Ca bệnh điển hình chứng tỏ ngoài phổi, COVID-19 còn tổn hại tới tim

Theo dõi VGT trên

Hàn Quốc công bố một bệnh nhân mắc COVID-19 đầu tiên có phát bệnh về tim vào cuối tuần qua. Thông tin cho thấy virus SARS-CoV-2 thường gây bệnh liên quan tới hô hấp có thể có các triệu chứng phức tạp ở diện rộng hơn.

Ca bệnh điển hình chứng tỏ ngoài phổi, COVID-19 còn tổn hại tới tim - Hình 1

Ảnh minh họa

Tại Daegu, thành phố bị ảnh hưởng mạnh nhất của COVID-19 ở Hàn Quốc với 64% tổng số ca, một phụ nữ 21 tuổi không có tiền sử bệnh nền đã bị viêm cơ tim cấp tính do mắc COVID-19, Korea Herald cho hay.

Vào cuối tháng 2, khi được xác nhận là ca mắc COVID-19 nhẹ, nữ bệnh nhân trẻ tuổi ban đầu biểu hiện các triệu chứng điển hình của nhiễm virus SARS-CoV-2, trong đó có ho, đau họng, sốt và tiêu chảy, bác sĩ tim mạch Kim In-cheol – người đã điều trị cho bệnh nhân này, nói.

Tuy nhiên, khoảng 3 ngày sau khi được chẩn đoán mắc COVID-19, bệnh nhân 21 tuổi cảm thấy khó thở và phải đưa tới phòng điều trị đặc biệt của Bệnh viện Dongsan thuộc Đại học Keimyung – bệnh viện chuyên điều trị cho các bệnh nhân COVID-19 nặng hoặc nguy kịch.

Hình ảnh chụp cộng hưởng từ (MRI), X-quang và CT ngực của bệnh nhân cho thấy có dấu hiệu nhiễm trùng ở phổi cũng như ở tim, bác sĩ Kim In-cheol cho hay.

“Hình ảnh quét ngực của bệnh nhân cho thấy có một trái tim nở lớn và hình ảnh kiểu viêm phổi do virus, chẳng hạn như các tổn thương kính mờ” – bác sĩ nói. Theo bác sĩ, kích thước tim của bệnh nhân có sự biến động, tỉ lệ tim không cân xứng gây ảnh hưởng tới khả năng bơm máu.

Bệnh nhân này phải nhập viện một tháng, với khoảng 1/4 thời gian là trong phòng điều trị đặc biệt. Dù bệnh nhân đã hồi phục nhưng mức độ tổn thương tim do virus có thể kéo dài, bác sĩ cho biết.

Video đang HOT

Cũng theo bác sĩ Kim In-cheol, tại bệnh viện ông làm việc – nơi điều trị cho các bệnh nhân COVID-19 nặng – gần một nửa bệnh nhân có dấu hiệu tổn thương tim. Tỉ lệ tử vong cũng cao hơn với những bệnh nhân COVID-19 mắc vấn đề về tim.

Theo bác sĩ, “những người bị bệnh tim có nguy cơ bị nhiễm COVID-19 nặng”.

Ông chỉ ra, có 3 cách chính mà virus SARS-CoV-2 có thể gây tổn thương tim đối với bệnh nhân mắc COVID-19.

Đầu tiên là khi bệnh nhân có nồng độ oxy trong máu thấp, hoặc thiếu oxy. Dung lượng phổi của bệnh nhân cho trao đổi carbon dioxide để lấy oxy bị giảm, dẫn đến chấn thương cơ tim.

Thứ hai là một phản ứng miễn dịch cực độ được gọi là bão cytokine (cytokine storm) cuối cùng có thể gây tổn hại tới các mô khỏe mạnh, trong đó có cả mô ở tim của bệnh nhân COVID-19.

Cuối cùng, virus SARS-CoV-2 có thể tấn công trực tiếp vào cơ tim của người bệnh bằng cách liên kết với các thụ thể ACE2 trong tế bào tim.

