Ca bệnh tăng gần gấp 3, Mỹ lo “ác mộng” Covid-19 tái diễn
Số ca bệnh trung bình ghi nhận theo ngày ở Mỹ tăng gần gấp 3 lần chỉ trong 2 tuần khiến nhiều bệnh viện bắt đầu quá tải, và xuất hiện những lo ngại rằng viễn cảnh “ác mộng” Covid-19 có thể tái diễn.
Dù là một trong những nước tiêm chủng nhiều nhất thế giới nhưng Mỹ vẫn đang đối mặt với sự gia tăng số ca Covid-19 trong thời gian qua (Ảnh: Reuters).
AP đưa tin, số ca mắc mới trung bình trong 7 ngày tại Mỹ đã tăng lên con số 37.000, theo ghi nhận hôm 20/7, cao gần gấp 3 lần chỉ số ghi nhận hôm 6/7 (13.700), theo thống kê của đại học John Hopkins (Mỹ).
“Các nhân viên của tôi cảm thấy lo lắng”, Chad Neilsen, người đứng đầu khoa chuyên về bệnh lây nhiễm tại bệnh viện UF Health Jacksonville, Florida cho biết. Cơ sở y tế này đã phải hủy bỏ bớt các cuộc phẫu thuật sau khi số bệnh nhân Covid-19 nội trú chưa tiêm vắc xin đã tăng lên 134, so với mức 16 vào giữa tháng 5.
“Họ (nhân viên y tế tại UF Health Jacksonville) rất mệt mỏi. Họ lo ngại cơn ác mộng sẽ lặp lại lần nữa và có một số tức giận vì chúng tôi biết được rằng đây là tình huống có thể tránh được và vì nhiều người đang không tận dụng lợi ích của vắc xin”, ông Neilsen cho biết.
Video đang HOT
Giới chức y tế Mỹ nhận định, sự xuất hiện của biến chủng nguy hiểm Delta, cộng với việc nỗ lực tiêm chủng của Mỹ đang bị chậm lại, là nguyên nhân dẫn tới tình trạng số ca bệnh tăng trở lại. Hiện 56,2% dân số Mỹ đã tiêm ít nhất một liều vắc xin.
Tại Louisiana, các quan chức y tế thông báo có 5.388 ca Covid-19 mới hôm 21/7, mức ghi nhận trong 24h cao thứ 3 kể từ khi đại dịch bùng phát từ đầu năm ngoái. Số ca nhập viện tăng lên 844, so với hơn 600 hồi giữa tháng 6. Thành phố New Orleans kêu gọi người dân đeo khẩu trang khi ở trong nhà.
Bang Utah ghi nhận 295 trường hợp phải nhập viện vì Covid-19, con số cao nhất kể từ tháng 2. Bang này có khoảng 622 ca nhiễm mới mỗi ngày, gấp 3 lần so với hồi đầu tháng 6. Các dữ liệu y tế cho thấy, số ca bệnh tăng chủ yếu liên quan tới nhóm người chưa tiêm chủng.
Tiến sĩ James Williams, phó giáo sư về y học cấp cứu tại đại học Texas Tech, cho biết: “Không ai trong chúng tôi muốn trải qua điều này một lần nữa”. Ông Williams cho hay, các bệnh nhân ngày càng trẻ hơn, ở nhóm tuổi 20-40 và phần lớn là người chưa tiêm vắc xin.
Nhiều người Mỹ lo ngại tình hình dịch bệnh sẽ xấu đi trước diễn biến lây lan phức tạp của Covid-19 tại nước này (Ảnh: Reuters).
Tâm lý ngần ngại với vắc xin của người dân đã buộc nhiều nhà thờ phải vào cuộc. Mục sư Jeremy Johnson ở Missouri cho biết, sau khi nghe xong lý do mà nhiều giáo đoàn không muốn tiêm vắc xin, ông đã khuyên họ rằng việc tiêm chủng là được phép và đó là điều mà Kinh Thánh răn dạy.
Giờ đây, nhiều nhà thờ ở Missouri đang tổ chức các cơ sở tiêm chủng. Khoảng 200 lãnh đạo nhà thờ đã ký vào tuyên bố chung nhằm kêu gọi các con chiên tiêm chủng.
