Cả 3 người nhà đều sống bế tắc, tôi không biết giúp đỡ thế nào
Nhìn căn nhà có hai người già và một thanh niên, người nào cũng vật vã với những vấn đề của riêng mình, tôi sầu não đến tê tái lòng.
Hình ảnh minh họa
Bố mẹ tôi gặp nhau khi mẹ đi công nhân gần nơi bố đóng quân. Mẹ chấp nhận về làm dâu xa nhà vài trăm cây số. Do đi lại không thuận tiện như giờ nên đến năm tôi 12 tuổi, mẹ mới được về thăm quê 2 lần, một lần là khi ông ngoại mất.
Bố tôi là điển hình của người gia trưởng, vô trách nhiệm, ưa nịnh nhưng lại rất cay độc với người khác, đặc biệt người thân. Sau khi có tôi, mẹ thuyết phục bố ra quân vì mình mẹ nuôi tôi vất vả và cô đơn, trung úy hồi ấy lương thấp lại xa nhà. Bố nghe theo, nhưng sau này khi gặp khó khăn lại quay ra trách mẹ rằng nếu ông không xuất ngũ, giờ đã làm chức nọ chức kia. Năm 1995, bố tôi bị viêm ruột thừa, mổ không kịp thời nên bị vỡ ổ viêm. Từ đó bố ốm đau hoặc mổ lại suốt do biến chứng cũ nên rất yếu. Bản tính cáu bẳn, hay chì chiết vợ con, bất mãn cuộc đời ngày càng thể hiện thường xuyên. Tâm lý bố thất thường, vừa vui vẻ đó xong chuyển sang cáu gắt ngay được. Mẹ chịu trận nhiều nhất, nhưng tuổi thơ của chúng tôi cũng là một nỗi ám ảnh khủng khiếp. Mẹ ban đầu phải nhịn, sau thì nói lại, chê trách bố từ những việc nhỏ nhặt.
Tuy nhiên, khi ra xã hội bố lại rất mềm mỏng, lúc nào cũng tránh va chạm, chịu thiệt về mình, đi làm thuê bị quỵt tiền không ít. Bố mẹ luôn chỉ nhìn thấy những khiếm khuyết của người kia, mỉa mai và hằn học lẫn nhau. Mẹ vốn thích lý sự, nói nhiều lại thiếu người tâm sự, chỉ biết than thở, kể lể với con. Trong mắt chúng tôi, bố tôi chả được nết gì dù ông cũng có những điểm tốt nhất định. Bố tôi chăm chỉ, tiền bạc đưa hết nuôi con, không giữ riêng cho bản thân, không nhậu nhẹt, bài bạc, gái gú. Rồi hai đứa con về phe mẹ, tình cảm cha con hời hợt, chỉ toàn sợ hãi, chửi bới, chê bai. Có lần tôi đi thi học sinh giỏi sử, bố cấm vì “văn sử là loại xướng ca vô loài” nhưng tôi vẫn đi. Tối đó bố biết, chạy ra sân ngửa cổ lên trời, mắng những lời cay độc, ông tức giận vì tôi không nghe lời. Từ đó tôi mơ hồ đoán ông bị bệnh tâm thần. Mẹ nhiều lần muốn ly dị nhưng không vượt qua được định kiến xã hội, mà bố mẹ cũng cần dựa vào nhau để mà sống và nuôi con. Dần dần bố không nói được mẹ thì dùng vũ lực. Mẹ bị nhiễm tính bố nên không vừa ý với con điều gì là chì chiết, chửi bới.
Tôi vùi đầu vào sách vở, cô đơn và tự ti cùng cực, nhiều lần nung nấu ý định tự tử nhưng vẫn may mắn nên người. Tôi đỗ đại học, ra trường xin được việc làm tốt, yêu đương và ganh đua với đời. Tôi xin được học bổng đi du học chương trình sau đại học, rồi lại học bổng khác lên cao. Còn em trai tôi lại chìm đắm trong chán chường, học xong trung cấp thì lông bông, làm ở đâu cũng được một thời gian là bị đuổi. Em vô trách nhiệm, ương ngạnh, bảo thủ, lười nhác, bất cần, suốt ngày chơi điện tử. Ngày nhỏ suy dinh dưỡng nặng nên em thấp bé, cao 1,55 m, nặng chưa tới 50 kg. Hơn 30 tuổi chưa từng yêu ai công khai, nhắc đến lấy vợ là cười trừ hoặc nổi cáu: việc của em tự lo. Nhìn em mà tôi thương xót ruột, vì quan trọng là ở em không có nhiệt huyết, không mục tiêu sống, cô đơn và tự ti. Tôi động viên em lấy vợ, hứa sẽ giúp đỡ sinh kế, nhưng em không bao giờ hưởng ứng. Cái gì cũng chỉ nhìn thấy khó khăn, người ta làm hết rồi mình làm sẽ thất bại…
Nhìn căn nhà có hai người già và một thanh niên, người nào cũng vật vã với những vấn đề của riêng mình, tôi sầu não đến tê tái lòng, nhiều khi cứ phải lơ đi mà sống. Bố tôi và em trai hẳn là đều bị trầm cảm ở mức độ nặng nhẹ khác nhau. Cả hai người nhìn bên ngoài thì ích kỷ và độc đoán nhưng bên trong là một nỗi chán đời không lối thoát. Tôi chẳng biết phải làm thế nào cho ổn thỏa. Tôi vừa giận vừa thương bố mẹ, đặc biệt là mẹ. Tôi không gần gũi với ông bà lắm, chỉ cố gắng giữ đạo làm con. Bảo giờ đón bố hay mẹ về ở cùng, chắc tôi cũng rất ngột ngạt. Tuổi thơ vẫn ám ảnh tôi. Bố tôi hay bệnh, bảo mẹ để ông sống một mình tôi cũng không đành. Tôi thương em trai nhưng đã thử mọi cách mà không được, kể cả năn nỉ em đi khám bệnh tâm lý hay nói chuyện với chuyên gia. Xin giáo sư Vũ Gia Hiền và độc giả cho tôi lời khuyên.