Chuyên gia về bệnh truyền nhiễm Kim Woo-joo của Bệnh viện Đại học Hàn Quốc ở Guro, phia nam Seoul, giải thích, virus SARS-CoV-2 xâm nhập vào tế bào người bằng cách bám vào các ACE2. Các thụ thể này có không chỉ ở phổi mà còn ở thận, đường tiêu hóa và tim. Đó là lý do tại sao virus SARS-CoV-2 gây dịch COVID-19 có thể là nguyên nhân gây viêm các cơ quan khác ngoài phổi.

Một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm khác, bác sĩ Kim Tae Hyong của Bệnh viện Đại học Soonchunhyang ở trung tâm Seoul cho biết, viêm cơ tim do virus liên quan đến COVID-19 không phải là một phát hiện mới.

Theo ông, các loại virus đường hô hấp như cúm có thể gây ra các vấn đề về tim ở người bệnh. Tuy nhiên, các triệu chứng COVID-19 chủ yếu xuất hiện trong hệ thống hô hấp và không rõ virus này có cực kỳ gây hại về tim không.

Khi được hỏi liệu có các nhóm tuổi nhất định dễ bị nhiễm virus ở tim hơn không, ông cho biết, virus không dựa trên tuổi tác, nó ảnh hưởng tới cả người trẻ và người già.

THANH HÀ

Phát hiện triệu chứng mới kỳ lạ của COVID-19 ở bàn chân

Các nhà nghiên cứu phát hiện triệu chứng kỳ lạ của COVID-19 ở bàn chân của một số bệnh nhân.

Phát hiện triệu chứng mới kỳ lạ của COVID-19 ở bàn chân - Hình 1

Ảnh minh họa

Kể từ những ngày đầu tiên của đại dịch, các bác sĩ đã tìm kiếm cách phân biệt COVID-19 với các bệnh hô hấp tương tự khác. Bệnh nhân COVID-19 ho, sốt, và cảm thấy mệt mỏi - những triệu chứng tương tự cúm mùa, cảm lạnh thông thường và thậm chí dị ứng nghiêm trọng. Tìm kiếm các triệu chứng đặc biệt của COVID-19 đã được chứng minh là khó khăn.

Xét nghiệm là cách tốt nhất để xác định ai bị nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, nhưng các chuyên gia y tế ở Tây Ban Nha nghĩ rằng họ có thể vấp phải một dấu hiệu cảnh báo sớm khác, và đây không phải là dấu hiệu điển hình của các bệnh về đường hô hấp khác.

Các nhà nghiên cứu Tây Ban Nha phát hiện ra rằng một số bệnh nhân COVID-19 có những vết tổn thương nhỏ ở bàn chân có thể dễ dàng nhìn thấy.

Hội đồng chung các trường về chuyên khoa chân Tây Ban Nha ra tuyên bố giải thích các triệu chứng lạ xuất hiện. Chúng là những tổn thương màu tím, rất giống với bệnh thủy đậu, sởi hoặc cước tay chân, thường xuất hiện trên các ngón chân và thường tự lành mà không để lại dấu vết - tờ 7News đưa tin.

Tuyên bố có đoạn: "Nhiều trường hợp đang được quan sát ở các quốc gia khác nhau: Italia, Pháp, Tây Ban Nha... Một phát hiện gây tò mò bắt đầu lan truyền trong cộng đồng y tế từ ngày 8.4, chủ yếu giữa bác sĩ da liễu và bác sĩ chuyên khoa chân".

Tuyên bố cho biết, ngày càng phát hiện nhiều bệnh nhân COVID-19 có những triệu chứng kỳ lạ này, đặc biệt là ở trẻ em và thanh thiếu niên, tuy nhiên, nó cũng đã được phát hiện ở một số người lớn.

Hội đồng kêu gọi các trường đại học và các thành viên của mình cảnh giác vì đây có thể là dấu hiệu phát hiện COVID-19 để tránh lây nhiễm.

Truyền thông địa phương cho hay, nếu mối quan hệ giữa tổn thương ở chân và COVID-19 được chứng minh, nó có thể đóng vai trò là dấu hiệu phát hiện sớm của COVID-19 hoặc giúp chẩn đoán ở bệnh nhân không có triệu chứng.

