Cá chép vừa “đu dây” xuống sông Hồng, thuyền đánh bắt đã đợi sẵn
Sáng nay (8.2 tức ngày 23 tháng Chạp), nhiều học sinh, sinh viên tình nguyện đã có mặt trên cầu Long Biên kêu gọi mọi người thả cá, không thả nilon xuống sông.
Sáng nay, nhiều người dân ở Thủ đô đã chọn cầu Long Biên để thả cá chép tiễn Táo quân về trời.
Nhiều bạn trẻ là sinh viên tình nguyện, học sinh đã có mặt trên cầu để tham gia hỗ trợ người dân thả cá, thả tro xuống sông và thu gom túi nilon để xử lý riêng, tránh làm ô nhiễm môi trường.
Các bạn trẻ nhận cá từ người dân.
Sau đó tách riêng túi nilon trước khi thả cá xuống sông.
“Có nhóm giúp đỡ người dân như thế này rất văn minh, làm đẹp môi trường,tránh được việc vứt lung tung như những năm trước”, ông Nguyễn Quang Vinh (Hai Bà Trưng, Hà Nội) bày tỏ.
Video đang HOT
Cá chép được chuyển từ túi nilon vào xô nước để dùng dây đưa xuống gần mặt nước mới thả.
Cá được thả xuống sông từ từ bằng xô thay vì ném từ trên cầu xuống.
Túi nilon được xếp riêng sang một bên.
Em Hoàng Việt Hưng – sinh viên Học viện Kỹ thuật Quân sự chia sẻ: “Hôm nay nhóm em tổ chức tuyên truyền trên cầu Long Biên về việc thả cá, thả tro mà vẫn đảm bảo giữ gìn môi trường. Cá được bọn em sử dụng xô ròng rọc thả xuống, còn tro được bọn em đưa xuống chân cầu thả và thu gom lại toàn bộ túi nilong để đưa đi xử lý riêng, còn bàn thờ hoặc đồ vật không gây hại cho môi trường thì được tập kết dưới khu vực chân cầu và được đốt”.
Các vật dụng thu gom trong bao tải và dùng ròng rọc đưa xuống chân cầu.
Cùng tham gia còn có anh chàng người Mỹ “khoác áo mới” cho phố cổ Hà Nội Scott Matt với mong muốn làm sạch môi trường.
Một số người dân xuống bờ sông để trực tiếp thả cá chép.
Trong khi đó, dưới lòng sông cũng đã có một số thuyền đợi sẵn để gom bắt cá sau khi mọi người thả.
Theo Danviet
Điện Biên: Vỡ đập nhà máy chế biến tinh bột sắn, cá chết trắng suối
Ngày 15.1, xảy ra hiện tượng cá chết nhiều trên suối Nậm Núa, đoạn chảy qua các xã: Hẹ Muông, Núa Ngam... (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên). Rất đông bà con đã ra suối bắt cá, chưa đầy 10 phút một người dân đã có thể bắt được vài kg cá. Theo điều tra của phóng viên Dân Việt, nguyên nhân dẫn đến cá chết hàng loạt tại suối Nậm Núa là do vỡ đập bể chứa chất thải của nhà máy chế biến tinh bột sắn của Công ty cổ phần bột Hồng Diệp có trụ sở tại xã Hẹ Muông, huyện Điện Biên.
Chưa xử lý triệt để trong quá trình xây dựng bể chứa nước thải
Theo điều tra của phóng viên Dân Việt, khi xây dựng nhà máy chế biến tinh bột sắn của Công ty cổ phần Hồng Diệp chưa xây dựng hệ thống bể chứa, xử lý nước thải đúng yêu cầu. Trước khi xảy ra xự cố, ngày 11.1, Phòng Cảnh sát Môi trường (Công an tỉnh Điện Biên) đã phối hợp với Chi cục Môi trường (Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Điện Biên) đã tiến hành kiểm tra việc xây dựng, xử lý khu vực bể chứa nước thải của nhà máy. Tại thời điểm kiểm tra, Công ty chưa xây dựng xong hệ thống xử lý rác thải, đoàn kiểm tra đã yêu cầu Công ty cổ phần Hồng Diệp dừng mọi hoạt động, phải xây dựng xong hệ thống xử lý nước thải, mới được hoạt động.
