Cá Anh Vũ ngon đến cỡ nào mà nhiều người nức nở “trên đời không có sản vật nào sánh bằng!”
Món ăn làm từ loài cá này đã được dâng lên cho vua Hùng từ 2000 năm trước Công nguyên. Từ xa xưa, có một loài cá chỉ xuất hiện ở vài vùng sông nước. Sở hữu hình dáng kỳ dị, loài cá này chỉ dùng để mang tiến vua, dân thường đâu có được ăn.
Được xem là loài có vị thịt thơm ngon, đậm đà nhất trong các loại cá nước ngọt, ấy là cá Anh Vũ.
Tương truyền, cá Anh Vũ xuất hiện ở nước ta từ 2000 năm TCN. Đến khoảng thế kỷ XIV, tức đời Hùng Vương thứ 3, một ngư dân bắt được cá Anh Vũ tại khu vực sông Lô, liền mang tiến vua. Trông lạ mà ăn ngon, vua cho đây là loài cá quý hiếm, và từ ấy, người dân bắt được đều phải mang dâng lên.
Trong Đại Nam Thống Nhất Chí có ghi: “Cá Anh Vũ còn có tên Giả Ngư, sinh sống ở ngã ba sông Bạch Hạc. Hàng năm, cứ đến mùa rét mới có. Vị cá rất ngon mà bổ. Từ sông Bạch Hạc trở xuôi thì không có nữa”. Đặc biệt hơn, trong Dư Địa Chí, Nguyễn Trãi còn viết: “Cá Anh Vũ được dùng làm vật cúng tế thần linh…”.
Cá Anh Vũ – “Văn Lang đệ nhất ngư” quá hiếm
Cá Anh Vũ khó săn bắt, không dễ tìm, chuyên sống dưới hang đá ngầm. Năm 1992, Bộ Khoa học – Công nghệ và Môi trường đã ghi nhận cá Anh Vũ trong sách đỏ Việt Nam phần động vật, là loài có nguy cơ tuyệt chủng cần được bảo vệ.
Tưởng chừng như phải nói lời chào với loài cá quý này, nhưng may mắn đã có một hộ gia đình bảo tồn và thuần phục loại cá này trên đỉnh Ái Au khá tiềm năng. Núi Ái Au quanh năm xanh tốt, nước suối trong lành, tuy vậy việc chăn nuôi loài cá này vô cùng khó khăn vì chúng rất kén môi trường sống.
Giá cá Anh Vũ không phải hạng “xoàng” 1 hay 2 triệu mà có thể lên tới hàng chục triệu đồng. Cá Anh Vũ rất khó bắt vì chúng chỉ sống dưới hang đá sâu ở khu vực đáy sông. Thợ lặn phải dùng dụng cụ chuyên biệt xuống dưới hang để vây bắt.
Do chỉ ăn rong rêu, tảo, đặc biệt là tảo lục và tảo khuê cùng các sinh vật phù du nên thịt cá rất chắc, ngọt, các loài cá khác khó sánh bằng.
Trong quá trình nuôi cá, loài ăn thực vật đạm cao hoặc động vật mới có thể có kích thước to nhanh chóng. Nhưng cá Anh Vũ là loài ăn rong rêu nguyên bản, nên chậm lớn và kích thước nhỏ. Kích thước cá to phải mất rất nhiều năm.
Cá Anh Vũ chất lượng nhất vẫn thuộc về vùng Bạch Hạc đất Tổ, nhưng cũng có một vài nơi khác có xuất hiện nuôi loại cá này. Để thực khách phân biệt được cá Anh Vũ ở mỗi nơi khác nhau, chỉ cần để ý ngoại hình cá một chút.
Cá Anh Vũ vùng Bạch Hạc nhỏ nhất trong các loài cá Anh Vũ, tuy nhiên, phần môi dày bành rõ nhất. Vảy cá ánh xanh xếp đều từ vùng bụng đến vây lưng. Khi còn nhỏ chúng có sắc vàng ánh đồng, khi trưởng thành, cá Anh Vũ có vây ánh đỏ.
