Cá chết hàng loạt trên sông Bưởi: Có dừng lại ở việc bồi thường?
Nếu nguyên nhân khiến cá chết hàng loạt trên sông Bưởi là do việc xả thải không đúng quy định thì trách nhiệm của Nhà máy đường Hòa Bình có dừng lại ở việc bồi thường cho người dân?
Như tin tức đã đưa về vụ cá chết hàng loạt trên sông Bưởi, từ ngày 4 đến 7/5, trên sông Bưởi, đoạn chảy qua địa bàn xã Thạch Lâm đến xã Thành Vinh (huyện Thạch Thành, Thanh Hóa) đã xảy ra hiện tượng cá sông và nuôi lồng bè của người dân chết hàng loạt.
Lãnh đạo UBND xã Thành Vinh thông tin, đã có 10.355 kg cá trắm nuôi lồng của bà con đã chết, ước tính thiệt hại lên hàng tỷ đồng.
Hiện, Công ty Cổ phần Nhà máy đường Hòa Bình đã thừa nhận xả thải trái phép ra sông Bưởi. Chiều 11/5, đoàn công tác UBND tỉnh Hòa Bình đã yêu cầu doanh nghiệp này tạm dừng hoạt động 6 tháng để xây dựng hệ thống xả thải theo quy định pháp luật.
Chiều 12/5, ông Nguyễn Mạnh Trường – Phó giám đốc Công ty cổ phần mía đường Hòa Bình – đã gặp gỡ dân làng chài sông Bưởi xin lỗi và trao tiền đền bù 1,4 tỷ đồng.
Tuy nhiên, tình trạng cá chết vẫn tiếp tục diễn ra, trao đổi với Pv báo Người đưa tin Ông Nguyễn Văn Giàm, thôn Thành Quang, xã Thạch Cẩm, huyện Thạch Thành buồn bã nói: “Cá bắt đầu chết cách đây 2 ngày (từ ngày 13/5), biểu hiện của cá sắp chết là liên tục nổi đầu chạy lảo đảo cả lồng và chết rải rác. Chỉ riêng gia đình tôi, tổng cá chết ước tính khoảng 5 tạ”.
Cùng chung hoàn cảnh cá lồng bị chết, chị Nguyễn Thị Cảnh (cùng địa chỉ) thở dài nói: ” Cá bắt đầu chết cách đây vài hôm. Trước đó, bỗng nhiên cá ngừng ăn, sau đó chết lải rải. Nhà tôi nuôi 3 lồng cá, số cá chết khoảng hơn 1 tạ rồi”.
Liên quan đến vấn đề này, Chủ tịch UBND 2 xã Thạch Cẩm và Thạch Định xác nhận, trên địa bàn đang xảy ra hiện cá lồng đột ngột chết chưa rõ nguyên nhân. Hiện tại, xã Thạch Cẩm có 7 hộ gia đình, xã Thạch Định có 3 hộ gia đình có cá lồng bị chết. Theo con số thống kê ban đầu 2 xã có khối lượng cá chết khoảng hơn 1 tấn.
Video đang HOT
Hiện tượng cá chết vẫn tiếp tục diễn ra
Trao đổi với Pv báo Người đưa tin về những thắc mắc trên luật sư Trần Thu Nam – Trưởng văn phòng luật sư Tín Việt và cộng sự – Đoàn luật sư TP. Hà Nội cho biết: “Vụ việc chưa có kết quả giám định về nguồn nước bị ô nhiễm thế nào. Nhưng đã có một doanh nghiệp nhận trách nhiệm, đến xin lỗi và bồi thường thiệt hại. Về thiệt hại của vụ việc này đặc biệt lớn, nó gây tổn hại về tài sản của ngư dân. Thiệt hại lên đến nhiều tỉ đồng có thể coi là đặc biệt nghiêm trọng. Ngoài ra, nó đã gây ô nhiễm môi trường, huỷ hoại hệ sinh thái của sông Bưởi. Rất khó và rất lâu mới có thể khôi phục được. Ngoài bị thiệt hại về cá chết, người dân có thể mất nhiều năm nữa mới có thể nuôi cá. Nếu ai đó ăn phải cá nhiễm độc bị bệnh ung thư hoặc ngộ độc thì hậu quả mang lại vô cùng lớn. Nguồn nước ô nhiễm này có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khoẻ con người qua các nguồn như nước sinh hoạt, cây trồng, thuỷ sản.Công ty Cổ phần Nhà máy đường Hòa Bình đã nhận trách nhiệm và có hành động bồi thường, hỗ trợ cho người dân có cá chết. Tuy nhiên, nếu nguyên nhân khiến cá chết hàng loạt trên sông Bưởi là do việc xả thải không đúng quy định thì trách nhiệm của Nhà máy đường Hòa Bình có dừng lại ở việc bồi thường cho người dân? Hậu quả về môi trường kéo theo là rất lớn khi nguồn nước bị ô nhiễm, với việc không tuân thủ quy định về xả thải thì phía công ty này còn phải chịu trách nhiệm gì?
Với hậu quả mang lại như vậy, ngoài trách nhiệm về bồi thường thiệt hại thì cá nhân, tổ chức gây ô nhiễm môi trường còn bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 179/2013/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Bên cạnh đó, những cá nhân vi phạm trong quá trình thiết kế, xử lý chất thải, trực tiếp xả thải chất độc ra nguồn nước có thể phải chịu trách nhiệm hình sự. Cụ thể là các tội phạm về môi trường, việc xác định chính xác trách nhiệm của cá nhân liên quan sẽ do cơ quan có thẩm quyền làm rõ”.
