Cá “bơi” trong phổi cậu bé 12 tuổi
Các bác sĩ tại Ấn Độ đã mổ lấy một con cá vẫn còn sống ra khỏi phổi để cứu sống bệnh nhân 12 tuổi.
Cậu bé Anil Barrela đã nuốt một con cá dài 9 cm khi đi chơi cùng các bạn trên bờ sông tại huyện Khargone, thuộc bang Madhya Pradesh.
Nhật báo The Times of India cho biết các bé trai ở Ấn Độ thường nuốt cá sống khi đùa giỡn với nhau nhưng không may lần này con cá chui vào phổi trái của Anil.
Con cá dài 9 cm trong phổi của Anil Barela – Ảnh The Sun
Cậu bé bắt đầu thấy khó thở và được đưa đến bệnh viện. Xét nghiệm và chụp phim X quang cho thấy mức độ oxygen trong máu của Anil xuống rất thấp, thậm chí con cá vẫn còn sống trong phổi cậu bé.
Video đang HOT
Các bác sĩ quyết định mổ khẩn cấp lấy con cá ra khỏi phổi để cứu sống cậu bé trong ca phẫu thuật kéo dài 45 phút.
Bác sĩ Pramod Jhawar, chuyên gia về lồng ngực và soi phế quản, xác nhận: “Con cá vẫn còn sống cho đến lúc soi phế quản, khiến chức năng hoạt động của cả hai lá phổi bệnh nhân bị hạn chế, làm giảm lượng oxygen trong máu”. Ông cho biết đây là trường hợp đầu tiên ông gặp trong 20 năm hành nghề y.
Theo Trúc Lâm (Người lao động)
Nghề y không chỉ để mưu sinh!
Đạo làm thầy thuốc là một nhân thuật, chuyên lo trị bệnh cứu người. Người xưa đã khuyên dạy rất nhiều về y đạo, y đức của người thầy thuốc. Vì sao gần đây lại xảy ra quá nhiều chuyện đau lòng cho người bệnh mà lỗi lầm lại do thầy thuốc gây ra?
"Nếu như sai sót của thầy thuốc do yếu kém chuyên môn, không phát hiện được bệnh còn có thể châm chước, nhưng sai sót về tinh thần phục vụ, thái độ giao tiếp, ứng xử thì hoàn toàn không thể chấp nhận được mà phải có biện pháp xử lý nghiêm khắc".
Vì sao gần đây vấn đề y đức của thầy thuốc lại trở nên đáng báo động như vậy, thưa ông?
Người xưa răn dạy rất nhiều về y đạo, y đức, y nghiệp của người thầy thuốc. Còn hiện nay các sinh viên y khoa, các thầy thuốc có được học tập, rèn luyện về y đức không, thưa ông?
Phải chăng khâu tuyển sinh, đào tạo thầy thuốc còn nặng điểm số, chưa coi trọng chọn người đến với nghề vì tình thương đồng loại, vì tâm nguyện cống hiến cứu người, mà đơn giản chọn là do nghề y được xã hội trọng vọng, có thu nhập khá?
Thưa ông, làm thế nào để nâng cao hơn nữa y đức của người thầy thuốc? Làm sao để người bệnh khi đến bệnh viện là thật sự được đến nhà thương, được gặp những thầy thuốc biết đau với nỗi đau của người bệnh?
Thưa ông, từ năm 1996 Bộ Y tế đã ban hành quy định 12 điều về y đức. Thế nhưng vì sao trên thực tế vẫn còn không ít thầy thuốc chưa thấm nhuần và thực hiện được quy định này?
Ông có ý kiến thế nào về các quy định xử lý, chế tài thầy thuốc có sai phạm về y đức hiện nay?
Ở một số bệnh viện, nhiều trường hợp vi phạm y đức mới dừng lại ở việc nhắc nhở, khiển trách, mất thi đua, cắt thưởng... của người thầy thuốc. Tôi cho rằng đây chỉ là các biện pháp tạm bợ. Không thể lấy các hình thức xử lý này, kể cả phạt tiền, bắt bỏ tù, để răn đe và buộc các bác sĩ phải tuân thủ y đức, mà điều quan trọng là làm sao cho thầy thuốc nhận thức được sứ mệnh thiêng liêng, vẻ vang của mình. Khi đã ý thức được điều đó thì họ sẽ tự giác làm tốt sứ mệnh của mình.
Dù thế nào cũng không nên dùng "luật rừng" Vừa qua xảy ra nhiều vụ việc với những hành vi của thân nhân người bệnh làm xói mòn tình người, xói mòn tình cảm giữa bệnh nhân và thầy thuốc. Như vụ đập phá nhà bác sĩ ở Năm Căn, Cà Mau hay vụ sát hại bác sĩ ở Thái Bình, do người nhà nạn nhân bực tức xử lý theo kiểu giang hồ, vi phạm pháp luật. Chúng ta không bao che cho sai trái của thầy thuốc, nhất là những sai trái do thiếu tinh thần trách nhiệm, thái độ ứng xử thiếu tình người. Tuy nhiên, dù gia đình có mất mát to lớn thế nào cũng không nên sử dụng "luật rừng" để giải quyết bức xúc. Hãy để luật pháp làm nhiệm vụ của mình, không thể giải quyết theo kiểu thù hằn cá nhân. Nếu thầy thuốc có thiếu sót trong thái độ giao tiếp, hành xử công việc thì thân nhân nên trao đổi thẳng thắn với người có trách nhiệm tại bệnh viện. Và lãnh đạo bệnh viện cũng không nên bao che sai phạm mà cần chú ý lắng nghe, đối thoại trực tiếp và xử lý nghiêm minh thầy thuốc có sai phạm.
Theo Lê Thanh Hà
Tuổi trẻ
30 năm lặng thầm gắn bó với bệnh nhân phong Gần 30 năm gắn bó công việc với những bệnh nhân phong, ngần nấy năm bác Đào Phi Phụng hưởng trọn niềm vui, nỗi buồn cùng những số phận thiếu may mắn này. Nói về mình, bác chỉ mỉm cười: "Toàn những chuyện bình thường cả mà!". Bình dị mà cao cả Mái tóc bạc phơ, thân hình hao gầy và một nụ...