Cá chết trắng xóa tại cảng du lịch nổi tiếng Hy Lạp
Các nhà chức trách Hy Lạp cho biết, khu vực bị ảnh hưởng bởi tình trạng cá chết hàng loạt kéo dài nhiều km và có thể gây ra thảm họa môi trường nghiêm trọng.
Hàng trăm nghìn xác cá chết dạt vào cảng biển Volos. Ảnh: Reuters
Volos là một thành phố biển nổi tiếng hút khách du lịch của Hy Lạp. Tuy nhiên, từ đầu tuần này, xác của hàng trăm nghìn con cá chết đã dạt vào cảng, nổi trắng hàng km trên mặt nước, không chỉ dọc bờ biển mà còn ở trung tâm của vịnh Pagasetic.
The Guardian dẫn lời Thị trưởng Volos Achilleas Beos hôm 29/8 cho biết, lực lượng chức năng đã tiến hành vớt cá nhằm không để mùi hôi lan đến các nhà hàng và khách sạn lân cận. Trong 24 giờ qua, họ đã vớt hơn 40 tấn cá chết.
Video đang HOT
Cá chết trải dài hàng km trên mặt nước, không chỉ dọc bờ biển mà còn ở trung tâm vịnh Pagasetic. Ảnh: Phys
Trong vòng 24h, chính quyền thành phố Volos thu gom được hơn 40 tấn xác cá chết. Ảnh: Reuters
Theo các chuyên gia, thảm họa nêu trên xảy ra là do hệ quả kéo dài của trận lũ lụt lịch sử hồi tháng 9/2023, khiến khu vực đồng bằng Thessaly chìm trong biển nước.
Cụ thể, lũ lụt làm đầy lại một hồ nước trong khu vực vốn đã cạn vào năm 1962 trong nỗ lực chống lại bệnh sốt rét. Sau đó, nước hồ rút đi dần mang theo các loài cá nước ngọt tới cảng Volos, nơi đổ vào vịnh Pagasetic và biển Aegean, khiến chúng không thể sống sót.
Ông Achileas Beos nêu rõ: “Cơ quan dịch vụ môi trường của chính phủ đã không thực hiện một điều hiển nhiên là đặt một mạng lưới chắn ở cửa sông dẫn vào Volos. Việc này có thể gây ra thảm họa môi trường, đe dọa quần thể các loài khác sinh sống cùng khu vực”.
Hiện cơ quan công tố thành phố Volos đã ra lệnh điều tra vụ việc. Trong khi đó, Bộ Môi trường Hy Lạp chưa đưa ra bình luận về thông tin trên
Thành phố cảng của Hy Lạp ban bố tình trạng khẩn cấp do cá chết
Thành phố cảng Volos ở miền Trung Hy Lạp đã phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp do hiện tượng cá chết nổi trắng các bờ biển và sông ngòi, đe dọa sinh kế của người dân địa phương.
Cá chết tại cảng Volos, Hy Lạp, ngày 28/8/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo tin ngày 31/8 của hãng thông tấn nhà nước Hy Lạp, tình trạng khẩn cấp sẽ kéo dài 1 tháng, theo đó cho phép tập trung ngân sách và nguồn lực để làm sạch khu vực cảng Vịnh Pagasetic. Hàng tấn cá chết đã dồn ứ lại dọc các bờ biển và các con sông ở đây. Chỉ riêng trong ngày 27/8 vừa qua, nhà chức trách đã phải dọn dẹp 57 tấn cá chết trên các bãi biển gần Volos. Ngoài dùng các tàu lớn, lực lượng chức năng cũng đặt các tấm lưới đặc biệt ở cửa sông Xiria để thu gom cá chết.
Đây là thảm họa môi trường thứ hai xảy ra tại cảng Volos, sau trận lụt kinh hoàng ở vùng Thessaly hồi năm ngoái, trong đó mực nước trong một hồ trong khu vực dâng cao hơn 3 lần so với bình thường.
Theo phân tích của Giáo sư Dimitris Klaudatos chuyên về nông nghiệp và môi trường tại Đại học Thessaly, cơn bão Daniel và Elias hồi năm ngoái đã làm ngập các vùng đồng bằng có diện tích khoảng 20.000 ha, cuốn trôi một lượng lớn cá nước ngọt từ sông ra biển. Lượng khách du lịch tới vùng này đã giảm 80% trong năm ngoái, và tình trạng này được cho là sẽ tồi tệ hơn do thảm họa cá chết hiện nay.
Cơ quan công tố đã mở cuộc điều tra về cuộc khủng hoảng môi trường này.
Sinh vật phù du nở rộ có thể là nguyên nhân cá chết hàng loạt tại Thái Lan Ngày 22/6, hàng nghìn xác cá đã dạt vào bãi biển kéo dài 3 - 4 km ở tỉnh Chumphon, miền Nam Thái Lan. Giới chuyên gia cho rằng nhiều khả năng biến đổi khí hậu đã dẫn đến hiện tượng sinh vật phù du nở rộ vượt mức thông thường, gây ra tình trạng cá chết hàng loạt như vậy. Xác cá...