Cũng có quan điểm về vụ việc luật sư Nguyễn Văn Tiến – Đoàn luật sư TP. HCM nhận định: “Ở góc độ pháp lý, mặc dù công ty mía đường Hòa Bình thừa nhận hành vi xả thải, nhưng các cơ quan chức năng phải kiểm tra và đưa ra kết luận có phải công ty nhà máy đường Hòa Bình là thủ phạm gây cá chết hàng loạt trên sông Bưởi hay không?
Trong trường hợp, các cơ quan có thẩm quyền xác định được công ty mía đường Hòa Bình là thủ phạm xả thải thì họ phải bồi thường trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng về các thiệt hại cho người nông dân. Việc bồi thường này do các bên tự thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ quyết định (nếu có khởi kiện từ những người nông dân).
Mặc dù gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nhưng Bộ luật hình sự hiện hành không áp dụng trách nhiệm hình sự với pháp nhân nên Công ty Nhà máy mía Hòa Bình không phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội gây ô nhiễm môi trường đã được pháp luật quy định tại Điều 182 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009. Bởi chủ thể của tội phạm về tội gây ô nhiễm môi trường là người có năng lực trách nhiệm hình sự và có độ tuổi từ 16 tuổi trở lên”.
Phương Anh – Hằng Nguyễn
Theo_Người Đưa Tin
Cá chết trắng trên sông Bưởi: Đình chỉ nhà máy 6 tháng vì xả thải
Với hành vi xả thải gây ô nhiễm sông Bưởi, nhà máy đường đã bị Sở Tài Nguyên Và Môi Trường (TN&MT) tỉnh Hòa Bình xử phạt 480 triệu đồng và bị đình chỉ hoạt động 6 tháng.
Tin tức thời sự ngày 14/5, ông Nguyễn Trần Anh, Phó Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Hòa Bình cho biết, đã ra quyết định xử phạt Công ty CP mía đường Hòa Bình 480 triệu đồng về hành vi xả thải gây ô nhiễm sông Bưởi.
Ngoài ra, doanh nghiệp này cũng bị đình chỉ 6 tháng, buộc phải khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do hành vi xả nước thải chưa qua xử lý và xả nước thải ra tự nhiên khi chưa được cấp phép của cơ chức năng.
Công ty mía đường đã thừa nhận hành vi xả thải
Ông Anh khẳng định: "Nếu doanh nghiệp lén lút hoạt động, chúng tôi sẽ xử lý nghiêm. Trong 6 tháng tới, công ty phải hoàn thành các thủ tục về đánh giá tác động môi trường, xây dựng hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn.
Sau khi cơ quan chức năng kiểm tra đạt yêu cầu mới cho hoạt động trở lại".
Được biết, lãnh đạo Công ty cổ phần mía đường Hòa Bình cũng đã gửi lời xin lỗi chân thành đến người dân và tiến hành tổ chức hỗ trợ, đền bù cho các hộ gia đình nuôi cá lồng bị thiệt hại trên sông Bưởi.
Hàng chục hộ dân mất trắng vì cá chết
Với số cá lồng bị chết do nguồn nước sông Bưởi bị ô nhiễm, 34 hộ dân của huyện Thạch Thành (Thanh Hóa) bị mất hơn 17 tấn cá. Theo giá thị trường 80.000đ/kg, tổng số tiền đền bù mà công ty phải trả là hơn 1,4 tỷ đồng.
Tính đến ngày 14/5, Công ty cổ phần mía đường Hòa Bình đã trao đến tận tay người dân nuôi cá lồng bị thiệt hại đúng như những gì đã cam kết với huyện Thạch Thành để bà con ổn định cuộc sống và tái sản xuất.
Người dân nhận số tiền đền bù, hỗ trợ của công ty mía đường
Trước đó, như tin tức đã đưa, sáng 4/5, nhiều người dân ra sông Bưởi (đoạn chảy qua xã Thạch Lâm, huyện Thạch Thành, Thanh Hóa) phát hiện cá chết nổi khắp lòng sông. Nước sông chuyển màu xanh đục và bốc mùi hôi. Những ngày tiếp theo, cá lồng nuôi của nhiều hộ dân phía hạ lưu sông Bưởi cũng chết hàng loạt.
Trong buổi làm việc Sở TN&MT 2 tỉnh Thanh Hóa và Hòa Bình, Nhà máy đường Hòa Bình thừa nhận đã xả nước thải sản xuất chưa qua xử lý của nhà máy đường ra sông Bưởi trong thời gian từ ngày 15/3 đến ngày 25/4, với lưu lượng khoảng 250m3 - 300m3/ngày đêm.
Mai Trang
theo_Người Đưa Tin
Phạt nhà máy xả thải làm cá chết hàng loạt 480 triệu đồng Công ty CP mía đường Hòa Bình, thủ phạm "đầu độc" sông Bưởi khiến cá chết hàng loạt ở Thanh Hóa, đã bị phạt 480 triệu đồng, đình chỉ hoạt động 6 tháng. Nước sông Bưởi đen ngòm do nhà máy xả thải khiến cá chết hàng loạt Ngày 14-5, ông Nguyễn Trần Anh - Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi...