Cả 2 chân của người đàn ông bị lở loét, hoại tử, phải cắt cụt chỉ vì ngâm chân, bác sĩ nhắc nhở 4 nhóm người đừng dại dột mà làm vậy kẻo mang bệnh vào người
Ngâm chân bất kể vào mùa nào cũng đều mang lại cảm giác thư giãn, giải tỏa căng thẳng rất tốt. Tuy nhiên, có 4 nhóm người không nên ngâm chân nếu không sẽ gây hại sức khỏe, trường hợp của người đàn ông dưới đây là một ví dụ.
Anh Lý (Trung Quốc) gần đây bị cảm, toàn thân khó chịu, lúc nào cũng thấy lạnh chân nên muốn ngâm chân cho hết lạnh. Sau khi ngâm chân được 2 ngày, chứng lạnh chân của anh vẫn không thuyên giảm, thay vào đó, cả 2 bàn chân bắt đầu xuất hiện vết thâm đen, các ngón chân lở loét, đau nhức không thể chịu nổi. Khi đến bệnh viện khám chữa, bàn chân của anh đã xuất hiện tình trạng hoại tử.
Ngâm chân là một hành động giữ gìn sức khỏe, có thể giúp chữa khỏi cảm lạnh nhưng tại sao anh Lý lại gặp phải tình trạng như vậy? Thực ra, nguyên nhân là do anh không biết về điều cấm kỵ của việc ngâm chân: không phải ai cũng có thể ngâm chân!
Ngâm chân là để tốt cho sức khỏe, nhưng không phải ai cũng làm được như vậy, ví dụ như anh Lý, thực ra anh ấy thuộc 1 trong 4 nhóm người không được ngâm chân dưới đây.
4 nhóm người không nên ngâm chân kẻo gây hại sức khỏe
1. Người bị bệnh tiểu đường
Đôi chân của bệnh nhân tiểu đường không nhạy cảm với nhiệt độ nên không thể phán đoán chính xác nhiệt độ nước ngâm chân, điều này dễ dẫn đến tình trạng bị bỏng. Một khi bàn chân của họ bị bỏng thì sẽ đi kèm với hiện tượng loét, và cuối cùng là phát triển thành tình trạng giống của anh Lý.
2. Người bị suy giãn tĩnh mạch chân
Video đang HOT
Việc ngâm chân sẽ làm tình trạng phồng mạch máu ở chân của người bị suy giãn tĩnh mạch chân trở nên trầm trọng hơn. Điều này là do chân của người mắc bệnh này sẽ có nhiều mạch máu giống hình dạng “giun đất nhỏ”, nếu thường xuyên ngâm chân thì máu và khí huyết sẽ dồn xuống chi dưới, tích tụ lại, làm trầm trọng thêm tình trạng suy giãn của tĩnh mạch.
3. Người có vấn đề về tim mạch và mạch máu não
Những người này thường hay bị lạnh tay chân, điều này khiến họ nghĩ đến việc ngâm chân hoặc dùng bình nước nóng để chườm ấm tay chân. Tuy nhiên, điều này là không nên bởi ngâm chân sẽ ảnh hưởng đến sự lưu thông máu bình thường trong cơ thể, có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh và dẫn đến nhồi máu não, nhồi máu cơ tim…
4. Phụ nữ mang thai ba tháng đầu
Trong 3 tháng đầu sau khi mang thai, phụ nữ tốt nhất không nên ngâm chân. Ba tháng đầu của thai kỳ là thời điểm không ổn định, nếu ngâm chân nước nóng vào thời điểm này, đặc biệt là ngâm lâu có thể khiến thai nhi bị thiếu oxy, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.
Tất nhiên, nếu bạn kiểm soát được nhiệt độ và thời gian ngâm chân thì sẽ không có chuyện gì xảy ra cả, nhưng các bác sĩ vẫn khuyến cáo bạn nên ngâm càng ít càng tốt trong giai đoạn này.
Nguồn và ảnh: Sohu, The Healthy
Ngâm chân bằng nước thuốc để bảo vệ sức khỏe trong mùa đông
Vào mùa đông, rất nhiều người bị lạnh chân, dù đã tìm nhiều cách giữ ấm đôi chân và cơ thể. Các mạch máu ở tay và chân co lại, làm giảm lượng máu lưu thông.
