Cá chết bất thường trên sông Bùng: Rơm rạ mùa gặt gây ô nhiễm
Chi cục Bảo vệ Môi trường Nghệ An cho biết, nguyên nhân làm giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước là do trong quá trình gặt lúa hai bên bờ sông Bùng có rất nhiều gốc rơm rạ ngập úng trong nước, dẫn đến cá chết hàng loạt trong mấy ngày qua.
Cơ quan chức năng lấy mẫu nước trên sông Bùng phân tích.
Sau khi lấy mẫu phân tích, thì được biết chỉ số nồng độ oxy hòa tan trong nước (DO) tại lồng bè nuôi cá của ông Chu Văn Thanh là 0,2 (mg/l) thấp hơn nhiều so với thực tế.
Ngày 21/9, thông tin mới nhất từ Chi cục Bảo vệ môi trường (CCBVMT), thuộc Sở TN&MT Nghệ An khẳng định nước sông Bùng bị ô nhiễm nặng dẫn đến cá chết hàng loạt thời gian qua là do nhiều rơm rạ của mùa gặt gây ra.
Sau khi lấy mẫu nước và phân tích nhanh, được biết chỉ số nồng độ oxy hòa tan trong nước (DO) tại lồng bè nuôi cá của ông Chu Văn Thanh là 0,2 (mg/l) thấp hơn nhiều so với giá trị giới hạn tối thiểu cho phép tại QCVN 08:2015 đối với nước mặt dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi (quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt, cột B1 là 4 (mg/l)).
3 lồng nuôi cá của gia đình ông Thanh hiện vẫn xuất hiện tình trạng cá chết.
Video đang HOT
Chỉ số DO đo được tại một số điểm khác ở vùng cá chết trên sông Bùng kết quả là 0,3 (mg/l), cũng rất thấp so với giá trị giới hạn tối thiểu cho phép của QCVN 08:2015.
Cơ quan chức năng cho biết, vào thời điểm lấy mẫu nước trên sông Bùng để phân tích, nước có màu đỏ đục, nhiều cặn và có mùi tanh. Trên sông có hiện tượng cá chết bị cuốn theo dòng nước chảy, các loại cá chết là cá chép, cá diếc (sống ở tầng đáy), cá rô phi và một số loại cá sông khác…
Riêng tại lồng nuôi cá của ông Chu Văn Thanh (xóm 6, xã Diễn Hạnh) thì hầu hết lượng cá trong lồng đã chết hết và được vớt lên bờ. Lượng cá còn lại vẫn còn hiện tượng nổi đầu lên mặt nước để thở.
Qua đó, Chi cục Bảo vệ Môi trường đã xác định, nước mặt tại sông Bùng tại thời điểm xác minh đã bị ô nhiễm, không đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt dùng cho mục đích tưới tiêu, thủy lợi.
Nguyên nhân cá chết hàng loạt theo nhận định ban đầu là do nồng độ oxy hòa tan trong nước giảm, thấp hơn so với giới hạn.
Cũng theo Chi cục Bảo vệ Môi trường, nguyên nhân làm giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước là do trong quá trình gặt lúa hai bên bờ sông Bùng có rất nhiều gốc rơm rạ ngập úng trong nước.
Sau khi có trận mưa lớn thì toàn bộ nước từ các đồng ruộng đã chảy xuống sông và có màu đỏ đục cuốn theo lượng phân gia súc, gia cầm và nhiều chất hữu cơ đang trong quá trình phân hủy gây nên hiện tượng nước sông Bùng chuyển thành màu đỏ, nhiều cặn.
Nhiều hộ dân nuôi cá lồng thiệt hại sau “cơn bão” ô nhiễm nước sông Bùng.
Mưa lớn trong giai đoạn vừa qua cùng với nước chứa nhiều chất hữu cơ đang phân hủy đã làm giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước.
Riêng trường hợp một số người dân phản ánh hiện tượng cá chết hàng loạt kể trên là do nhà máy sắn ở huyện Yên Thành xả thải; qua kiểm tra, lấy mẫu nước tại điểm xả của nhà máy sắn Yên Thành, kết quả là chỉ số DO đạt yêu cầu tối thiểu so với quy chuẩn.
Đặc biệt, qua xác minh giai đoạn này nhà máy không hoạt động, không xả nước thải sản xuất ra môi trường. Do đó, chưa có đủ thông tin, cơ sở để xác định nguyên nhân cá chết do nhà máy sắn Yên Thành xả thải.
Như Dân trí đã đưa tin, trước đó theo phản ánh của người dân, trong 2 ngày 17 và 18/9, cá lồng của các hộ dân ở các xã Diễn Hạnh, Diễn Nguyên, Diễn Quảng, Diễn Kỷ thuộc huyện Diễn Châu nằm trên con sông Bùng chết bất thường và liên tục; tình trạng cá chết chủ yếu diễn ra trong ngày 17 đến ngày 18/9, kéo dài trên khúc sông gần 10km.