Hội đồng vẫn tiếp tục nghiên cứu thêm về các bằng chứng khoa học của triệu chứng này.

Liên đoàn quốc tế các bác sĩ chuyên khoa chân mới đây cũng đã công bố một bài báo về trường hợp mắc COVID-19 đầu tiên có các tổn thương xuất hiện trên chân.

Ngày 8.3, một cậu bé 13 tuổi phát hiện những vết bầm đỏ trên bàn chân và ban đầu được cho là do nhện cắn. Tuy nhiên, đứa trẻ 13 tuổi sau đó đã xuất hiện các triệu chứng COVID-19 và sau khi tìm hiểu, các bác sĩ đã phát hiện ra chị gái và mẹ của cậu bị sốt, ho và khó thở 6 ngày trước khi cậu xuất hiện vết tổn thương ở chân.

KHÁNH MINH

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cô gái toát mồ hôi lạnh, đi cấp cứu sau khi ăn 4 con cua
10:44:32 04/11/2024
Nên ăn thịt đỏ hay thịt trắng?
15:22:30 04/11/2024
'3 giảm, 3 khỏe mạnh' - bí quyết sống khỏe 'hot rần rần' mạng xã hội Trung Quốc
14:51:43 04/11/2024
Tiết lộ sốc về nguyên nhân chính gây bệnh gout
17:57:15 04/11/2024
Răng xỉn màu làm cách nào để trắng sáng?
10:48:52 05/11/2024
Cách khắc phục da khô, đóng vảy mùa đông
19:08:12 03/11/2024
Loại virus lây từ mẹ khiến con có thể bị ung thư ở tuổi 20
10:31:38 04/11/2024
Thận trọng khi ăn hạt sen
10:33:17 04/11/2024

Tin đang nóng

Xót xa hình ảnh cuối cùng của nghệ sĩ Lê Phương vừa qua đời do va chạm xe tải
06:58:39 05/11/2024
Mẹ tôi làm con dâu suýt sẩy thai, sinh con xong vợ tôi dứt khoát ly hôn
07:28:14 05/11/2024
"Giáo sư tiên tri" dự đoán người đắc cử tổng thống Mỹ
06:17:23 05/11/2024
Bức ảnh tiên tri số phận bi đát của Triệu Vy, Lâm Tâm Như và Phạm Băng Băng mấy chục năm trước khiến netizen "lạnh sống lưng"
07:52:09 05/11/2024
"Kỳ Duyên ém mọi cái đến lúc quan trọng mới bung, sẽ khiến mọi người sửng sốt!"
07:13:17 05/11/2024
Nhìn cách nuôi con của vợ chồng Lee Byung Hun: Người yêu chiều, người nghiêm khắc... nhưng luôn cùng nhau làm điều này cho con
06:47:22 05/11/2024
Sao nam Việt mắc HIV đăng đàn nghi bị hãm hại
10:04:25 05/11/2024
Mẹ đơn thân suy sụp vì chồng tương lai bất ngờ đưa ra điều kiện muốn cưới phải góp 2 tỷ
07:09:40 05/11/2024

Tin mới nhất

Điều gì xảy ra với cơ thể khi bạn bỏ bữa?

11:05:05 05/11/2024
Bỏ bữa nhiều lần dẫn đến thiếu các chất dinh dưỡng thiết yếu như vitamin và khoáng chất, dẫn đến thiếu hụt chất dinh dưỡng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến các chức năng của cơ thể.

Chanh dây là loại trái cây nhiệt đới mang lại nhiều lợi ích sức khỏe

11:02:47 05/11/2024
Chanh dây rất giàu chất xơ và hỗ trợ đường ruột khỏe mạnh. Hàm lượng chất xơ cao duy trì nhu động ruột, giúp bạn luôn cảm thấy thoải mái. Do đó bạn nên thêm chanh dây vào chế độ ăn uống để cải thiện sức khỏe đường ruột.

Tránh xa thuốc lá, ngăn ngừa bệnh tật

10:53:09 05/11/2024
Với sự tuyên truyền tích cực của các cán bộ, y, bác sĩ bệnh viện, trên 80% người bệnh đã bỏ thuốc lá thành công, nâng cao hiệu quả điều trị, cải thiện sức khỏe.