Ngoài ra, vấn nạn tin giả đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chương trình tiêm chủng của Mỹ. Jacob Burmood, 40 tuổi, sống tại thành phố Kansas, Missouri cho biết, mẹ của ông tham gia truyền bá các thuyết âm mưu về vắc xin dù cha dượng của Burmood đang phải nhập viện và thở máy. “Điều đó thật đáng buồn”, ông Burmood nói.
Trong khi đó, tại thành phố New York, nơi đã tiêm chủng đủ mũi cho 65% dân số trưởng thành, sự xuất hiện của Delta đang khiến số ca bệnh tăng mạnh trong thời gian qua. Giới chức New York kêu gọi những người chưa tiêm chủng “cần có trách nhiệm” với cộng đồng và xã hội.
Ấn Độ bán vaccine AstraZeneca với giá 5,3 USD/liều
Ngày 21/4, Viện Huyết học Ấn Độ cho biết sẽ bán vaccine ngừa COVID-19 AstraZeneca cho chính phủ các nước với giá 400 rupee (tương đương 5,3 USD) một liều, trong khi giá bán vaccine cho các bệnh viện tư là 600 rupee (tương đương 7,95 USD) một liều.
Vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca. Ảnh: TTXVN phát
Thông báo của viện trên lưu ý: "Do tính chất phức tạp và cấp thiết của tình hình, việc cung cấp vaccine riêng cho từng tổ chức là một thách thức. Chúng tôi hối thúc tất cả các tổ chức và cá nhân tiếp cận vaccine thông qua các cơ quan nhà nước và hệ thống chăm sóc y tế tư nhân".|
Ngoài ra, từ tháng 7 tới, nước này có thể tăng sản lượng của vaccine AstraZeneca lên 100 triệu liều/tháng, tăng đáng kể so với mức 60 - 70 triệu liều mỗi tháng hiện nay. Tuy nhiên, mốc tăng sản lượng này muộn hơn hai tháng so với mốc dự định ban đầu.
* Cùng ngày, Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha cho biết nước này sẽ tìm cách mua thêm khoảng 35 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 từ 2 hoặc 3 nhà sản xuất khác, ngoài việc mua 65 triệu liều vaccine đã được đặt mua.
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Thủ tướng Prayut Chan-o-cha nhấn mạnh điều này sẽ bổ sung cho việc chính phủ mua 65 triệu liều vaccine từ hai nhà sản xuất AstraZeneca và Sinovac Biotech. Trong số 35 triệu liều vaccine mới, 10 - 15 triệu liều sẽ do khu vực tư nhân mua để tiêm cho nhân viên của họ và điều này sẽ tiết kiệm tiền cho chính phủ.
Thái Lan bắt đầu chiến dịch tiêm chủng từ ngày 28/2 với ưu tiên dành cho những người thuộc nhóm nguy cơ cao là các chuyên gia y tế và những người tiếp xúc gần với bệnh nhân. Chiến dịch tiêm chủng của nước này ban đầu dựa vào việc nhập khẩu vaccine do công ty Sinovac Biotech có trụ sở tại Trung Quốc phát triển và sau đó sẽ sử dụng vaccine AstraZeneca do công ty Siam Bioscience ký hợp đồng sản xuất trong nước để tiêm chủng cho khoảng 35 triệu người.
Tính đến ngày 20/4, hơn 2,1 triệu liều vaccine ngừa COVID-19, trong đó có 117.000 liều vaccine AstraZeneca, đã đến Thái Lan. Tới nay, Thái Lan đã tiêm tổng cộng 712.610 liều vaccine ngừa COVID-19.
Bệnh viện Trung Quốc siết chặt an ninh sau loạt vụ tấn công bác sĩ Sau hàng loạt vụ tấn công bác sĩ, hàng trăm bệnh viện ở thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc đã cho lắp đặt hệ thống giám sát an ninh. Hơn 200 bệnh viện ở thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc đã cho lắp đặt các hệ thống đảm bảo an ninh ở các lối hàng lang nhằm ngăn chặn số vụ...