Cả ba chỉ số chính của Phố Wall đều giảm điểm trong tuần qua
Chứng khoán Mỹ giảm mạnh trong phiên giao dịch ngày 3/6, khiến cả ba chỉ số chính đều giảm trong cả tuần qua, sau khi số liệu việc làm tốt hơn dự đoán trong tháng Năm đã củng cố những đồn đoán về các đợt nâng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ ( Fed) trong những tháng tới.
Khép lại phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 348,58 điểm, hay 1%, xuống 32.899,70 điểm, qua đó kết thúc tuần qua với mức giảm 0,9%. Chỉ số tổng hợp S&P 500 giảm 68,28 điểm, hay 1,6%, xuống 4.108,54 điểm, đánh dấu mức giảm 1,2% cho cả tuần. Còn chỉ số công nghệ Nasdaq Composite cũng để mất 304,16 điểm, hay 2,5%, và đóng phiên 3/6 ở mức 12.012,73 điểm, kết thúc tuần qua với mức giảm 1%.
Số việc làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp đã 390.000 việc làm trong tháng Năm, cao hơn dự đoán tăng 328.000 việc làm. Tỷ lệ thất nghiệp vẫn ổn định ở mức 3,6% trong tháng trước và mức tăng trưởng tiền lượng đã giảm từ 5,5% trong tháng trước đó xuống 5,2%.
Video đang HOT
Ông Matt Peron, giám đốc nghiên cứu của công ty quản lý đầu tư Janus Henderson Investors ( Vương quốc Anh), cho rằng dù đây là dấu hiệu cho thấy lạm phát đang đạt đỉnh, nhưng mức tăng tiền lương này vẫn còn quá cao. Vì thế, khả năng Fed nâng lãi suất sẽ vẫn là “cơn gió ngược” đối với thị trường.
Phó Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Lael Brainard tiếp tục bày tỏ thái độ cứng rắn trong vấn đề lạm phát, khi cho biết Fed sẽ tiếp tục tăng lãi suất đến hết tháng Chín.
Trước đó, sau kỳ nghỉ lễ từ cuối tuần trước kéo dài đến hết ngày 30/5, chứng khoán Mỹ đã giảm điểm hai phiên liên tiếp 31/5 và 1/6, giữa bối cảnh tâm lý lo lắng của giới đầu tư về lạm phát, kế hoạch tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và niềm tin người tiêu dùng suy yếu, đã ngăn thị trường kéo dài đà tăng của tuần trước.
Sau đó, Phố Wall đã đảo chiều tăng điểm trong phiên 2/6 trước khi số liệu việc làm được công bố, trong bối cảnh thị trường đang quan tâm đến tác động của lạm phát và chính sách tiền tệ.
Chuyên gia Brad Bechtel thuộc ngân hàng đầu tư Jefferies của Mỹ nhận định thị trường cổ phiếu đã có mức tăng hiếm hoi trong tuần trước song lại ở trong trạng thái phòng thủ trong tuần này. Theo ông Bechtel, thị trường sẽ dao động qua lại trong vài tháng tới cho đến khi nhà đầu tư có được một số bằng chứng chắc chắn cho thấy lạm phát đang giảm xuống.
Chiều 9/9, chứng khoán châu Á phần lớn giảm điểm
Trong phiên giao dịch chiều 9/9, chứng khoán châu Á phần lớn giảm điểm giữa những lo ngại về sự lây lan của biến thể Delta gây dịch COVID-19.
Chỉ số chứng khoán KOSPI của Hàn Quốc. Ảnh tư liệu: YONHAP/TTXVN
Sau khi trải qua một đợt tăng mạnh vào đầu tháng này, các thị trường chứng khoán đã chững lại sau khi các nhà giao dịch đánh giá lại triển vọng tăng trưởng trong năm nay trước sự gia tăng số ca mắc COVID-19 do biến thể Delta.
Chốt phiên này, tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 của thị trường Tokyo giảm 0,6% xuống 30.008,19 điểm. Tại Trung Quốc, chỉ số Hang Seng của thị trường Hong Kong giảm 2,3% xuống 25.716,00 điểm, trong khi chỉ số Shanghai Composite tăng 0,5% lên 3.693,13 điểm.
Các nhà giao dịch cho biết phiên này chứng khoán Hong Kong giảm mạnh sau khi Bắc Kinh siết chặt quy định đối với các công ty kinh doanh game để ngăn chặn tình trạng cạnh tranh không lành mạnh thậm chí độc quyền trong ngành.
Đầu tháng này, Cục Xuất bản và Báo chí Quốc gia Trung Quốc ra thông báo giảm mạnh số giờ chơi game trực tuyến của trẻ em xuống chỉ còn 3 giờ mỗi tuần, động thái mới nhất nhằm kiểm soát các tập đoàn công nghệ tại thị trường game lớn nhất thế giới này.
Những thông báo trên đã khiến giá cổ phiếu của các tập đoàn công nghệ như NetEase, Tencent, Alibaba và JD.com đều giảm mạnh.
Trong phiên đêm trước, cả ba chỉ số chính của Phố Wall đóng phiên trong sắc đỏ sau khi một báo cáo cho thấy tăng trưởng kinh tế Mỹ "giảm nhẹ" trong tháng 7 - 8/2021.
Theo báo cáo Sách Be của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) công bố ngày 8/9, tăng trưởng kinh tế Mỹ chững lại trong tháng Bảy và tháng Tám, do tình trạng thiếu lao động và nguyên liệu, cũng như những lo ngại về sự lây lan nhanh của biến thể Delta.
Khi tình trạng thiếu lao động và nguyên liệu khiến lương và giá cả tăng ở một số khu vực, đà phục hồi chậm hơn của nền kinh tế cũng thể làm tăng khả năng Fed trì hoãn kế hoạch rút lại các biện pháp kích thích.
Tại thị trường trong nước, kết thúc phiên giao dịch 9/9, chỉ số VN - Index tăng 10,37 điểm (0,78%) lên 1.343,98 điểm, còn chỉ số HNX - Index tăng 3,17 điểm (0,91%) lên 350,44 điểm.
Phố Wall chứng kiến chuỗi tuần giảm điểm kéo dài nhất trong nhiều thập kỷ Liên tiếp giảm trong hầu hết các phiên giao dịch vừa qua, Phố Wall chứng kiến chuỗi tuần giảm điểm kéo dài nhất trong vài thập kỷ. Chỉ số chứng khoán đỏ sàn New York, Mỹ ngày 9/5/2022. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN Ngay từ đầu tuần này (phiên 16/5), thị trường chứng khoán Mỹ đã "đỏ sàn" sau khi số liệu kinh tế...