Cá Anh Vũ khu vực sông Serepok, Tây Nguyên. Cá Anh Vũ ở đây giống cá chép hơn, phầm mõm cá sần sụn nhưng không đặc trưng như cá Anh Vũ ở vùng Bạch Hạc.
Cá Anh Vũ đầu vàng miệng nhỏ hơn hẳn hai loại cá Anh Vũ trên. Phần đầu có xu hướng giống cá La Hán.
Video đang HOT
Sản vật tiến vua đặc biệt
Cá Anh Vũ có ngoại hình hơi kỳ dị. Ấn tượng là phần môi cong dày đầy đặn, được miêu tả là “thân cá chép, mép lợn con”. Loài cá quý hiếm này chỉ sống ở những nơi nước chảy xiết, dùng chiếc môi cong dày ấy để cạp rong rêu.
Cho nên, môi trên của cá ngày càng bành ra để thích ứng với việc kiếm ăn rong rêu ở vách đá. Lâu dần, môi sần thành sụn, đó cũng là phần quý giá bậc nhất của cá. Người ta đồn rằng, phần sụn của môi cá Anh Vũ mang đi hầm cách thủy với mật ong có tác dụng cường dương “vô dịch”.
Tuy vậy, phần ngon ấn tượng phải nói đến lòng cá. Người được thưởng thức rồi luôn dành từ có cánh rằng ngon đến mức “trên đời không có sản vật nào sánh bằng”.
Hàng năm, cứ mỗi khi thời tiết se se lạnh, nhiều sương mù, cá Anh Vũ lại ra kiếm ăn nhiều. Khi ấy, người dân bắt loài cá quý giá này để chế biến món ăn.
Nhiều người có kinh nghiệm cho rằng, cá Anh Vũ ngon nhất vẫn là hấp. Cá Anh Vũ được làm sạch, sau đó ướp gừng và một số loại gia vị vào bụng, thêm chút nước mắm. Sau đó, cuốn cả con cá vào một tấm lá gừng và hấp cách thủy. Làm như vậy, cá sẽ được vị ngọt nguyên bản, thơm ngon, bổ dưỡng.
Thịt cá chín được dùng kèm với chuối xanh, khế xanh, rau thơm các loại kèm bánh tráng.
Tại nhiều quán ăn có bán chả cá Anh Vũ, thường được chế biến từ cá Anh Vũ đầu vàng, có giá thành rẻ hơn các loài cá Anh Vũ khác. Miếng cá ướp đượm, vàng ươm với nghệ, để trong chảo nóng với dầu, thêm hành thì là cắt khúc, chấm cùng mắm tôm cũng hết vị. Ăn kèm có thêm bún chanh.
Gợi ý cách làm món chả cá Anh Vũ
Nguyên liệu cần thiết
- Phi lê cá Anh Vũ: 600g
- Riềng giã nhỏ: 40g
- Hành lá cả củ: 10 cây
- Thìa là: 1 mớ
- 3 thìa mẻ, 1 thìa mắm tôm, 3 thìa đường, nửa thìa bột nghệ
Cách thực hiện
Rửa sạch cá rồi ướp cùng một xíu muối trắng, rửa lại bằng nước sạch. Thấm khô cá, thái thành miếng vừa ăn.
Lọc mẻ lấy phần nước. Chuẩn bị bát gia vị gồm riềng giã nhỏ, hành băm, mắm tôm, đường, bột nghệ cho vào ướp cùng cá.
Hành củ rửa sạch, chẻ mỏng, cắt thành từng khúc vừa ăn.
Nướng sơ qua cá bằng than hồng hoặc lò nướng. Cho phần cá đã nướng vào chảo, thêm dầu ăn, hành, thì là cắt khúc. Thưởng thức thôi nào!
Cách làm chả cá Anh Vũ cũng tương tự làm chả cá lăng. Bạn có thể thử để thưởng thức cùng người thân, bạn bè.
Cách làm thịt heo nướng giả cầy nhâm nhi đúng điệu
Thịt heo nướng giả cầy được ăn với bún hoặc cơm trắng trong thời tiết lành lạnh này thì cực ngon cơm lắm đấy. Và để thử tay nghề của bạn, các bạn hãy theo dõi cách làm thịt heo nướng giả cầy trong bài viết dưới đây nhé.
