Cá ba thú nướng muối ớt – rẻ mà ngon
Dùng đũa giẽ miếng thịt cá, gắp vài cọng rau sống, miếng bún cuốn lại chấm vào chén nước mắm me đặt lên miệng nhai từ từ…Vị dai, ngọt, béo thơm của thịt cá hòa lẫn mùi thơm của rau sống lan tỏa vào lưỡi và len vào tận chân răng…
Cá ba thú cùng họ với cá bạc má, nhưng trọng lượng nhỏ hơn. Theo các ngư dân cho biết, cá ba thú là loại cá nhỏ (khoảng 3 ngón tay trở lại); còn loại cá lớn (từ 3 ngón tay trở lên) gọi là cá bạc má.
Thịt cá ba thú thơm ngon và lại rẻ, nên được các bà nội trợ ưa chuộng để chế biến các món ăn như: chiên tươi, kho tộ, kho mía, kho dưa cải, hấp.v..v…, nhưng ấn tượng nhất đối với tôi là: Cá ba thú nướng muối ớt.
Cá ba thú mua ở chợ lựa cá còn tươi (không bể bụng) đem về làm sạch, để ráo. Dùng dao bén xẻ xéo vài vạch bên thân để ướp cá mau ngấm. Trước hết, ướp gia vị (muối hột rang đâm nhuyễn cùng với ớt hiểm xanh bột ngọt) vào cá cho vừa khẩu vị. Đây là khâu tinh tế và quan trọng nhất để món nướng đạt được chất lượng thơm ngon và hấp dẫn (không được mặn quá, mất ngon). Chờ khoảng 15 phút cho cá ngấm. Đặt cá lên vỉ than hồng nướng với ngọn lửa liu riu, trở cá chín vàng đều 2 mặt. Sau cùng, gắp cá ra cho vào đĩa.
Chuẩn bị rau ăn kèm gồm: dưa leo, rau thơm, đọt choại, chuối chát, khóm (dứa) đọt bằng lăng, đọt bứa, đọt xoài…, cùng chén nước mắm me (hoặc nước mắm tỏi ớt), đĩa bún trắng ngần vào nữa là xong!.
Đặt miếng bánh tráng nhúng trong lòng bàn tay. Dùng đũa giẽ miếng thịt cá, gắp vài cọng rau sống, miếng bún cuốn lại chấm vào chén nước mắm me đặt lên miệng nhai từ từ…Vị dai, ngọt, béo thơm của thịt cá hòa lẫn mùi thơm của rau sống lan tỏa vào lưỡi và len vào tận chân răng…. Thêm một chút “men cay” để tăng phần hưng phấn, chắc chắn bạn sẽ không bao giờ quên một món ăn “rẻ mà ngon” của miệt biển.
Theo VNE
Video đang HOT
Hấp dẫn món bánh xèo miền Nam
Nhiều nhà ở miền Nam có tục đổ bánh xèo ăn đầu năm để lấy hên và là lý do để cả nhà ngồi sum họp sau một năm xa quê đi làm việc.
Bánh xèo miền Nam làm không khó. Các nguyên liệu đổ bánh gồm bột gạo, bột nghệ, thịt, tôm, trứng cùng giá sống. Rau ăn kèm là rau thơm, cải, xà lách, diếp cá. Nước mắm ăn thường là nước mắm chua ngọt có đâm tỏi.
Mỗi người một công đoạn, từ lặt rau, rửa tôm thịt cho đến pha bột, đổ bánh. Với 12 người ăn no cần khoảng 5 lon bột gạo. Chảo dầu bắt lên sôi sùng sục, cho khoảng chục miếng thịt nạc vào xào cho bắt mùi chừng nửa phút thì đổ nước bột vào. Nước bột lúc này đã được trộn với nước kèm một ít đậu xanh đâm nhuyễn cùng hành lá cho bắt mắt.
Khi bột chín thì cho giá và tôm vào, xong lật nửa bánh lại, đảo qua một vòng lửa rồi cho ra đĩa. Tùy theo kích thước chảo tròn mà mỗi nhà có thể cho ra các loại bánh xèo to hay nhỏ.
Bánh ăn được kẹp với bánh tránh nhúng nước hay kẹp với lá cải hay xà lách trồng trong vườn để đảm bảo hợp vệ sinh. Cho vài miếng rau thơm, diếp cá vào cùng với bánh, xong cuộn tròn lại và chỉ việc đưa lên miệng thưởng thức.
Bánh xèo màu vàng được đổ trong hình dáng lớn mang biểu tượng sung túc, niềm vui và tiền bạc vào nhà nhiều như nước trong năm mới. Và người ăn phải gắng ăn nhiều, ít nhất phải hết 1 cái, nhiều thì 2-3 cái là sẽ có phước lộc.
Vì thế, phong tục đổ bánh xèo đầu năm mới cùng với việc gói bánh chưng, làm thịt kho trứng với nước dừa, gỏi chua ngọt, khổ qua nhồi thịt của người miền Nam là nét văn hóa đặc trưng cho vùng đất hiền hòa, đầy nắng ấm quanh năm này.
Đầu xuân, hãy cùng vào bếp cùng với một gia đình người miền Đông Nam Bộ ở huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu để cùng thưởng thức nét độc đáo của các giai đoạn làm bánh xèo đầy hấp dẫn - khó cưỡng lại với những ai mê ẩm thực.
Trộn bột đổ bánh xèo
Rau tươi trong vườn là nguồn nguyên liệu chính sạch và tốt cho sức khỏe
Trước khi đổ bánh, trộn thịt heo vào chảo dầu đang sôi
Bánh phải được đổ không quá dày
Bánh được đổ liên tục để nhiều người ăn
Nướng thịt vịt và thịt heo để ăn kèm bánh xèo
Những miếng thịt to kích thích vị giác
Buổi tiệc bánh xèo đã chuẩn bị sẵn sàng
Cho bánh xèo, rau vào bánh tráng
Bàn tay khéo léo của thiếu nữ miền Nam cuốn bánh xèo
Buổi tiệc đầu xuân ăn bánh xèo vàng lấy hên cả năm
Theo Dân tri
Món ăn mùa lạnh của người Nam Cứ đến độ tháng 10, khi ngoài Bắc trời bắt đầu chuyển lạnh, người miền Nam lại cùng nhau thưởng thức những món ăn ngày đông. Lẩu, xào, chiên, nướng, hầm, om... Dù thời tiết không phân định rõ thành 4 mùa: Xuân - Hạ - Thu - Đông như miền Bắc nhưng người miền Nam vẫn giữ đúng quan niệm của người...