Cá bè trên sông Tiền chết nhiều, chưa rõ nguyên nhân
Nhiều bè cá của các hộ dân trên sông Tiền chuẩn bị thu hoạch thì bị chết nhiều chưa rõ nguyên nhân.
Tình trạng này kéo dài hơn nửa tháng nay khiến người nuôi đứng trước nguy cơ thua lỗ.
Từ cuối tháng 4 đến nay, nhiều bè điêu hồng trên sông Tiền ở cồn Thới Sơn, cồn Tân Long, TP Mỹ Tho có tỷ lệ cá chết nhiều. Cá nuôi bị nổ mắt, nổi lừ đừ trên mặt nước rồi chết. Theo người dân việc cá chết trong các vụ nuôi vẫn xảy ra, tuy nhiên năm nay cá chết bất thường hơn, thời gian chết kéo dài.
Cá bè trên sông Tiền bị chết nhiều chưa rõ nguyên nhân
Tại bè cá của ông Mai Sinh Nhựt (ấp Tân Thạnh, xã Thới Sơn) hiện nuôi 6 bè cá. Theo ông Nhựt cá nuôi trong lồng bè của ông bắt đầu chết từ giữa tháng 4 đến nay. Cá chết trong giai đoạn chuẩn bị thu hoạch, mỗi ngày có gần 30 kg cá điêu hồng bị chết, tăng từ 5-6 lần so với trước đây. Theo ông Nhựt, có thể do độ mặn trong nước sông Tiền tăng cao, kết hợp nắng nóng và mật độ nuôi dày làm cá thiếu ôxy dẫn đến bệnh và chết.
Video đang HOT
“Cá chết nhiều hơn lúc bình thường do nước mặn, lưới lồng bè bị đóng rong bít kín, cá không thở được ngộp chết. Giá cá thương phẩm hiện nay rất bấp bênh còn 30.000 – 31.000 đồng/kg. Với giá này người nuôi không có lời, thêm cá chết nữa thì thua lỗ nặng”- Ông Nhựt than thở.
Cũng tại khu vực sông Tiền ở xã Thới Sơn, nhiều bè cá của nhiều hộ khác cũng bị chết tương tự. Người dân cho biết, số lượng cá chết tăng theo từng ngày. Nhiều lồng bè nuôi cá điêu hồng có gần 40% sản lượng cá bị chết.
Trước thực trạng trên, trong những ngày qua cán bộ Chi cục Thủy sản phối hợp với Chi cục chăn nuôi và Thú y tỉnh Tiền Giang cũng đã đến khu vực nuôi cá bè của người dân trên sông Tiền đo độ mặn, lấy mẫu nước và mẫu cá chết về xét nghiệm tìm hiểu nguyên nhân.
Trước mắt, ngành chuyên môn khuyến cáo người dân thu hoạch đàn cá bè đến lứa, khan thưa lồng bè. Đối với cá bị chết thì khẩn trương vớt, tiêu hủy để tránh ô nhiễm môi trường và lây lan mầm bệnh.
Người dân nghi ngờ do nước mặn, rong đeo bám thành lưới lồng bè, khiến cá ngộp ô xy bị chết
Theo kết quả quan trắc độ mặn trên sông Tiền khu vực nuôi bè ở TP. Mỹ Tho từ đầu tháng 4 đến ngày 7-5-2020, độ mặn nước dao động từ 4,2 – 7,5 g/l. Trong khoảng độ mặn này, ngành chức năng chưa ghi nhận cá diêu hồng nuôi bè bị thiệt hại
Trên khu vực sông Tiền (TP.Mỹ Tho) có khoảng hơn 800 bè cá, từ đầu năm đến nay người dân thả nuôi 533 bè với gần 10 triệu con giống. Mật độ thả nuôi trung bình từ 100-150 con/m3, thời gian nuôi khoảng 6-7 tháng thu hoạch sản lượng trên trên 7,5 tấn cá/1 bè.
Doanh nghiệp và ngư dân "kêu cứu" vì thiếu nơi neo đậu tàu thuyền
Gần đây, nhiều doanh nghiệp, ngư dân rất bức xúc vì tại sông Tiền khu vực TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang thiếu nơi neo đậu cho tàu thuyền.
Từ năm 2015 đến nay, khi triển khai dự án xây dựng bờ kè ven sông Tiền, thuộc Thành phố Mỹ Tho thì các bến bãi ven sông bị xóa bỏ. Hàng trăm phương tiện như: tàu cá, sà lan... không còn nơi neo đậu ổn định.
Sau một chuyến hoạt động, khi dừng chân, các phương tiện này phải neo đậu tràn lan trên sông Tiền, ven cồn Tân Long, cồn Thới Sơn, thậm chí đậu giữa sông, cặp chân cầu Rạch Miễu... vi phạm luồng hàng hải, gây bất ổn giao thông đường thủy. Trong khi đó, tỉnh Tiền Giang đã có dự án nạo vét một khu vực sông Tiền thuộc địa bàn phường Tân Long để làm khu neo đậu tàu thuyền nhưng đến nay chưa được triển khai.
Hàng chục sà lan "khủng" phải neo đậu gần phạm vi an toàn của chân cầu Rạch Miễu.
Ông Nguyễn Văn Như, chủ tàu cá ở phường 4, TP. Mỹ Tho cho biết, do không có bến neo đậu nên tàu cá của ngư dân phải đậu tràn lan ngoài giữa sông Tiền và cồn Thới Sơn rất bất tiện.
"Hiện nay, tàu cá, sà lan phải đậu giữa sông hay phía bên kia sông. Mỗi lần muốn đi qua TP. Mỹ Tho mua đồ đạc, tàu bè tăng thêm chi phí, tăng gánh nặng cho người dân, cho chủ phương tiện, ngư phủ. Như vậy, tôi đề nghị tại các khoảng trống gần bờ kè sông Tiền có thể làm bến đậu cách bờ 20m, xung quanh bờ kè có thể cắm thêm một số cây trụ cho tàu bè đậu, sẽ an toàn và đỡ chi phí cho người dân"./.
Theo Nhật Trường/VOV-ĐBSCL
Thích ứng với hạn, mặn Ngay từ rất sớm, các cơ quan chức năng đã nhận định, mùa khô năm 2019-2020, Đồng bằng sông Cửu Long sẽ hứng chịu xâm nhập mặn gay gắt, thậm chí hơn cả mùa khô 2015-2016. Thậm chí, xâm nhập mặn ở khu vực này đến sớm ngay trong các tháng cuối năm 2019 và sẽ cao hơn, gay gắt hơn nhiều so...