Cá chép giàu dinh dưỡng, trị bệnh tốt
Theo Đông y, cá chép là dương tính trong âm tính, có tác dụng lợi tiểu, cho nên có thể chữa được bệnh khi kết lạnh;
nướng lên thì hỏa hóa, có phát phong hàn, bình phổi thông sữa, làm sạch đường tiêu hóa, bài tiết và trừ khử được tả độc sưng tấy.
Cá chép còn được coi là thuốc tiên chữa bệnh phụ nữ. Cá chép không những là món ăn ngon do thịt dày và béo, thớ thịt trắng mịn, mùi vị thơm ngon… mà còn chứa nhiều chất dinh dưỡng, có tác dụng chữa trị bệnh tốt, đặc biệt là các bệnh phụ nữ.
Ảnh minh họa
Xin giới thiệu một số bài thuốc chữa bệnh phụ nữ từ cá chép.
Video đang HOT
Chữa động thai: cá chép 1 con 500g, a giao ( sao) 20g, gạo nếp 100g, nước vừa đủ, nấu cháo gần chín cho gừng, vỏ quýt, muối. Ăn liền 1 tuần thì khỏi.
An thai: 1 con cá chép khoảng nửa cân, để cả vảy, mổ bỏ tạp ruột, trộn thêm nửa lạng gạo nếp, rửa sạch, cho thêm ít vỏ quýt, gừng sống. Đổ tất cả vào nồi ninh chín, cho thêm ít muối, ăn 5-7 lần sẽ có hiệu quả rất nhanh.
Nôn mửa thời kỳ đầu mang thai: 1 con cá chép nặng khoảng 250g đánh vẩy, mổ bỏ nội tạng, rửa sạch, cho thêm 6g sa sâm đập nhỏ, 10g gừng tươi thái mỏng. Bỏ cả 2 thứ vào trong bụng cá hầm chín, ăn trong ngày, có công hiệu kiện tỳ hòa vị, giảm thổn thức, tiêu trừ nôn mửa.
Tăng lượng sữa: 1 con cá chép khoảng 250g, chân giò lợn (loại bé), 3g thông thảo. Hầm thật nhừ, ăn dần 1-2 ngày sẽ có nhiều sữa.
Chữa ứ huyết sau sinh: nghiền, tán nhỏ vảy cá chép, cho vào từ 3-5g nước đun sôi. Uống với ít rượu nếp có công hiệu làm tan huyết, thông huyết.
Chữa mỏi lưng, phù thũng: cá chép tươi 1 con (400-500g), rễ cây gai 15g, gạo nếp 100g, cá chép làm sạch nấu lấy nước, bỏ xương. Rễ gai sắc lấy nước bỏ bã. Lấy nước cá, nước rễ gai nấu cháo, ăn nóng ngày 2 lần, một liệu trình 3-5 ngày.
Nuốt mật cá vì nghĩ giúp cải thiện thị lực, người đàn ông 50 tuổi nguy kịch suốt 15 ngày, gan thận tổn thương nghiêm trọng
Chỉ 1 giờ sau khi nuốt mật cá chép, người đàn ông bắt đầu đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, ngày càng khó chịu, đi viện thì phát hiện gan thận bị tổn thương nghiêm trọng.
Theo truyền thông Trung Quốc, một người đàn ông 50 tuổi ở Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang cảm thấy mắt mình hơi mờ, khó chịu dai dẳng, vì vậy ông đã thử một phương pháp chữa trị dân gian. Sau khi mua cá chép về, người này lấy mật ra và nuốt sống nó. Chỉ 1 giờ sau, ông bắt đầu bị đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, ngày càng khó chịu và được gia đình đưa đến bệnh viện.
Bác sĩ phát hiện gan thận của người đàn ông này bị tổn thương nghiêm trọng, chỉ số chức năng gan thận kém gấp hàng chục lần so với người bình thường. Tuy nhiên, không có thuốc giải độc đặc hiệu cho trường hợp ngộ độc túi mật cá, do đó, bệnh nhân được điều trị lọc máu ngay lập tức.
Sau khi nằm viện nửa tháng trong tình trạng nguy kịch, cuối cùng người đàn ông này cũng đã thoát khỏi nguy hiểm và tình trạng dần ổn định, sắp tới có thể xuất viện về nhà.
Mật cá ăn sống hay nấu chín đều rất độc
Li Cuishan, một bác sĩ Trung Quốc cho biết: Theo Tiêu chuẩn cho hội chứng và điều trị (Trung Quốc), túi mật cá có tác dụng thanh nhiệt, giải độc tố, bổ gan, cải thiện thị lực và giảm đau... nhưng độc tố mật và axit hydrocyanic trong túi mật cá sẽ không bị rượu hay quá trình đun sôi phân hủy. Do đó, cả mật cá sống và nấu chín đều độc, thậm chí nó còn độc hơn cả chất độc asen trong cùng liều lượng. Vì vậy, mật cá chỉ nên được trộn với các dược liệu khác để dùng ngoài da, không được dùng để uống và tất cả đều phải được người có chuyên môn y học thực hiện.
Bà cho biết thêm, độc tố sinh học trong túi mật cá phức tạp, có thể gây dị ứng sau khi ăn, gây chảy máu nội tạng, phù nề, viêm nhiễm, trường hợp nặng sẽ dẫn đến tổn thương, hư hỏng nhiều cơ quan nội tạng như gan, thận, dạ dày và ruột. Một khi bị nhiễm độc, bệnh nhân sẽ buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy và các triệu chứng khác trong vòng 2 đến 14 giờ, gan phình to và đau, da vàng, tiểu ra máu, chóng mặt, đi ngoài ra máu, tan máu... sẽ xảy ra sau khoảng 3 ngày.
Với các trường hợp ngộ độc do mật cá tại Hồng Kông, Trung tâm An toàn thực phẩm Hồng Kông cho rằng đó là ngộ độc cấp tính do hóa chất có liên quan đến carpol. Các hóa chất này không được đào thải hết qua quá trình nấu nướng có thể ảnh hưởng đến gan, thận và hệ tim mạch, thậm chí có trường hợp còn gây tổn thương hệ thần kinh trung ương và đã có trường hợp tử vong.
Trung tâm An toàn thực phẩm Hồng Kông cũng chỉ ra rằng mật cá chép có chứa chất độc hại và khuyến cáo người dân không nên ăn mật các loài cá có liên quan gồm: cá chép (trắm cỏ), cá chép, trắm bùn, cá trích, cá diếc, cá chép bạc (cá chép bạc trắng).
8 loại gia vị này hóa ra lại là bậc thầy của tuổi thọ luôn sẵn có trong nhà đừng bỏ qua Gia vị không chỉ đóng vai trò phong phú trong sở thích ẩm thực của bạn, nó còn có thể cải thiện khả năng miễn dịch và thúc đẩy tiêu hóa. Đừng bỏ qua, hãy sử dụng chúng một cách hiệu quả nhất. 1. Hạt tiêu Hạt tiêu là một trong những loại gia vị được sử dụng trong bữa ăn hàng ngày,...