BXH các trường đại học Việt Nam của 1 giáo viên Toán nổi tiếng: 2 trường top 1 gây tranh cãi
Nam giáo viên này đã gây tranh cãi khi xếp Ngoại thương và Kinh tế Quốc dân đứng Top 1 trong khối các trường đào tạo Kinh tế.
Cứ đến mỗi đợt thay đổi nguyện vọng các trường đại học, sĩ tử lại đau đầu với việc nên chọn trường nào, ngành nào cho phù hợp.
Mới đây, 1 giáo viên Toán nổi tiếng hàng đầu ở Hà Nội đã gây tranh cãi khi xếp hạng các trường đại học ở Việt Nam. Nhiều sinh viên đã vào góp ý với bảng xếp hạng của thầy giáo vì đâu ai muốn trường mình thiệt, bị xếp vào top dưới.
Cụ thể, thầy giáo này chia sẻ như sau:
“Hôm qua và hôm nay không biết là ngày gì ở Học viện Tài chính mà sáng giờ rất nhiều các bạn học sinh và phụ huynh gọi điện, nhắn tin hỏi thầy: ‘Có nên xác nhận nhập học Học viện Tài chính luôn không hay chờ xét tuyển’.
Thầy xin chia sẻ thế này, theo hiểu biết hạn chế của thầy thì ở phía Bắc có 2 nhóm trường Kinh tế mà các em nên học:
- Top 1: Kinh tế Quốc dân và Đại học Ngoại thương.
- Top 2: Học viện Tài chính, Học viện Ngân hàng và Đại học Thương mại.
(Ngoài ra còn có Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội)
Mỗi trường có đặc thù riêng, một số ngành đào tạo truyền thống và thế mạnh riêng mà các em nên tìm hiểu kỹ.
Video đang HOT
Hôm qua và hôm nay rất nhiều bạn hỏi thầy có nên vào thẳng Tài chính doanh nghiệp, Kế toán… của Học viện Tài chính không? Trời ơi, trong trường hợp điểm thi của bạn chỉ khoảng 24 – 26 điểm thì nên quá đi chứ. Đây đều là những ngành thế mạnh của trường.
Nếu các bạn thi được 28 điểm trở lên và có nguyện vọng vào những ngành hot hơn của Ngoại thương, Kinh tế Quốc dân thì mới phải băn khoăn. Còn lại thì nên chọn Học viện Tài chính nhé”.
Bài đăng của nam giáo viên gây tranh cãi lớn
Bài viết của nam giáo viên này đã gây ra tranh cãi lớn trong cộng đồng sinh viên theo học ngành Kinh tế. Theo như ý của giáo viên: Điểm ở mức 24 – 26 thì nên theo Học viện Tài chính, còn trên 28 điểm thì đi theo NEU hoặc FTU.
Phần đa sinh viên đều không đồng tình với bài viết của nam giáo viên này. Bởi muốn đánh giá 1 trường đại học không phải dựa theo “hiểu biết cá nhân”, mà cần xét đến nhiều yếu tố: Chất lượng học tập, môi trường, hoạt động ngoại khóa, điểm đầu vào, học phí…
Trong các trường cũng khó có thể so sánh ngành nào mạnh nhất của trường nào. Mỗi trường có điểm mạnh khác nhau, bản thân giảng viên Ngoại thương, Kinh tế Quốc dân hay Học viện Tài chính cũng thường xuyên qua trường nhau thỉnh giảng. Vậy nên quy ra Đại học Ngoại thương và Kinh tế Quốc dân đứng đầu, trong khi các trường đào tạo kinh tế khác xếp top dưới là ý kiến mang tính chủ quan.
Song nếu xét trên phương diện điểm số thì theo số liệu điểm năm 2020 do Bộ GD-ĐT công bố, điểm đầu vào các ngành của NEU hay FTU đều đứng Top 1 trong khối ngành Kinh tế khi dao động từ 25 – 29 điểm.
Một số bình luận bên dưới bài viết:
Bình luận của bạn Thu Hiền (sinh viên trường Kinh tế) nhận được nhiều đồng tình bên dưới bài viết: “Theo mình trường tốt nhưng các bạn phải thấy phù hợp, có động lực phấn đấu và cố gắng.
Với Học viện tài chính, các chuyên ngành được đánh giá cao là: Kiểm toán, Kế toán doanh nghiệp, Thuế với Hải quan… Có thể điểm đầu vào không cao bằng Kinh tế Quốc dân hay những ngành đối ngoại không cao bằng Ngoại thương nhưng dám chắc khi học các bạn sẽ cảm nhận được rõ ràng việc học có kĩ không, ứng dụng ngoài đời thế nào.
Nên tốt nhất ngưng so sánh. Lấy điểm số của các trường năm 2020 mà áng chừng điểm của mình. Đừng nên đọc các bài viết gây war giữa các trường, dìm hàng chất lượng của nhau nữa”.
Nữ sinh trong khu phong tỏa Chương Dương luôn lạc quan, lên thời gian biểu hằng ngày 'đều như vắt chanh'
Với tinh thần lạc quan và niềm đam mê học tập, Hương Giang đã xuất sắc đạt điểm A tất cả các môn trong học kỳ vừa qua.
Trong thời gian giãn cách xã hội, tưởng như mọi hoạt động đều bị ngưng trệ nhưng Hương Giang - sinh viên năm 3 Khoa Tài chính ngân hàng chất lượng cao (CLC), Học viện Tài chính vẫn dành thời gian trau dồi kiến thức và đạt điểm A tất cả các môn trong học kì vừa qua. Được biết, toàn bộ các môn chuyên ngành của Hương Giang đều được dạy bằng tiếng Anh.
Hương Giang là sinh viên năm 3 của Học viện Tài chính
Nhờ tinh thần ham học hỏi và may mắn gặp những người thầy tốt nên năm học vừa qua, dù học bằng hình thức online, Hương Giang luôn hoàn thành tốt các bài kiểm tra và kết quả các tiểu luận viết bằng Tiếng Anh luôn đạt 8 điểm trở lên.
Chia sẻ về bí quyết học online bằng tiếng Anh với các môn chuyên ngành, Hương Giang nói: "Đầu tiên em tìm cho mình những phương pháp học phù hợp để việc học trở nên nhẹ nhàng hơn. Mỗi ngày, em dành ra 2 tiếng để làm bài và ôn tập. Hệ thống lại kiến thức theo sơ đồ tư duy và học hiểu chứ không học vẹt là những tiêu chí của em".
Cô bạn chia sẻ thêm: "Đối với em mỗi ngày được tiếp thu kiến thức đều là một ngày vui bởi em đang được học ngành học mà mình yêu thích.
Mục tiêu tới của em là tốt nghiệp với tấm bằng xuất sắc nên thời gian này em cũng tranh thủ tìm nhiều tài liệu học tập hơn, tìm phương pháp học tập mới với phương châm không để ngày nào trôi qua vô ích".
Hương Giang có một khao khát là có thể mở những lớp học tình thương để giúp đỡ trẻ em nghèo. Vậy nên ngoài niềm đam mê học tập, Hương Giang còn rất yêu thích trẻ nhỏ và muốn luyện viết chữ cho các em.
Cô nàng đã tìm cho mình công việc làm thêm là dạy viết chữ đẹp tại một trung tâm giúp đỡ các em có hoàn cảnh khó khăn tại Hà Nội.
Hương Giang (nữ sinh bên tay phải) cùng bạn thân của mình.
Hiện nay do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, nơi ở của Hương Giang tại phường Chương Dương (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đang bị phong tỏa nên công việc làm thêm của Hương Giang đang bị gián đoạn và việc học cũng phải chuyển sang hình thức trực tuyến.
Để giữ được tinh thần lạc quan trong những ngày này, cô bạn đã xây dựng cho mình một thời gian biểu phù hợp và luôn đặt ra kế hoạch làm việc cho bản thân mỗi ngày.
"Một ngày của em bắt đầu vào lúc 8h sáng với các hoạt động ăn sáng và tập thể dục để nâng cao sức khỏe. Sau đó em tham gia vào các lớp học online của trường hoặc những lớp bổ trợ kiến thức vào buổi chiều. Thời gian buổi tối sẽ được dành để ôn tập kiến thức và thực hiện những sở thích cá nhân", Hương Giang tâm sự.
Hương Giang cho biết người dân nơi em đang sống hiện đang rất lo lắng bởi hàng loạt các ca bệnh mới được phát hiện, điều này có nghĩa rằng mầm bệnh có thể có trong bất cứ ai xung quanh mình. Hiện gia đình của Hương Giang cũng đang rất hồi hộp chờ đợi các kết quả xét nghiệm.
Bất an trước dịch bệnh là cảm giác không thể tránh khỏi của mọi người nhưng Hương Giang cũng cảm thấy rất buồn khi thấy hình ảnh một số người dân trong khu vực phong tỏa trốn tránh việc cách ly.
Theo Hương Giang, khoảng thời gian này tuy có bất tiện vì không thể tự mình làm những công việc thường ngày như ra ngoài đi chợ nhưng các lực lượng chức năng luôn hỗ trợ người dân hết mình. Điều động viên lớn nhất lúc này đối với Hương Giang đó là sức khỏe của gia đình mình luôn được theo dõi, chăm sóc và cả gia đình có thể dành nhiều thời gian cho nhau hơn sau những ngày tháng bận rộn.
Để dự phòng cho tình huống xấu nhất có thể xảy ra, các thành viên trong gia đình của Hương Giang luôn cùng nhau nấu những món ăn tốt cho sức khỏe và tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức đề kháng. Thêm vào đó cả nhà cũng luôn cố gắng động viên tinh thần cho nhau để có thể quên đi nỗi lo lắng về dịch bệnh.
Cựu thí sinh Olympia và pha "biến hình" ngỡ ngàng: Ngày xưa đi thi gầy tong teo, giờ thành người mẫu đô con, công việc chính cũng cực "ổn áp" Trong suốt thời gian học đại học, Tiến Đạt đã thay đổi bản thân, chăm chỉ tập gym để có ngoại hình đẹp. Chàng trai trẻ cũng rất năng động, tham gia nhiều phong trào hoạt động đoàn thể. Năm 2013, nam sinh Nguyễn Tiến Đạt, đến từ THPT Hoàng Hoa Thám (Quảng Ninh) đã xuất sắc vượt qua 3 thí sinh khác...