ở xã Tân Mỹ, Lạc Sơn, Hòa Bình) gây ra.
Làm việc với cơ quan chức năng, đại diện Nhà máy chế biến tinh bột sắn xuất khẩu Hòa Bình thừa nhận, cống xả thải của nhà máy bị vỡ khiến nước từ 3 hồ chứa (dung tích mỗi hồ 40.000 m3) đổ ra sông Bưởi làmnguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Lê Hoàng
Theo VNE
Cá chết hàng loạt ở thượng nguồn sông Bưởi Nước sông Bưởi đoạn chảy qua xã Thạnh Lâm (Thanh Hóa) bỗng chuyển màu xanh đục, sủi bọt và bốc mùi tanh hôi, nhiều loài cá sinh sống trên sông đã bị chết. Ngày 4/5, nhiều người dân ra sông Bưởi (đoạn chảy qua xã Thạch Lâm, Thạch Thành, Thanh Hóa) giặt giũ bất ngờ phát hiện hàng loạt cá chết trắng nổi...