Ca bệnh hiếm gặp: Cấp cứu bệnh nhi bị xoắn đại tràng sigma
Ngày 21/11, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, các bác sĩ của bệnh viện vừa điều trị thành công ca bệnh hiếm gặp là bệnh nhân nam, 15 tuổi, được đưa vào phòng cấp cứu do xoắn đại tràng sigma.
Qua thăm khám được biết bệnh nhân đau bụng âm ỉ 2 ngày, sau đau tăng được đưa vào viện huyện điều trị và chuyển lên Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức trong tình trạng đau bụng cơn, nôn, không trung đại tiện, bụng trướng lệch trái, ấn đau.
Thăm khám bác sĩ nghi ngờ tắc ruột cho chụp phim có hình ảnh “mỏ chim”. Bệnh nhân được chẩn đoán xoắn đại tràng sigma, được thử tháo xoắn bằng cách dùng ống thông hậu môn nhưng thất bại nên được chỉ định mổ tháo xoắn và cố định lại đại tràng sigma. Sau mổ 3 ngày bệnh nhân đã đi ngoài và bắt đầu cho ăn cháo.
Hình ảnh xoắn đại tràng sigma ở bệnh nhi
Video đang HOT
Bác sĩ Hồng Quý Quân – Phó trưởng khoa phẫu thuật Nhi và Trẻ sơ sinh, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, xoắn đại tràng sigma là bệnh lý hiếm gặp ở trẻ em, thường gặp ở người già. Các yếu tố thuận lợi là bệnh lý Hirschsprung, bất thường về cố định đại tràng sigma và bệnh lý táo bón mạn tính. Do bệnh hiếm gặp ở trẻ em nên thường chẩn đoán muộn có nguy cơ hoại tử đại tràng.
Bác sĩ Quân cũng khuyến cáo, các bệnh nhân có biểu hiện tắc ruột như đau bụng cơn, nôn nên đến các bệnh viện chuyên về ngoại khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời. Với các bệnh nhi có táo bón nên được điều chỉnh chế độ ăn uống và dùng thuốc nếu cần.
Bất ngờ khi bác sĩ báo có thai ở lách, thế giới chỉ mới phát hiện 39 ca
Người phụ nữ 40 tuổi, từng đẻ thường 2 lần, đang đặt vòng tránh thai, đi khám vì chậm kinh rất bất ngờ khi bác sĩ báo có thai làm tổ ở lá lách.
Trường hợp này rất hiếm gặp, thế giới mới ghi nhận 39 ca.
Bác sĩ chuyên khoa II Đinh Quốc Hưng, Trưởng khoa Phụ Ngoại, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, cho biết bệnh nhân đã đặt dụng cụ tử cung 6 năm. Chị phát hiện chậm kinh 7 ngày, đau bụng âm ỉ 4 ngày trước khi đến bệnh viện tỉnh khám. Chỉ số BhCG của bệnh nhân tăng rất cao trong khi siêu âm đầu dò âm đạo không thấy thai trong tử cung.
Tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương (Hà Nội), các chỉ số sinh tồn như mạch, huyết áp của bệnh nhân bình thường, bụng mềm, đau nhẹ vùng mạng sườn trái lan ra thượng vị. Âm đạo có ra ít máu, cổ tử cung có dây vòng. Đặc biệt, kết quả siêu âm ổ bụng phát hiện trong nhu mô lách có túi thai, có tim thai.
Sau khi được chẩn đoán chửa ở lách, bệnh nhân được hội chẩn với chuyên khoa ngoại tiêu hóa của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội) và được chuyển sang phẫu thuật, mổ cắt khối thai và một phần lách. Bệnh nhân được xuất viện sau 7 ngày mổ. Một tháng sau theo dõi ngoại trú tại khoa Phụ ngoại, chỉ số BhCG của bệnh nhân trở về âm tính.
Ca bệnh rất hiếm gặp này được bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Trung ương báo cáo trong kỷ yếu Hội nghị Sản phụ khoa Việt - Pháp năm 2023 vừa diễn ra tại Hà Nội.
Lá lách là bộ phận nội tạng cơ thể nằm gần dạ dày, trên tuyến tụy và thận, cách rất xa khu vực tử cung, vòi trứng... Theo bác sĩ Hưng, chửa ở lách là trường hợp cực kỳ hiếm gặp trong các hình thái chửa ngoài tử cung, đây là hiện tượng thai làm tổ trên bề mặt hoặc trong nhu mô lách. Y văn thế giới ghi nhận có 39 trường hợp chửa ở lách.
Đáng nói, chửa ở lách khó chẩn đoán và cực kỳ nguy hiểm nếu không phát hiện sớm vì nguy cơ vỡ lách gây chảy máu trong, ảnh hưởng tính mạng bệnh nhân. Trong nhiều trường hợp có thể nhầm lẫn với vỡ lách, vỡ nhân chorio.
Các triệu chứng lâm sàng có thể gặp như hậm kinh, đau bụng âm ỉ hoặc đột ngột, dữ dội gây choáng nếu vỡ khối thai. Với bệnh nhân chửa ở lách, chỉ số BhCG thường rất cao, tăng liên tục sau mỗi lần xét nghiệm.
Tại Việt Nam, trường hợp mang thai ở lách đầu tiên được ghi nhận vào cuối năm 2017, tại Bệnh viện Thanh Nhàn (Hà Nội). Thời điểm đó, thế giới mới ghi nhận 9 ca tương tự.
Với các trường hợp chửa ở lách, phẫu thuật là bắt buộc, có thể lấy khối chửa cùng 1 phần lách nếu khối chửa không ăn sâu vào nhu mô lách hoặc cắt lách có khối chửa nếu khối thai nằm sâu, vị trí gây chả máu nhiều.
Chửa ngoài tử cung là hiện tượng khối thai làm tổ ngoài buồng tử cung, hay gặp nhất là chửa tại vòi tử cung. Khối thai càng di chuyển xa vùng tiểu khung càng hiếm gặp, như: Lách, cơ hoành.
Bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM) từng tiếp nhận một ca thai 22 tuần nằm trong gan phải của người mẹ. Bệnh viện Trung ương Huế khi siêu âm cho một thai phụ cũng phát hiện một thai bốn tuần nằm trong gan.
Xơ cứng bì - triệu chứng và phương pháp điều trị Xơ cứng bì là bệnh lý hiếm gặp, do chưa hiểu rõ nguyên nhân nên chưa có phương pháp chữa trị dứt điểm. Bệnh có khả năng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, gây suy giảm chất lượng cuộc sống, thậm chí có thể dẫn tới tử vong. Thăm khám bệnh nhân xơ cứng bì. Ca mắc bệnh xơ cứng bì đầu...