BVĐK TP.Hòa Bình: Dồn bệnh nhân, máy chạy thận “cháy” công suất
10 máy chạy thận tại bệnh viện đa khoa (BVĐK) TP. Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình đang hoạt động hết công suất song vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu điều trị của người bệnh.
Trong khi lọc máu cho bệnh nhân ở BVĐK TP.Hòa Bình luôn có bác sĩ túc trực
Sau gần một tháng xảy ra sự cố y khoa khi chạy thận khiến 8 người chết, 10 người cấp cứu tại BVĐK tỉnh Hòa Bình (ngày 29.5), chúng tôi có mặt tại Đơn nguyên thận nhân tạo thuộc Khoa cấp cứu, BVĐK TP. Hòa Bình.
Tại đây, việc điều trị cho bệnh nhân lọc máu diễn ra bình thường. Quy trình chạy thận nhân tạo được thực hiện nghiêm túc.
Ông Tô Hiến Xuân, 63 tuổi ở Tổ 11, phường Hữu Nghị, TP Hòa Bình chạy thận được hơn 6 năm cũng đang được điều trị tại đây, cho biết: Trước đây tôi chạy thận ở BVĐK tỉnh Hòa Bình. Sau sự cố tại BVĐK tỉnh Hòa Bình làm 8 người chết khiến tôi không khỏi lo lắng. Vừa qua, tôi được chuyển sang đây (BVĐK TP.Hòa Bình) điều trị từ ngày 29.5. Cũng như nhiều bệnh nhân khác, tôi khá hoang mang nhưng sau vài ngày điều trị tôi được các y, bác sĩ ở đây giải thích rõ quy trình lọc máu, nguyên nhân từ đâu có thể xảy ra sự cố nên chúng tôi thấy yên tâm hơn. Một tháng điều trị ở đây, thấy y, bác sĩ rất tận tâm chăm lo cho bệnh nhân nên chúng tôi cũng yên tâm.
Video đang HOT
Cùng chung tâm trạng với ông Xuân, ông Bùi Duy Nhân ở tổ 1, phường Phương Lâm, TP. Hòa Bình cho biết: “Lúc đầu tôi cũng thấy hoang mang vì BVĐK TP. Hòa Bình là đơn vị tương đương tuyến huyện. Tuy nhiên qua một tháng điều trị ở đây tôi thấy mọi việc diễn ra bình thường, không có sự cách biệt nhiều so với bệnh viện đa khoa tỉnh”.
Cũng theo ông Nhân, trong thời gian lọc máu tại đơn nguyên thận, lúc nào cũng có ít nhất một y, bác sĩ trực theo dõi máy. Mọi quy trình được các bác sĩ theo dõi sát sao.
Được biết tỉnh Hòa Bình có 140 người phải thường xuyên lọc máu chạy thận. Sau sự cố tại BVĐK tỉnh Hòa Bình, 80 người (chiếm 60% số bệnh nhân) phải chuyển sang BVĐK TP. Hòa Bình để lọc máu. Hầu hết những bệnh nhân điều trị tại đây là những người già yếu, mắc các bệnh mãn tính như đái tháo đường, tim mạch… Những bệnh nhân khỏe mạnh được lọc máu ở Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội).
Theo bác sĩ Trương Thanh Hải, Trưởng khoa cấp cứu, BVĐK TP. Hòa Bình, trước đây BVĐK TP. Hòa Bình lọc máu thường xuyên cho 20 người, nay số lượng lên gấp 4 lần. Cả viện có 11 chiếc máy lọc, nhưng chỉ có 10 chiếc hoạt động và 1 chiếc dự phòng nên hầu như ngày nào máy cũng hoạt động từ 6h sáng đến 23h đêm.
“Để bệnh nhân yên tâm điều trị ở đây chúng tôi cũng đã giải thích rõ ràng cho từng bệnh nhân thực trạng máy lọc máu ở đây, nguồn nước sử dụng, y bác sĩ và sự hỗ trợ của tuyến trên là bệnh viện Bạch Mai trong thời gian này. Qua giải thích bệnh nhân ngày càng yên tâm điều trị tốt hơn…”, bác sĩ Hải nói.