Bể chứa nước thải nhà máy chế biến tinh bột sắn của Công ty cổ phần Hồng Diệp bị vỡ là nguyên nhân chính dẫn đến nguồn nước của suối Nậm Núa bị ô nhiễm, cá chết trắng suối
Theo ông Bùi Hải Bình, Phó Chủ tịch UBND huyện Điện Biên, thì đây là sự cố môi trường nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn huyện Điện Biên: "Chúng tôi đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, kiểm tra, đánh giá tác động môi trường sau khi xảy ra sự cố trên. Yêu cầu Công ty cổ phần Hồng Diệp phải phối hợp với các cơ quan chuyên môn, nghiêm túc xử lý những hệ quả do việc vỡ đập ảnh hưởng đến môi trường. Sau khi có kết quả chúng tôi sẽ báo cáo UBND tỉnh có hướng xử lý" ông Bình cho biết
Rất nhiều loại cá to bị chết, người dân dọc con suối Nậm Núa đổ xô đi bắt cá
Tuy nhiên Công ty cổ phần Hồng Diệp đã không chấp hành yêu cầu của đoàn kiểm tra, dẫn đến sự cố môi trường, vỡ đập hồ chứa nước thải dẫn đến việc phát tán nước thải ra môi trường, gây ảnh hưởng đến môi trường suối Nậm Núa và cả vùng hạ du kéo dài vài chục km. Vùng hạ du suối Nậm Núa chảy dài qua địa bàn nhiều xã, suối Nậm Núa cũng chính là nguồn cung cấp nước sinh hoạt, sản xuất, nuôi trồng thủy sản của gần 10.000 hộ dân vùng hạ lưu. Do vỡ đập, nước từ sản xuất tinh bột sắn xả thải thẳng ra môi trường dẫn đến nguồn nước bị ôi nhiễm nặng, rất nhiều hóa chất cực độc hòa vào nguồn nước của suối Nậm Núa, dẫn đến tình trạng cá chết hàng loạt.
Hàng nghìn mét khối nước cực độc xả thẳng ra môi trường
Theo điều tra của phóng viên Dân Việt, hoạt động của nhà máy sản xuất tinh bột sắn trên địa bàn xã Hẹ Muông chưa đi vào hoạt động vì còn thiếu một số quyết định, thủ tục. Trong đó Công ty chưa có đánh giá tác động môi trường, nhưng vẫn nén lút hoạt động mới xảy ra tình trạng vỡ đập chứa nước hải khiến hàng nghìn mét khối nước thải chưa qua xử lý xả thẳng ra môi trường, gây hậu quả nghiêm trọng.
Chỉ trong sáng ngày 15.1, hàng trăm người dân dọc theo suối Nậm Núa đã ra suối bắt cá
Theo PGS.TS Lê Thanh Sơn, Chủ nhiệm Khoa hóa, Trường Đại học Khoa họcTự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) đánh giá: "Xây dựng nhà máy sản xuất tinh bột sắn nếu không xây dựng, xử lý tốt hệ thống nước thải sẽ ảnh hưởng lớn đến môi trường. Axit hữu cơ Xyanuahydric (HCN) là độc tố có trong vỏ sắn, sau khi đào, dưới tác dụng của Enzym Xyanoaza hoặc tác động của môi trường axit thì Phazeolutanin phân hủy tạo thành Glucoza, Axeton và Axit Xyanuahydric.
Axit này gây độc toàn thân cho người, Xyanua ở dạng lỏng trong dung dịch là chất linh hoạt khi vào cơ thể người nó kết hợp với Enzym trong Xitocchrom làm ức chế khả năng cung cấp oxy cho hồng cầu. Tình trạng cá chết hàng tại Điện Biên là do bị đầu độc bởi nước thải chưa được xử lý đã xả thẳng ra môi trường".
Khi nước thải chưa qua xử lý, xả thẳng ra môi trường, những độc tố sau khi chế biến tinh bột như: Axit Xyanuahydric, Xyanua sẽ gây độc tố cho thủy sản cả vùng hạ su của suối Nậm Núa, gây nên tình trạng cá chết hàng loạt.
Dân việt sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc vấn để này.
Theo Danviet
Tát đìa - nét văn hóa miệt vườn Mùa khô, nước trên các cánh đồng bắt đầu cạn là lúc cá đồng lần lượt rút vào các ao, đìa ẩn núp và sinh sản. Bấy giờ người ta rục rịch tát đìa. Đìa thường sâu chừng 3 thước, rộng cỡ ba bốn chục thước. Mặt đìa lúc nào cũng có lục bình hoặc chà (cây khô) để cá trú ẩn. Đìa...