Và dưới đây sẽ hướng dẫn các bạn sử dụng thịt chân giò và thịt ba chỉ heo để làm nhé.
Và nguyên liệu dùng cho cách làm thịt heo nướng giả cầy sẽ giới thiệu trong từng cách nhé:
Cách 1: Chân giò heo nướng giả cầy
Nguyên liệu: Thịt ba rọi, củ riềng, hạt tiêu, tỏi, sả, lá mơ
Để làm được món này thì nguyên liệu chính cần có là thịt heo ba rọi và củ riềng. Bạn cần chọn mua thêm loại thịt ba rọi thậ tươi ngon, rửa sạch rồi bạn cuộn thịt thật chặt vào một ống tre. Sau đó bạn đem thui để lớp da bên ngoài được chín vàng.
Sau khi bạn thui xong, dùng nước ấm để rửa sạch tro bụi bám quanh khúc thịt. Trải cho khúc thịt ra và tẩm đều để ướp gia vị vào bên trong. Gia vị gồm có: củ riềng, tiêu, tỏi, sả đượcbăm nhuyễn. Tẩm thật đều các gia vị, dùng dây lạt buộc lại cho thật chặt rồi cho vào nồi để hấp.
Khi thịt đã tỏa mùi thơm ngào ngạt, bạn dùng đầu đũa xiên qua lớp thịt khá dễ dàng là thịt đã chín. Vớt khúc thịt ra, bạn thái thành từng lát vừa miệng ăn và thưởng thức. Bạn nên để cho thịt nguôi rồi mới thái, như thế thì lát thịt sẽ được tròn đẹp, phần da sẽ không bị tách rời ra.
Ăn kèm với thịt heo giả cầy là 1 đĩa lá mơ và 1 chén mắm tôm(hoặc mắm ruốc). Vị thơm nồng nàng của thịt, vị bùi bùi của lá mơ quyện trong từng cái hương vị đậm đà hơi cay cay của nước chấm làm cho món ăn dân dã này trở nên thật thú vị và ngon miệng.
Cách 2: Dung thịt ba chỉ nướng giả cầy
Phần nguyên liệu cho cách làm thịt heo nướng giả cầy:
Mẻ 2 thìa súp (có thể thay bằng sữa chua ko đường)
Dấm bỗng 1 thìa súp
Thịt ba chỉ 500g
Riềng 50g
Mắm tôm 1 thìa súp
Đường 1 thìa cà phê
Muối 1/2 thìa cà phê
Bột nêm 1 thìa cà phê
Bột nghệ 1/2 thìa cà phê
Hành tím 2 củ
Tiêu 1 chút
Vừng trắng 2 thìa súp
Dầu ăn 1/2 thìa súp
Cách làm thịt heo nướng giả cầy (ba chỉ) như sau:
Thịt ba chỉ bạn thái miếng nhỏ.
Riềng bạn giã nát vắt lấy nước. Phần xác bạn giã bông, xé tơi.
Hòa tan dấm bỗng, mẻ, bột nghệ, đường, muối, mắm tôm, bột nêm, dầu ăn.
Trộn đều tất cả các gia vị, nước lọc và xác riềng, hành tím bạn băm nhuyễn và vừng trắng cho vào để ướp thịt. Ướp thịt trong 2h.
Sau khi ướp xong, bạn nướng thịt ở nhiệt độ 180 độ C cho đến khi thịt đã chín vàng 2 mặt.
Cách làm thịt heo nướng giả cầy đơn giản đúng không nào? Chúc bạn thành công.
Mẹ đảm nấu vịt giả cầy vừa đậm đà, vừa mềm tan trong miệng ai cũng mê tít Với công thức làm món vịt giả cầy dưới đây, bạn sẽ có một món ăn để đổi khẩu vị cho các thành viên trong gia đình mình. Nguyên liệu làm thịt vịt giả cầy Vịt 1 con Riềng 1 củ Tỏi 1 củ Gừng 1 củ Mẻ 3 thìa Gia vị gồm: bột nghệ, mắm tôm, đường, nước mắm, muối, hạt nêm...