Nhiệt lượng giảm khiến tay chân bạn bị lạnh, đau nhức các khớp vùng chi. Ngâm chân nước ấm thảo dược trong khoảng thời gian 10 đến 15 phút giảm đau nhức khớp, khí huyết lưu thông, làm ấm đôi chân, giúp bạn dễ ngủ và ngủ ngon.
Đông y quan niệm bàn chân là gốc của cơ thể, tập hợp 6 đường kinh và nhiều huyệt vị quan trọng. Chân tiếp xúc trực tiếp với mặt đất hằng ngày, thông qua da bàn chân, các độc tố và vi khuẩn có thể tấn công cơ thể. Bàn chân được xem là "trái tim thứ hai" bởi vì đại não và các cơ quan khác trong cơ thể đều có một khu phản ánh của riêng mình trên bàn chân.
Khi chân ngâm nước thuốc sẽ có tác động tới tạng phủ, gây phản xạ kích thích, gây hưng phấn và nâng cao năng lực hoạt động của tạng phủ.
Có hai cách tốt nhất để chăm sóc đôi bàn chân chính là xoa bóp và ngâm chân.
Ngâm chân thảo dược thuộc phép chữa ngoài của Đông y. Đây là phương pháp dùng các thảo dược có tinh dầu tác dụng khu phong, tán hàn, trừ thấp, hoạt huyết, tiêu viêm, lưu thông kinh lạc... Bên cạnh tác dụng làm ấm, ngâm chân còn có tác dụng kích thích hệ tuần hoàn, tiêu hóa, thần kinh, tăng cường hệ thống miễn dịch, tăng chuyển hóa, chống viêm, chống stress và điều hòa cơ thể. Giải phóng cơ thể khỏi những cơn đau do co gân cơ, cứng khớp, tác động lên bộ phận phía ngoài cơ thể như: da, gân cơ để phòng, chữa bệnh.
Thảo dược thường được dùng trong ngâm chân là các vị thuốc có tính ấm, có tinh dầu, có tính chất giãn mạch: gừng, lá lốt, sả, quế chi, ngải cứu, thiên niên kiện, màng tang, đại bi... Và thêm một chút muối.
Lưu ý: Không nên đột ngột nhúng chân vào nhiệt độ nước quá cao, trong khi cơ thể và thời tiết đang rất lạnh khiến sốc nhiệt. Mạch máu chịu áp lực lớn trong thời gian ngắn dễ dẫn tới phình, vỡ...
Nhiệt độ nước quá cao làm tăng nguy cơ bỏng, da bị tổn thương. Nhiệt độ thích hợp để ngâm chân an toàn là khoảng 35-50 độ C. Không nên đặt chân vào nước ngay mà để cách xa mặt nước một khoảng xông hơi trước rồi từ từ hạ chân xuống. Thời gian ngâm chân trong khoảng 15-20 phút. Ngày ngâm 1-2 lần. Ngâm trước khi đi ngủ sẽ giúp ngủ ngon. Để đảm bảo an toàn, sau khi ngâm chân xong mọi người cũng lưu ý lau khô luôn chân, ủ ấm chân vào chăn để tránh lạnh.
Không nên ngâm chân trong các trường hợp:
Chống chỉ định tuyệt đối:
- Viêm cấp và các chấn thương cấp tính.
- Vết thương nhiễm khuẩn, vết thương hở.
- Tắc động mạch hay tĩnh mạch ở bệnh nhân đái tháo đường.
- Các khối u ác tính, lao tiến triển.
- Bệnh nhân say rượu, tâm thần.
Thận trọng với các trường hợp:
- Các trường hợp giảm cảm giác nóng, lạnh.
- Trẻ em, bệnh nhân tâm thần.
Sau khi ngâm chân nếu được xoa bóp bấm huyệt vùng chân thì sẽ tăng hiệu quả. Nếu thấy cơ thể ấm lên và hơi ra mồ hôi nghĩa là có tác dụng. Bên cạnh đó, nên uống thên một cốc nước gừng nóng để cơ thể được giữ ấm.
Covid-19 làm giảm lượng chất xám trong não Nghiên cứu mới do Đại học Georgia và Viện Công nghệ Georgia (Mỹ) phối hợp thực hiện phát hiện những bệnh nhân Covid-19 phải dùng máy thở hoặc bị sốt khi điều trị, có thể gặp phải biến chứng thần kinh do khối lượng chất xám ở vùng não trước bị suy giảm, theo chuyên trang Medical Xpress. Ảnh minh họa: Shutterstock Cụ...