Cá chết hàng loạt ở TT-Huế: Nước thải bất thường từ khu công nghiệp
Nước thải từ khu công nghiệp ở Thừa Thiên – Huế đổ ra con sông xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt có màu đen khác thường.
Về vụ “Cá chết nổi trên sông, dân nghi doanh nghiệp xả thải độc” mà Dân Việt thông tin, sáng 27.12, tin từ Phòng TNMT huyện Phú Lộc (Thừa Thiên – Huế), vào chiều nay, Phòng TNMT huyện và Ban quản lý Khu kinh tế – công nghiệp tỉnh Thừa Thiên – Huế sẽ tiếp tục lấy mẫu nước thải tại Khu công nghiệp La Sơn (xã Lộc Sơn) để kiểm tra nhằm xác định rõ nguyên nhân cá chết.
Trao đổi với Dân Việt, một cán bộ Phòng TNMT huyện Phú Lộc cho biết: “Cách đây 13 ngày, khi chưa xảy ra cá chết, người dân phản ánh nước thải từ Khu công nghiệp La Sơn chảy ra sông Chợ Hôm có màu đen khác thường. Sau khi nhận phản ánh, Phòng TNMT huyện đã phối hợp với Ban quản lý Khu kinh tế – công nghiệp tỉnh tiến hành lấy mẫu nước thải để kiểm tra”.
Nước thải từ Khu công nghiệp La Sơn chảy ra sông Chợ Hôm có màu đen khác thường. Ảnh: Trần Hòe.
Theo vị cán bộ này, hiện chưa có kết quả kiểm tra mẫu nước thải từ Khu công nghiệp La Sơn nhưng bước đầu bằng mắt thường có thể thấy rằng nguồn nước thải này khó bảo đảm các thông số theo quy định. “Nước thải này có màu đen bất thường và có khả năng rất lớn đây là nguyên nhân khiến cá trên sông Chợ Hôm bị chết” – vị cán bộ Phòng TNMT huyện Phú Lộc thông tin.
Video đang HOT
Vị cán bộ này cho biết thêm, hiện tại, Khu công nghiệp La Sơn có 4 công ty, trong đó 2 công ty đã ngưng hoạt động. Qua kiểm tra thực tế, bước đầu lực lượng chức năng phát hiện nguồn nước thải màu đen đổ ra sông bắt nguồn từ 2 doanh nghiệp đang hoạt động.
Ông Đỗ Ngọc Lành – Phó Chủ tịch UBND xã Lộc Sơn cho biết, khi kiểm tra nước thải từ Khu công nghiệp La Sơn xả ra sông Chợ Hôm, ông nhận thấy nước thải có màu đen khác thường. Theo ông Lành, việc người dân nghi ngờ cá chết do nguồn nước thải này không phải không có cơ sở, nhưng để chắc chắn cần thành lập đoàn kiểm tra xác định cụ thể.
Cá chết hàng loạt nổi trên sông Chợ Hôm gây ô nhiễm môi trường. Ảnh: Trần Hòe.
Như tin đã đưa, những ngày gần đây, tại sông Chợ Hôm, đoạn chảy qua địa phận xã Lộc An và xã Lộc Sơn (huyện Phú Lộc) xuất hiện tình trạng cá tự nhiên chết nổi nhiều trên sông.
Trong chiều 26.12, có mặt tại sông Chợ Hôm, đoạn chảy qua thôn Nam Phổ Hạ của xã Lộc An và thôn Vinh Sơn của xã Lộc Sơn, PV Dân Việt ghi nhận, rất nhiều cá tự nhiên chết nổi trên mặt nước và dạt vào bờ sông. Cá chết có nhiều loại và nhiều kích cỡ khác nhau. Nhiều con cá chết do đang phân hủy nên bốc mùi hôi thối nồng nặc.
Theo người dân sống hai bên bờ sông Chợ Hôm, từ trước đến nay, đây là lần đầu tiên cá trên sông này bị chết nhiều như vậy. Họ nghi nguyên nhân là do nước thải của doanh nghiệp đóng tại Khu công nghiệp La Sơn.
Theo Danviet
Huế: Cá nuôi bằng lồng gần cửa biển lại chết hàng loạt
Các loại cá đặc sản được nuôi bằng lồng gần cửa biển tại Thừa Thiên- Huế lại chết hàng loạt, người dân phải bán đổ bán tháo để vớt vát phần nào thiệt hại.
Sáng nay (14.7), tại xã Hải Dương (thị xã Hương Trà, Thừa Thiên- Huế), cơ quan chức năng tiến hành lấy mẫu nước và mẫu cá chết để làm rõ nguyên nhân cá nuôi bằng lồng tại địa phương này lại chết hàng loạt.
Từ khoảng 2 giờ sáng ngày 14.7, nhiều hộ nuôi cá lồng trên phá Tam Giang đoạn gần cửa biển Thuận An ở xã Hải Dương tá hỏa phát hiện cá do mình nuôi chết hàng loạt, nổi trắng trên mặt nước.
Người nuôi cá lồng tại xã Hải Dương vớt cá chết đưa vào bờ.
Gia đình anh Hà Văn Trường (ngụ thôn 2, xã Hải Dương) là một trong những hộ dân bị thiệt hại nặng nề nhất do đợt cá chết hàng loạt này. Tổng cộng đã có khoảng 4 tạ cá trong các lồng nuôi của hộ anh Trường bị chết, chủ yếu là các loại cá đặc sản có giá trị kinh tế cao như cá bớp, cá mú, hồng mỹ...
Để vớt vát phần nào thiệt hại, gia đình anh Trường tìm cách bán tháo cá chết cho thương lái. "Trước đây mỗi kg các loại cá đặc sản này có giá 450.000 đồng, nay tôi chỉ bán với giá từ 50-70.000 đồng/kg nhưng ít người mua"- anh Trường cho biết.
Theo người dân địa phương, trước thời điểm cá chết 1 ngày, họ phát hiện cá tại một số lồng bỏ ăn, nhưng số lượng không đáng kể. Hiện những hộ nuôi cá bị thiệt hại đang rất lo lắng vì không biết lấy đâu ra tiền để trả khoản nợ đã vay đầu tư thả nuôi.
Ông Lê Văn Anh- Trưởng Phòng Kinh tế thị xã Hương Trà cho biết, hiện nguyên nhân dẫn tới tình trạng cá nuôi bằng lồng tại xã Hải Dương chết hàng loạt đang được phòng này phối hợp với các cơ quan liên quan làm rõ.
Theo ông Lê Văn Anh, sau khi lấy mẫu chỉ số môi trường nước tại khu vực nuôi cá, bước đầu cơ quan chức năng xác định hàm lượng oxy trong nước tại đây thấp hơn mức bình thường.
Trước đó, vào đầu tháng 5.2016, sau khi xuất hiện tình trạng cá biển tự nhiên chết hàng loạt dạt vào bờ, tại xã Hải Dương đã có gần 70 lồng cá đặc sản do người dân nuôi bị chết hàng loạt.
Theo Danviet
Hơn 100 tấn cá lồng chết sạch Chiều 28/11, các ban ngành huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn đang kiểm tra tình hình cá chết bất thường tại 2 xã Vinh Hiền, Lộc Bình khi đã có hơn 100 tấn cá lồng nước lợ nuôi trên đầm phá để bán dịp Tết bị chết sạch. Theo đó, xã Vinh Hiền có số lượng cá chết trên 81 tấn....