Cá chết trắng mặt hồ
Nhiều loại cá nuôi trong hồ Mật Sơn ( TP Thanh Hóa) chết bất thường vài ngày nay khiến cuộc sống của người dân bị ảnh hưởng.
Từ 5 ngày qua ở hồ Mật Sơn (phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa)cá mè, cá trắm, cá trôi và rô phi… đột ngột chết hàng loạt. Ước tính khoảng 5 tạ.
Cá chết nổi trắng hồ Mật Sơn, bốc mùi xú uế. Ảnh: Lê Hoàng.
“Chúng tôi quan sát thấy nước trong hồ chuyển màu xanh đục khác lạ, bề mặt sủi bọt vàng. Sau đó, cá bắt đầu chết hàng loạt, nổi trắng các góc hồ”, chị Phạm Thị Trang (khu phố Mật Sơn 2) nói.
Ông Nguyễn Việt Hùng, Chủ tịch UBND phường Đông Vệ cho biết, hồ Mật Sơn là nơi xử lý nước thải của Công ty cổ phần Bia Thanh Hóa.
Hiện phường Đông Vệ đã tổ chức vớt xác cá để đem tiêu hủy. Cảnh sát môi trường đã lấy mẫu nước hồ mang đi kiểm tra.
Video đang HOT
Nhiều con cá lớn 2 -3kg cũng chết phơi bụng dưới hồ. Ảnh: Lê Hoàng.
Ông Trịnh Anh Tuấn (Phó phòng kế hoạch, Công ty cổ phần Bia Thanh Hóa) cho rằng cá chết tại hồ có thể vì nhiều lý do. Sau khi người dân phản ánh, công ty đã kiểm tra hệ thống xử lý nước thải nhưng không phát hiện có sự cố bất thường.
Lê Hoàng
Theo VNE
Phó thủ tướng: 'Sớm công bố biển miền Trung bao giờ an toàn'
Để ổn định sản xuất, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu Bộ Tài nguyên cùng các nhà khoa học đánh giá để sớm công bố biển miền Trung bao giờ an toàn.
Tại hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm Bộ Tài nguyên và Môi trường, Phó Tổng cục trưởng Môi trường Nguyễn Văn Tài đánh giá hiện tượng hải sản chết hàng loạt ở miền Trung là sự cố lớn, lần đầu xảy ra ở Việt Nam. Ông thừa nhận ban đầu "có chút lúng túng" nhưng sau đó các đơn vị đã phối hợp đồng bộ và cơ bản đã giải quyết được sự cố.
Thời gian tới, đơn vị sẽ tập trung triển khai các vấn đề hậu Formosa, cũng như sử dụng các công cụ quản lý nhà nước trong rà soát, đánh giá thanh tra diện rộng nguồn thải lớn để nắm bắt và kiểm soát chặt các đối tượng, tránh xảy ra trường hợp tương tự Formosa. Bên cạnh đó, theo ông Tài, Việt Nam cần xây dựng quy chế về ứng phó sự cố môi trường, trong đó nêu rõ huy động nguồn lực thế nào, cách thức ra sao để ứng phó kịp thời và tránh sự cố lan rộng.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng (phải) và Bộ trưởng Tài nguyên chủ trì cuộc họp sơ kết 6 tháng đầu năm. Ảnh: Báo tainguyenmoitruong.
Đánh giá cao kết quả đạt được trong các lĩnh vực của Bộ, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng biểu dương toàn ngành trong việc tìm ra thủ phạm gây sự cố môi trường biển miền Trung. Ngành tài nguyên cùng các đơn vị liên quan đã buộc thủ phạm phải nhận sai, xin lỗi, đền bù và hỗ trợ người dân, đồng thời phục hồi vùng biển bị ảnh hưởng.
Bên cạnh việc kiểm soát chặt chẽ Formosa, Phó thủ tướng yêu cầu Bộ Tài nguyên sớm đánh giá chính xác môi trường biển 4 tỉnh miền Trung. "Công bố môi trường biển bao giờ an toàn để nhân dân và doanh nghiệp biết, từ đó sớm ổn định sản xuất, sinh hoạt và kinh doanh dịch vụ", Phó thủ tướng nói và đề nghị Bộ cần mời các nhà khoa học để có chứng cứ chặt chẽ chính xác.
Về vấn đề môi trường, Phó thủ tướng đánh giá tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt là xả thải trực tiếp chưa được xử lý ra ao hồ, sông ngòi, biển của các cơ sở sản xuất, dịch vụ ... gây bức xúc trong xã hội.
Phó Thủ tướng đề nghị Bộ cần tăng cường kiểm soát các cơ sở sản xuất công nghiệp, hộ dân xả thải ra môi trường ở tất cả các khâu như đánh giá tác động môi trường đến khi khai thác sử dụng. Các cơ sở và địa phương cần có hệ thống quan trắc 24/24 để kiểm soát.
San hô chết ở Hà Tĩnh do độc tố từ nhà máy Formosa thải ra biển không qua xử lý. Ảnh: VAST.
"Chỉ cấp phép cho các cơ sở hoạt động dịch vụ khi có hoạt động xả thải ra môi trường qua xử lý và đảm bảo vệ sinh môi trường theo quy chuẩn, tiêu chuẩn Việt Nam. Mọi vi phạm đều phải bị xử lý nghiêm, không trừ bất kỳ tổ chức cá nhân nào, cần thiết thì chuyển cơ quan điều tra", Phó thủ tướng nhấn mạnh.
Trước đó, tiến sĩ Vũ Đức Lợi - Phó chủ tịch Hội đồng khoa học quốc gia tìm nguyên nhân cá chết hàng loạt ở miền Trung cho biết, khoảng cuối tháng 7 Hội đồng sẽ công bố kết quả khảo sát và đo đạc ở các tỉnh miền Trung. Đây sẽ là cơ sở để trả lời khi nào biển an toàn và đưa ra các phương án khắc phục môi trường biển.
Liên quan đến việc chôn lấp chất thải Formosa, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, Tổng cục Môi trường đã lấy mẫu và giao cho một số phòng thí nghiệm nhưng đến giờ chưa đưa ra kết quả cuối cùng. Việc đưa ra kết quả phân tích mẫu phải có đối chứng. Kết quả Hà Tĩnh công bố vừa rồi được thực hiện ở Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam.
"Có nhiều loại đất đai khác nhau nên số mẫu phải lấy nhiều hơn, trong khu vực này không có nguy hại thì phải lấy mẫu làm sao để có tính đại diện, trên quan điểm là phải làm kỹ lưỡng", Bộ trưởng Hà nói.
Phạm Hương
Theo VNE
Huế: Cá nuôi bằng lồng gần cửa biển lại chết hàng loạt Các loại cá đặc sản được nuôi bằng lồng gần cửa biển tại Thừa Thiên- Huế lại chết hàng loạt, người dân phải bán đổ bán tháo để vớt vát phần nào thiệt hại. Sáng nay (14.7), tại xã Hải Dương (thị xã Hương Trà, Thừa Thiên- Huế), cơ quan chức năng tiến hành lấy mẫu nước và mẫu cá chết để làm...