Dung
Video đang HOT
GS.TS Vũ Gia Hiền gợi ý:
Chào bạn Dung,
Với bố bạn, vị trí trung úy lúc bấy giờ giữ chức chỉ huy tương đối. Khi về, nhất là sau này so sánh vị trí xã hội và đồng lương của bạn bè ở lại đơn vị, ông khó tránh khỏi cảm giác thua kém. Trong bối cảnh đó, mọi bực tức đổ dồn vào nơi có thể thể quyền lực duy nhất là vợ con. Ngoài ra, bố bạn không thường xuyên giao lưu, tiếp xúc xã hội. Tiền bạc ông đưa hết nuôi con, không giữ riêng cho bản thân, không rượu chè, bài bạc, gái gú nhưng gia đình lại chia phe và các con đều đứng về phía mẹ, tình cảm cha con hời hợt. Sai lầm xuất phát từ việc không giao lưu, công tác xã hội; còn những người khác thì chỉ nhìn trạng thái con người, không hiểu trạng thái tâm lý. Bố bạn là người khổ nhất về đời sống tinh thần trong gia đình bạn, khi quá bế tắc đã thành hành vi mất kiểm soát nên càng gỡ càng rối, để lại hậu quả nặng nề.
Mẹ bạn là người có hoài bão về gia đình và có lý tưởng nhưng ít hiểu biết về xã hội và không nhận ra giải quyết cuộc sống là phải khéo léo trong ứng xử, đến mức mà “từ khi cưới đến năm tôi 12 tuổi, mẹ mới được về thăm quê 2 lần, một lần là khi ông ngoại mất”. Một người như mẹ bạn thường theo đuổi giấc mơ riêng, ít để ý đến bối cảnh gia đình, xã hội và tương lai cụ thể.
Rồi việc “mơ hồ đoán ông bị bệnh tâm thân” lại là một sai lầm gây ra tự kỷ ám thị ở ba mẹ con. Bố bạn không hiểu xã hội nhiều và cho rằng “văn sử là loại xướng ca vô loài”. Lẽ ra trong trường hợp này, bạn cần hài hòa, nhờ ông và từ từ xin ông vì “con thích nên bố cứ cho con một lần đi thi” thì đã không tạo ra áp lực tâm lý.
Mẹ bạn không phải bị nhiễm tính bố bạn đâu. Bà cũng là người kiên định, chịu đựng nhưng cũng bởi quá bế tắc, không biết “xả” ở đâu nên mới vậy. Không thấy bạn nói về việc mẹ công tác xã hội, phụ nữ… Đây là vấn đề giống bố bạn, ít quan hệ xã hội nên không nhận được sự giúp đỡ từ cộng đồng. Khi sống chỉ biết đến mình do tự ti, mặc cảm đã tạo nên một người thiếu ý thức cuộc sống và đầy ý chí chủ quan.
Em bạn cũng như bạn, trong hoàn cảnh khắc nghiệt là điều kiện chọn lọc tự nhiên, khi đó một là vươn lên, hai là bị đào thải, có thể do sự chiều chuộng khác nhau. Khi bé, em bạn có được nuông chiều hơn bạn không? Nếu có thì điều này là đúng. Nếu không thì em bạn có hiện tượng tự ti đến tự ái rất nặng. Gặp người tự ti, tự ái phải bắt đầu từ họ, nếu bạn tỏ ra “ta đây” để khuyên em sẽ thất bại. Bạn hãy tâm sự để em “xả” được ức chế, sau đó tự em sẽ sáng suốt. Hãy nhớ không nên so sánh em với bất cứ ai.
Bạn đừng tự cao khi mình học hành đến nơi đến chốn, mà hãy dùng điều này để làm việc thật tốt, có tiền lo cho gia đình. Trước hết bạn cần có tình cảm với cha, không cần nhiều, chỉ cần mua cái dao cạo râu, món quà ông thích để ông tự hào về con. Với mẹ, bạn chu đáo về sức khỏe, tiết kiệm đưa tiền cho mẹ phòng khó khăn. Chia sẻ để cha mẹ đều thương yêu em, đó là vì hoàn cảnh chứ em không xấu.