Hút thuốc lá 10-20 năm, phổi đen kịt do hắc ín

10:51:01 05/11/2024
Tuy nhiên, hiện nay, sản phẩm TLĐT luôn được quảng cáo với hình ảnh diễn viên, thanh niên trẻ, đẹp. TLĐT thu hút giới trẻ bằng hình ảnh tiếp thị là những người hút thuốc có vẻ ngoài sành điệu, nhả khói các màu khác nhau.

Uống cà phê hòa tan mỗi ngày, giảm nguy cơ tiểu đường?

10:46:02 05/11/2024
Cà phê hòa tan được làm từ hạt cà phê nhưng đã loại bỏ hầu hết độ ẩm. Đây là một thức uống được tạo ra bằng cách thêm nước hoặc sữa vào bột cà phê xay. Hai kỹ thuật chính để tạo ra nó là sấy phun và sấy đông lạnh.

Nguyên nhân rụng tóc ở nam

10:43:28 05/11/2024
Bên cạnh đó, các vấn đề về sức khỏe như rối loạn tuyến giáp, thiếu máu, thiếu sắt, chế độ ăn thiếu protein cũng góp phần làm tăng nguy cơ rụng tóc. Những người mắc bệnh tiểu đường cũng nằm trong nhóm đối tượng dễ bị rụng tóc hơn.

Ngộ độc do tự pha nhầm thuốc diệt kiến để uống

10:40:59 05/11/2024
Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân nhiễm độc thuốc diệt kiến Pyretheroid giờ thứ nhất, chỉ định rửa dạ dày và dùng các thuốc giải độc. Sau 1 ngày điều trị, bệnh nhân tỉnh, các chỉ số sinh tồn ổn định.

Mỗi ngày nên ăn mấy quả táo đỏ khô?

10:38:12 05/11/2024
Viện này khuyến khích người dùng có thể kết hợp táo đỏ với các loại thảo dược khác như cam thảo hoặc gừng, giúp hỗ trợ tiêu hóa, giảm thiểu khả năng gây kích ứng dạ dày.

Cẩn trọng với phụ gia thực phẩm

10:35:01 05/11/2024
Với những loại phụ gia thực phẩm là hóa chất, ngay cả khi đã được cho phép cũng nên dùng càng ít càng tốt và nếu không thật sự cần thiết thì không nên dùng.

Viêm màng não mô cầu căn bệnh 'tử vong 24h' làm sao để phòng tránh?

10:32:36 05/11/2024
Trong đó, viêm màng não mô cầu xâm lấn là một dạng viêm màng não do vi khuẩn não mô cầu gây ra có thể tấn công bất cứ ai. Theo Cục Y tế Dự phòng, ổ chứa của vi khuẩn não mô cầu trong tự nhiên là người.

Ăn mướp đắng có tác dụng gì?

10:29:34 05/11/2024
Mướp đắng có thể ăn sống, nhưng rất đắng. Quả thường được nấu chín và sử dụng trong các món ăn hoặc trà. Chiết xuất mướp đắng cũng được sử dụng làm thuốc.

5 loại thực phẩm người bị mỡ máu cao cần tránh

10:17:09 05/11/2024
Nếu bạn thích độ giòn của đồ chiên, hãy sử dụng nồi chiên không dầu và cho đồ ăn vào một ít dầu ô liu. Hoặc cũng có thể nướng các loại thực phẩm như khoai tây và thịt gà trong lò nướng cho đến khi món ăn có màu vàng nâu.

Có thể bạn quan tâm

Trang phục đẹp nhất trong ngày lạnh với váy midi và áo khoác

Thời trang

11:24:02 05/11/2024
Nguồn cảm hứng phong cách cho mùa đông 2024 đã chứng minh cách mặc váy midi cực hợp mắt không chỉ với áo khoác dài mà còn cả áo ngắn, áo khoác da và áo khoác bomber.