Nguyễn Duy
Theo Dantri
Huế: Xã "thổi bay" tên ngư dân khỏi danh sách hỗ trợ thiệt hại do Formosa?
Những ngày gần đây, nhiều ngư dân ở thôn Phú Hải, xã Lộc Vĩnh (huyện Phú Lộc, Thừa Thiên- Huế) bức xúc phản ánh đến cơ quan chức năng việc họ bị cán bộ xã tùy tiện gạch tên khỏi danh sách nhận hỗ trợ thiệt hại do Formosa gây ra.
Ông Trương Công Tùng cho biết, hơn 10 năm nay ông mưu sinh bằng nghề đánh bắt hải sản ở khu vực biển Chân Mây. Sau khi xảy ra vụ Formosa xả thải, ông phải chuyển sang kiếm sống bằng nghề khác.
Khi triển khai hỗ trợ ngư dân khẩn cấp theo Quyết định 772 của Chính phủ, gia đình ông đã được nhận hỗ trợ 2 lần với tổng cộng 4,5 triệu đồng và 300kg gạo. Vậy nhưng, lần này, trong danh sách nhận hỗ trợ do sự cố môi trường biển theo Công văn 6851 và Công văn 7433 của Bộ NNPTNT vừa được niêm yết, ông Tùng "bỗng dưng" không có tên.
Ngư dân Trương Công Tùng "bỗng dưng" không có tên trong danh sách được nhận hỗ trợ do sự cố môi trường biển sắp tới. Ảnh: An Sơn
Ông Nguyễn Văn Qua- chủ thuyền đánh cá công suất 24CV cũng cho biết: Để đánh bắt trên biển, thuyền của ông cần 4 lao động. Vì vậy, trong mỗi chuyến ra khơi, ngoài hai vợ chồng, ông sử dụng thêm 2 bạn thuyền khác. Vậy nhưng, không hiểu vì lý do gì mà trong danh sách hỗ trợ xã vừa niêm yết chỉ có tên ông, còn vợ ông và 2 bạn thuyền không có tên.
Hộ ông Trương Công Minh có 3 người con đang ở tuổi thanh niên tham gia đi biển nhưng đều không có tên trong danh sách sẽ được nhận hỗ trợ. Khi ông Minh thắc mắc thì cán bộ xã giải thích rằng do những người con của ông đã vào Nam làm thuê nên không được đưa vào danh sách. "Bao năm nay tôi và 3 đứa con mưu sinh bằng nghề biển. Sau khi Formosa xả thải, con tôi thất nghiệp nên phải vào Nam làm thuê. Xã không đưa 3 đứa con của tôi vào danh sách được nhận hỗ trợ là quá vô lý"- ông Minh nói.
Nhiều ngư dân ở thôn Phú Hải tố bị cán bộ xã tùy tiện gạch tên khỏi danh sách nhận hỗ trợ thiệt hại do Formosa gây ra. Ảnh: An Sơn
Cùng chung bức xúc như các trường hợp trên là hàng loạt ngư dân khác ở thôn Phú Hải. Người dân nơi đây cho biết, sở dĩ rất nhiều ngư dân trong thôn không có tên trong danh sách nhận hỗ trợ là do bị cán bộ xã phụ trách kê khai gạch tên dù những người này đều đã được trưởng thôn và vạn trưởng đưa vào danh sách được nhận hỗ trợ.
Giải thích về việc nhiều ngư dân Phú Hải bỗng dưng không có tên trong danh sách sẽ được nhận hỗ trợ sắp tới, ông Lê Công Minh- Chủ tịch UBND xã Lộc Vĩnh cho biết, do thời gian thực hiện kê khai và lập danh sách quá gấp rút nên đã dẫn đến một số sai sót.
Theo ông Nguyễn Văn Mạnh- Chủ tịch UBND huyện Phú Lộc, trước bức xúc của nhiều ngư dân ở thôn Phú Hải, huyện đã chỉ đạo UBND xã Lộc Vĩnh làm rõ từng trường hợp cụ thể. Theo đó, những ngư dân thuộc diện được hỗ trợ mà chưa có tên trong danh sách thì sẽ được bổ sung để không bị thiệt thòi.
Ông Mạnh cũng khẳng định sẽ cho kiểm tra việc cán bộ xã Lộc Vĩnh bị tố lạm quyền, tùy tiện gạch tên ngư dân thuộc diện hỗ trợ khỏi danh sách và nếu đúng sẽ xử lý nghiêm khắc.
Theo Danviet
Formosa xả thải độc: Nông dân sản xuất giỏi méo mặt Sau vụ Formosa xả thải độc gây cá chết hàng loạt, nông, ngư dân thuộc diện hộ nghèo nay càng nghèo hơn. Còn những nông dân sản xuất giỏi các cấp cũng đang điêu đứng, méo mặt vì nợ nần, hàng hải sản tồn kho. Sáng 20.9, PV Dân Việt có mặt tại nhà cũng là nơi chế biến sản phẩm Sứa Cửa...