Cũng theo bác sĩ Hải, để không để xảy ra bất kỳ sự cố nào hàng ngày trước khi bật máy hoạt động, đơn nguyên thận đều kiểm tra các chỉ số ở nguồn nước như độ cứng của nước, đèn cực tím khử khuẩn… khi chỉ số nào thiếu thì điều chỉnh ngay. Ngoài ra, hàng tháng, quý, đơn vị tiến hành bảo dưỡng máy theo đúng quy định.
Bệnh nhân sốc phản vệ khi chạy thận ở Hòa Bình suy tạng nặng hơn
Ngày 2.6, GS-TS Nguyễn Gia Bình - Trưởng khoa Hồi sức tích cực (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, bệnh nhân bị sốc nặng trong vụ tai biến sau chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện đa khoa Hòa Bình khiến 18 người sốc phản vệ, 7 người tử vong, đang suy cả 6 tạng, tổn thương nặng nề hơn.
Theo GS Bình, hiện bệnh nhân đang chuyển sang giai đoạn nhiễm độc, tình trạng suy gan nặng nề hơn. Bệnh nhân cùng lúc bị suy 6 tạng (tim, gan, phổi, ruột...) và tổn thương các cơ. Do tình trạng bệnh quá nặng nên không thể chuyển về Hà Nội.
GS Bình cho biết, BV Bạch Mai vẫn đang tập trung cao nhất, dành các phương tiện máy móc tốt nhất, đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn để cứu chữa người bệnh. GS Bình cho biết, hiện vẫn chưa tìm được nguyên nhân gây ngộ độc cấp cho bệnh nhân.
Trong những ngày qua, lúc nào cũng có 5 bác sĩ của BV Bạch Mai với nhiều chuyên ngành khác nhau để cùng các bác sĩ BV Hòa Bình thay nhau theo dõi, hội chẩn và tìm các giải pháp cứu chữa tốt nhất. BV Bạch Mai đã đưa tất cả hệ thống máy móc hiện tại về hỗ trợ BV từ máy hỗ trợ tim phổi, ECMO, máy lọc máu liên tục, máy lọc huyết tương. Trước đó, bệnh nhân đã có 2 lần ngừng tim và ngày 1.6 cũng đã ngừng tuần hoàn thêm 1 lần. Phổi đã cải thiện hơn nhưng tình trạng suy tim, suy gan vẫn rất nặng.
Bệnh nhân được sử dụng nhiều máy móc hỗ trợ nhất từ trước đến nay.
"Cho đến thời điểm này kể cả tại BV Bạch Mai cũng chưa có bệnh nhân nào nặng đến mức cùng lúc phải dùng nhiều máy móc hỗ trợ như bệnh nhân này. Y văn thế giới cũng chưa ghi nhận trường hợp nào suy cùng lúc 6 tạng như bệnh nhân này. Tuy nhiên, bệnh nhân còn sống thì chúng tôi còn tận lực cứu chữa" - GS Bình thận trọng.
GS Nguyễn Gia Bình đang khám cho bệnh nhân.
Trước đó, theo Dân Việt đưa tin, sáng 29.5, 18 bệnh nhân suy thận mãn đang chạy thận nhân tạo ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình đột ngột có nhiều dấu hiệu sốc phản vệ, nôn, đau bụng, choáng váng, đi ngoài, ngất xỉu.
Dù đã được khẩn trương cấp cứu nhưng 7 người tử vong. Sau đó 10 người được chuyển về BV Bạch Mai ngay trong đêm, còn 1 bệnh nhân sốc nặng vẫn không chuyển về được. Nguyên nhân gây tai biến đang được điều tra. Bộ Y tế đánh giá đây là ca tai biến y khoa nghiêm trọng nhất trong nhiều năm qua. Công an tỉnh Hòa Bình khởi tố vụ án để điều tra nguyên nhân tai biến.
Theo Danviet
Thiết bị lọc máu được bảo trì một ngày trước vụ tai biến làm 7 người chết Thiết bị lọc máu được bảo trì một ngày trước vụ tai biến làm 7 người chết Cơ quan điều tra đang lấy lời khai đơn vị cung cấp và bảo trì hệ thống chạy thận cho bệnh viện Hòa Bình, nơi xảy ra tai biến y khoa làm 7 người chết, một người nguy kịch. Sáng 31.5, Công an Hòa Bình phối...