Khán giả chi hàng chục triệu đồng cho concert "Anh trai" tại Hà Nội

Nhạc việt

11:16:04 05/11/2024
Sự kiện âm nhạc Anh trai say hi và Anh trai vượt ngàn chông gai tạo sức hút mạnh mẽ tại Hà Nội. Người hâm mộ sẵn sàng chi hàng chục triệu đồng để mua vé dù Ban tổ chức chưa chính thức mở bán.

Thân hình gầy gò, thiếu sức sống của Triệu Lộ Tư gây sốc

Hậu trường phim

11:08:39 05/11/2024
Tại buổi ra mắt phim Châu Liêm Ngọc Mạc , Triệu Lộ Tư không chỉ gây chú ý với mái tóc tóc bob khiến cô trông chững chạc hơn hình bình thường mà còn để lộ vóc dáng mỏng dính.

Nhan sắc nữ diễn viên gây "ức chế" trong phim "Hoa sữa về trong gió"

Sao việt

11:03:32 05/11/2024
Ngoài đời, HUyền Sâm không chỉ xinh đẹp, thành công, cô còn có tổ ấm hạnh phúc bên ông xã hơn 10 tuổi, là lãnh đạo Nhà hát Kịch nói Quân đội.

Tỷ lệ đặt cược ông Trump chiến thắng tăng mạnh ngay trước bầu cử

Thế giới

10:42:38 05/11/2024
Cơ hội chiến thắng của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc đua vào Nhà Trắng với Phó Tổng thống Kamala Harris hiện là 58%, theo nền tảng đặt cược trực tuyến Polymarket.

Thứ 3 ngày 5/11/2024: Bạch Dương ưu tiên sự nghiệp, Bảo Bình nên tôn trọng người khác

Trắc nghiệm

10:29:31 05/11/2024
Tử vi 12 cung hoàng đạo đầy đủ nhất ngày 5/11/2024, tử vi ngày mới nhận định về công việc, tài chính, tình duyên, sức khỏe của 12 cung hoàng đạo.

Hà Nội: Người dân kể phút chạm mặt "quái xế", thoát chết trong gang tấc

Pháp luật

10:24:17 05/11/2024
Nhiều người dân sống ở khu vực quận Hoàn Kiếm cho biết, thường xuyên gặp cảnh đoàn đua xe ngông cuồng nẹt pô, lạng lách đánh võng giữa phố.

Vợ giận bỏ về nhà mẹ đẻ, tôi mượn rượu giải sầu đến khuya, tỉnh dậy thì 'hồn vía lên mây' khi thấy người phụ nữ này đang nằm cạnh

Góc tâm tình

10:20:57 05/11/2024
Đúng lúc cô hàng xóm cũng tỉnh lại quay sang nhìn tôi. Tôi bình tĩnh lại nhìn rõ tình trạng cả tôi và cô ấy đều không mặc gì.

Khách Việt thất vọng sau bữa ăn phải chờ 5 tiếng tại quán trứ danh Thái Lan

Ẩm thực

10:16:08 05/11/2024
Xếp hàng từ 10h tới hơn 15h mới tới lượt vào quán để ăn món trứng chiên cua nổi tiếng ở Bangkok, anh Hiếu thấy thất vọng vì không ngon như tưởng tượng. Cuối cùng anh chỉ ấn tượng món rau xào.

6 loại nước ép tăng cường đốt cháy chất béo giúp giảm cân nhanh hơn

Làm đẹp

10:14:43 05/11/2024
Thêm mật ong vào thức uống này, uống khi đói vào buổi sáng, để hỗ trợ chương trình giảm cân, duy trì mức năng lượng. Không chỉ thúc đẩy quá trình trao đổi chất, nước ép này còn mang lại cho bạn làn da sáng mịn.

Vụ xe ben lùa nhiều phương tiện ở Bình Dương: Tài xế khai hệ thống phanh không hoạt động

Tin nổi bật

10:09:33 05/11/2024
Khi xe đi đến đoạn ngã tư giao nhau với đường Tố Hữu (phường Uyên Hưng,TP Tân Uyên) thì bất ngờ tông vào 4 ô tô và 1 xe máy đang dừng chờ đèn đỏ phía trước.