Chúc bạn thành công.
Theo express.net
Dì ruột đã âm thầm hủy hoại hôn nhân của mẹ tôi
Mãi đến cách đây sáu tháng, khi mẹ tôi lâm bệnh nặng, ba đã công khai qua lại với dì, tôi mới vỡ lẽ. Suốt trong từng ấy năm, hai người họ vẫn âm thầm ngoại tình...
Bà ngoại tôi chỉ sinh được một mình mẹ rồi qua đời. Ông ngoại đi bước nữa với người khác và có thêm hai đứa con chung một trai một gái. Dì tôi kém mẹ 5 tuổi, ngay từ nhỏ đã được chiều chuộng, muốn gì được nấy.
Còn mẹ sống trong cảnh mẹ ghẻ con chồng nên chịu nhiều thiệt thòi. Năm 24 tuổi, mẹ lấy chồng, ông ngoại thương cắt cho mảnh đất bên cạnh để làm nhà. Bởi ba tôi là người xứ khác đến, không có đất cũng chẳng có tiền vì nhà ông bà nội nghèo.
Mẹ tôi lặng câm trước mối quan hệ trái đạo lý giữa chồng và em ruột. (Ảnh minh họa)
Khi mẹ đang mang bầu chị tôi, đã phát hiện ra chồng tằng tịu với em gái. Người ta xì xào đến tai ông ngoại, ông cho họp gia đình để giải quyết để tránh tai tiếng.
Dì và ba không chịu nhận, mẹ của dì lại lên tiếng bênh con nhưng ông ngoại nhất quyết bắt mẹ ly hôn. Mẹ khóc lóc không chịu vì muốn con có cha. Mẹ luôn giấu kín chuyện này không cho chúng tôi biết.
Anh em tôi lớn lên với sự tin tưởng và yêu mến dì ruột của mình. Nghe kể lại, chuyện lùm xùm giữa ba và dì xảy ra được hai năm thì dì đi lấy chồng. Nhưng ba năm sau, khi đang mang bầu con trai thứ hai, dì ly hôn rồi đưa con gái về nhà sống với ông bà ngoại.
Nhà tôi lại ở ngay cạnh nên chúng tôi rất thân thiết với con của dì. Mẹ cũng thương cháu như con và luôn nhắc chúng tôi phải thương em vì nó thiệt thòi không có cha. Rồi ông ngoại mất, chỉ có mấy bà cháu sống cùng nhau, ba tôi trở thành trụ cột của hai gia đình.
Có việc gì bên nhà ngoại, dì đều gọi ba sang giúp từ sửa máy bơm, đóng móc phơi áo quần. Chúng tôi vô tư nghĩ đó lẽ đương nhiên, anh em giúp đỡ nhau là chuyện thường nhưng đằng sau đó là mối quan hệ mờ ám trái đạo lý.
Mãi đến cách đây sáu tháng, khi mẹ tôi lâm bệnh nặng, ba đã công khai qua lại với dì, tôi mới vỡ lẽ. Suốt trong từng ấy năm, hai người họ vẫn âm thầm ngoại tình. Chỉ có chúng tôi ngây thơ không biết còn mẹ quá thấm thía nỗi đau đến mức lặng câm.
Giờ tôi mới nhớ lại có lần chị tôi hỏi: "Sao dì không lấy chồng nữa", dì trả lời nửa đùa nửa thật: "Dì có chồng ngay bên cạnh rồi cần gì phải lấy". Hơn hai mươi năm qua, mẹ phải chịu cảnh chồng chung với em gái mà không dám lên tiếng nửa lời.
Tôi thương mẹ và căm phẫn dì ruột của mình. (Ảnh minh họa)
Một bên là chồng một bên là em, đằng nào cũng là người nhà. Cuộc hôn nhân của mẹ đã tàn lụi ngay từ những ngày đầu bởi dì đã chen chân vào.
Mẹ tôi một phần bệnh nặng phần nữa buồn đau khi chứng kiến cảnh ba và dì công khai tình cảm nên suy sụp rất nhanh. Mẹ mới mất chưa đến 100 ngày, dì đã dọn đồ sang nhà tôi ở.
Phận làm con làm cháu, tôi thấy tức giận vô cùng nhưng không làm gì được. Chị gái đã lấy chồng còn tôi đi học xa chỉ còn mình ba ở nhà. Nghe đâu, mọi người đồn thổi con trai út của dì là máu mủ của ba tôi.
Thu Thanh
Theo phunuonline.com.vn
Tôi bị chồng chửi mắng khi đòi hỏi chuyện ấy Anh cho rằng tôi là kiểu đàn bà ham hố, tham lam, bảo tôi hãy ly dị, còn anh không có kiểu làm nọ kia để tôi hạnh phúc. Ảnh minh họa Tôi 27 tuổi, chồng 28 tuổi, kết hôn gần 5 năm, quá trình chung sống nhiều xung đột bất đồng nhưng vợ chồng cố gắng nhường nhịn nên tạm gọi là...