Cá chết ở sông Bưởi: Phạt hơn 1,7 tỷ đồng Cty mía đường Hòa Bình
Tổng hình thức xử phạt chính là phạt tiền là 1.783.332.600 đồng. Đồng thời đình chỉ hoạt động của Công ty trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày 20 tháng 5 năm 2016.
Ngày 17/5, ông Thái Văn Tài, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với Công ty Cổ phần Mía đường Hòa Bình vì gây ô nhiễm sông Bưởi.
Cá của người dân Thạch Thành bị chết do ô nhiễm. Ảnh Lao Động
Cụ thể, công ty đã thực hiện các hành vi vi phạm hành chính sau:
Không lập, phê duyệt Kế hoạch quản lý môi trường theo quy định. Hình thức xử phạt chính, phạt tiền 80.000.000 đồng.
Không thực hiện chương trình quan trắc, giám sát môi trường theo quy định, phạt tiền 120.000.000 đồng.
Video đang HOT
Không xây lắp công trình bảo vệ môi trường theo quy định, phạt tiền 200.000.000 đồng.
Đồng thời đình chỉ hoạt động của Công ty trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày nhận được Quyết định này.
Công ty không vận hành thử nghiệm công trình xử lý khí thải của dự án theo quy định, phạt tiền 200.000.000 đồng.
Không lập hồ sơ đề nghị kiểm tra, xác nhận việc đã thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án theo quy định và gửi cơ quan đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường để được kiểm tra, xác nhận trước khi đưa dự án vào vận hành chính thức, phạt tiền 260.000.000 đồng.
Không có Giấy xác nhận việc đã thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án theo quy định; Hành vi này và hành vi thực hiện không đầy đủ một trong các nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt đã bị Uỷ ban nhân dân tỉnh Hoà Bình xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường tại Quyết định số 1273/QĐ-UBND ngày 12 tháng 5 năm 2016, với số tiền là 480.000.000 đồng…
Yêu cầu công ty lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục đối với nước thải sau xử lý trước khi thải ra ngoài môi trường (các thông số giám sát gồm: lưu lượng nước thải đầu vào và đầu ra, pH, SS, COD, Amonia, Tổng N). Cửa xả nước thải ra mương thoát (nơi tiếp nhận nước thải) phải được đặt ở vị trí thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát theo quy định tại Khoản 2 Điều 101 Luật Bảo vệ môi trường; buộc Công ty phải cải tạo, nâng cấp hệ thống xử lý khí thải đảm bảo khí thải phát sinh phải được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật theo quy định; cải tạo khu lưu giữ chất thải công nghiệp không nguy hại, chất thải nguy hại theo quy định hiện hành.
Buộc Công ty có trách nhiệm bồi thường thiệt hại về kinh tế cho các tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra; thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường nước sông Bưởi.
Công ty phải báo cáo kế hoạch khắc phục xong các hậu quả vi phạm nêu trên và gửi hồ sơ thiết kế xây dựng về Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình và Tổng cục Môi trường trước ngày 20 tháng 6 năm 2016; hoàn thành việc khắc phục các hậu quả vi phạm và báo cáo kết quả thực hiện về Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình và Tổng cục Môi trường trước ngày 30 tháng 9 năm 2016 để kiểm tra, giám sát và xác nhận hoàn thành theo quy định.
Theo Infonet
3 đơn vị xả thải ra sông Bưởi bị phạt gần 4 tỉ đồng
Ngoài số tiền phạt gần 4 tỉ đồng, các đơn vị cũng áp bị đình chỉ sản xuất để khắc phục hậu quả hành vi xả thải gây ô nhiễm môi trường.
Cá chết trắng trên sông BưởiẢNH HẢI TẦN
Ngày 17.5, ông Nguyễn Văn Tài, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên Môi trường đã ký các quyết định xử phạt hành chính đối 2 doanh nghiệp, 1 cơ sở chăn nuôi nằm trên địa bàn xã Tân Kỳ, huyện Lạc Sơn, Hoà Bình về hành vi xả thải ra sông Bưởi, gây ô nhiễm, khiến cá lồng của người dân nuôi trên sông chết hàng loạt.
Cụ thể, Công ty TNHH một thành viên Tân Hiếu Hưng bị phạt nặng nhất với số tiền 1,92 tỉ đồng, bị đình chỉ hoạt động trong 12 tháng, tính từ ngày 20.5 để khắc phục sự cố. Doanh nghiệp này phải lập bổ sung thiết kế cơ sở đối với công trình bảo vệ môi trường, cải tạo và nâng cấp, xây dựng bổ sung hệ thống xử lý nước thải đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp, trước khi thải vào mương thoát nước ra sông Bưởi.
Doanh nghiệp này phải cải tạo, nâng cấp hệ thống thu gom nước thải riêng biệt với hệ thống thu gom nước mưa; có nhật ký vận hành, sổ theo dõi hóa chất và nguyên vật liệu sử dụng, lắp đặt đồng hồ công tơ điện riêng cho trạm xử lý nước thải tập trung.
Trạm xử lý nước thải phải có thống quan trắc nước thải tự động, liên tục đối với nước thải sau xử lý trước khi thải ra ngoài môi trường. Cửa xả nước thải ra mương thoát, nơi tiếp nhận nước thải phải được đặt ở vị trí thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát theo quy định tại khoản 2, điều 101 luật Bảo vệ môi trường.
Doanh nghiệp này phải có biện pháp xử lý giảm thiểu ô nhiễm mùi, khí thải phát sinh phải được xử lý đạt chuẩn theo quy định QCVN19:2009/BTNMT; cải tạo khu lưu giữ chất thải công nghiệp không nguy hại, chất thải nguy hại theo quy định hiện hành.
Tổng cục Môi trường quyết định xử phạt Công ty cổ phần Mía đường Hòa Bình tổng số tiền trên 1,78 tỉ đồng và đình chỉ hoạt động trong 6 tháng, kể từ ngày 20.5. Theo đó, doanh nghiệp này phải lập thiết kế cơ sở đối với các công trình bảo vệ môi trường theo quy định, xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung; lập nhật ký vận hành, sổ theo dõi hóa chất và nguyên vật liệu sử dụng; lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động.
Đơn vị còn lại bị Tổng cục Môi trường ra quyết định xử phạt 194 triệu đồng và đình chỉ hoạt động xả thải gây ô nhiễm môi trường trong 3 tháng, kể từ ngày 20.5, là cơ sở chăn nuôi lợn của ông Nguyễn Ngọc Sáng. Cơ sở này phải cũng phải thực hiện các điều kiện về xử lý nước thải đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi...
Trong các quyết định xử phạt, Tổng cục Môi trường cũng yêu cầu 3 đơn vị trên phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại về kinh tế cho các tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xả thải ô nhiễm môi trường. Mức đền bù do các doanh nghiệp, cơ sở chăn nuôi thống nhất với các tổ chức, cá nhân bị thiệt hại. Ngoài ra, các đơn vị phải bồi thường thiệt hại về môi trường do hành vi gây ô nhiễm môi trường gây ra. Mức kinh phí bồi thường thiệt hại về môi trường do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình và tỉnh Thanh Hóa đánh giá theo các quy định pháp luật.
Tổng cục Môi trường yêu cầu các đơn vị bị xử phạt phải hoàn thiện kế hoạch khắc phục xong hậu quả vi phạm, hồ sơ thiết kế xây dựng phải được gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình và Tổng cục Môi trường trước ngày 20.6. Báo cáo kết quả hoàn thành việc khắc phục các hậu quả vi phạm về Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình và Tổng cục Môi trường trước ngày 30.9.
Hoàng Phan - Hải Quân
Theo Thanhnien
Vì sao nhà máy dừng xả thải, cá lồng vẫn chết trên sông Bưởi? Sở TN&MT tỉnh Thanh Hóa và UBND huyện Thạch Thành cho biết, hiện nay vẫn đang đi tìm nguyên nhân gây ra hiện tượng cá chết trên sông Bưởi trong ngày 13 - 15/5 vừa qua. Hiện tượng cá chết sông Bưởi chảy qua hai xã Thạch Định và Thạch Cẩm (huyện Thạch Thành, Thanh Hóa) vẫn chưa rõ nguyên nhân. Sáng 16/5,...